Đánh giá về hoạt động xây dựng mô hình “Văn phòng xanh” tại

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. (Trang 32 - 36)

Chương 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH “VĂN PHÒNG XANH”

2.3. Đánh giá về hoạt động xây dựng mô hình “Văn phòng xanh” tại

Qua thực tế khảo sát, thấy Trường ta chưa thực sự xây dựng và áp dụng mô hình này, từ những việc làm hành động cụ thể nói trên thì nhóm nghiên cứu đưa ra những ưu điểm và hạn chế của thực tế tại trường nhìn từ những vấn đề được khảo sát, như sau:

2.3.1. Ưu điểm

- Trong các phòng ban đều đáp ứng được yêu cầu về năng lượng, các thiết bị điện tử phục vụ quá trình học tập và giảng dạy cũng được trang bị đầy đủ. Mỗi phòng học đều được lắp đặt máy chiếu phục vụ quá trình học tập, lắp đặt điều hòa phục vụ nhu cầu trong mùa hè cho sinh viên, lắp đặt dàn bóng điện phục vụ tiêu chuẩn ánh sáng, dàn loa míc, hệ thống âm thanh đảm bảo nhu cầu nghe trong quá trình giảng dạy và học tập mà không làm ô nhiễm tiếng ồn cho các phòng học khác cũng như cho người dân ở xung quanh; Các văn phòng khoa, trung tâm và các phòng ban khác cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như thiết bị phục vụ hoạt động của mình.

- Nhà trường trồng khá nhiều cây xanh trong khuôn viên, không gian trong và ngoài các phòng ban đơn vị cũng đã chủ động thiết kế và trồng nhiều cây xanh để tạo không gian làm việc thoải mái cho cán bộ, giảng viên. Các cây xanh được bố trí ở ngoài văn phòng khá hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt oxy trong văn phòng.

- Bố trí xây dựng trường học trong ngõ, tránh khu dân cư và đường lớn giúp giảm thiểu tối đa khói bụi, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn.

- Tiếp cận với công nghệ 4.0, giảng viên và sinh viên được học tập và làm việc trong môi trường văn phòng hiện đại, năng động, chủ động sáng tạo.

- Công tác tuyên truyền về xây dựng, áp dụng mô hình “Văn phòng xanh” cơ bản đã được thực hiện.

- Những nét văn hóa xanh được hình thành, duy trì và đổi mới phù hợp với thực tế hoạt động cũng như những thay đổi trong thực hiện mô hình “Văn phòng xanh” tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã phần nào phát huy tác dụng và góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện mô hình “ Văn phòng xanh” của trường và đóng góp vào những nét văn hóa chung của trường.

2.3.2. Nhược điểm

- Mặc dù đã thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế và văn hóa tiết kiệm tài nguyên năng lượng, nhưng chưa có nhiều hiệu quả và thực tế là tiền điện qua các năm tăng lên vẫn tăng và chưa có dấu hiệu giảm xuống.

- Dù đã thực hiện tiết kiệm và số lượng giấy in đã có dấu hiệu giảm nhưng không đáng kể.

- Một số phòng học tuy đã được trang bị các thiết bị nhưng không sử dụng được do hỏng hóc mà chưa sửa chữa.

- Các phòng, ban được thiết kế theo hướng văn phòng kín có ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế như sau:

+ Làm việc trong môi trường khép kín đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu không khí trong lành, thiếu ánh sáng tự nhiên, sử dụng nhiều thiết bị có phóng xạ như máy tính, máy in,... là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và nhiều loại bệnh lý khác đối với cán bộ, giảng viên.

+ Tuy mỗi phòng ban tận dụng được tối đa diện tích văn phòng nhưng nhìn chung chia nhỏ văn phòng lại tốn diện tích sử dụng mặt bằng, thiếu năng động, chi phí lắp đặt tương đối lớn, tốn thời gian di chuyển giữa các bộ phận của văn phòng.

Nhìn chung không gian và diện tích các phòng, ban, đơn vị của trường còn hạn chế nên gây khác nhiều bất lợi.

- Không gian đã được phủ xanh, tuy nhiên là chưa đủ để có thể tạo nên không gian xanh cho cả trường.

- Thuê công ty môi trường xử lý rác thải về lâu dài sẽ tốn kém chi phí hơn là tự lắp đặt hệ thống xử lý rác thải. Cũng chính vì thuê một đơn vị khác trong vấn đề vệ sinh môi trường nên phần nào tạo nên tâm lý ỉ lại đối với sinh viên trong việc xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm tài nguyên của cá nhân cũng như ý thức chung trong bộ phận sinh viên.

2.3.3. Nguyên nhân

Phần lớn nguyên nhân của những hạn chế trên là vì nhà trường xây dựng từ năm 1971 và phải xây dựng theo điều kiện kinh tế, văn hóa và theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hồi đó. Phần lớn các trường học được xây dựng thời đó đều theo mô hình văn phòng khép kín. Trường ta cũng như vậy, các phòng là khép kín, cũng như điều kiện kinh tế hồi đó là hạn hẹp về ngân sách, nên diện tích trường về cơ bản là hạn chế.

Nguyên nhân nữa là những hạn chế trong suy nghĩ và ý thức của một số bộ phận sinh viên, chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo về môi trường, tài nguyên quang cảnh học đường nói riêng. Hay khi nhà trường ra một chỉ thị, chủ trương chính sách về tiết kiệm điện, về việc sử dụng các thiết bị điện tử, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, giữ gìn vệ sinh trường học,... thì sinh viên chỉ thực hiện một cách hời hợt chứ chưa thực sự ý thức được vai trò của bản thân.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khác làm cho việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường gặp khó khăn như chủ trường chính sách của Đảng, nhà nước, pháp luật, nhất là quyết định tăng tiền điện ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ điện. Sự phát triển của kinh tế, của khoa học kỹ thuật cũng tác động trực tiếp đến môi trường, đến các chính sách bảo vệ môi trường tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó phần nào giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường có cái nhìn đúng đắn,

khách quan về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cũng như ý thức hơn trong vấn đề thực hiện mô hình “Văn phòng xanh” tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ đó sẽ tự nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan chung của nhà trường, góp phần xây dựng cảnh quan chung xanh-sạch-đẹp. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đễ xuất việc xây dựng mô hình “Văn phòng xanh” và áp dụng mô hình tại trường.

* Tiểu kết

Qua nội dung chương 2 đã trình bày, chúng tôi đã phân tích, đánh giá khách quan nhất thực trạng xây dựng và thực hiện mô hình “Văn phòng xanh” tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chỉ ra được những ưu, nhược điểm cũng như nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện áp dụng mô hình “Văn phòng xanh” tại trường. Với những phân tích ở Chương 2, phần nào đã giúp người đọc hiểu được thực trạng việc xây dựng và áp dụng mô hình “Văn phòng xanh” tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua những thực trạng đó, tôi có thể đưa ra các giải pháp đóng góp cho nhà trường cũng như một số kiến nghị để việc xây dựng, áp dụng mô hình “ Văn phòng xanh” được hiệu quả hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w