Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
2. Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành dân tộc Việt Nam, nhưng đa số đều thống nhất khi thừa nhận sự hình thành của dân tộc Việt Nam không gắn với sự
ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, thuộc loại hình dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện đưa đến sự hình thành dân tộc Việt Nam, trước hết là sự tác động của phương thức sản xuất châu Á, của chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất và kết cấu xã hội - công xã nông thôn. Thứ hai, yêu cầu của cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Thứ ba, yêu cầu của cuộc đấu tranh trường kỳ chống các thế lực ngoại xâm không cân sức trong lịch sử phát triển của dân tộc.
Những yếu tố đó đòi hỏi phải có một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, các tộc người, các địa phương phải có sự cố kết chặt chẽ, hòa đồng với nhau trong lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa.
Quốc gia dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc (tộc người), có những đặc điểm cơ bản sau:
- Các dân tộc ở Việt Nam có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có sự đa đạng về bản sắc văn hóa, tộc người. Tuy nhiên, các dân tộc đó lại có sự thống nhất với nhau bởi ý thức về cội nguồn dân tộc, nhu cầu của các dân tộc trong đấu tranh ứng phó với tự nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của đấu tranh chống giặc ngoại xâm... Đó chính là những yếu tố liên kết các dân tộc ở Việt Nam thành một cộng đồng chung, cộng đồng các dân tộc, cộng đồng quốc gia thống nhất.
Tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Dân cư nhiều dân tộc có ý thức sâu sắc về một cội nguồn chung và khi giao tiếp, dân cư các dân tộc dễ nhận ra ở nhau các nét tương
đồng. Người thuộc dân tộc nào cũng hiểu rằng mình là người Việt Nam với một lòng tự hào chính đáng. Non sông đất nước Việt Nam từ lâu đã trở thành một dải, một lãnh thổ chung, trên đó đã sớm hình thành một nhà nước trung ương tập quyền và được ghi nhận sâu sắc không chỉ trong nhận thức
Trong cơ cấu của cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh về khách quan đã đóng vai trò là lực lượng trung tâm, là “điểm” quy tụ các dân tộc anh em không chỉ do ưu thế tuyệt đối về số lượng mà còn do sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã đạt tới trình độ cao hơn so với các dân tộc anh em khác.
Chính tinh thần đoàn kết, cộng đồng mà 54 dân tộc ở Việt Nam, mặc dù cư trú
rải rác ở các địa bàn với sắc thái văn hóa khác nhau, nhưng không xuất hiện những con đường phát triển, thể chế kinh tế riêng rẽ. Các dân tộc ấy đều phát triển theo xu thế chung của cả cộng đồng quốc gia. Trong xu thế phát triển chung đó, các dân tộc có sự
tác động, qua lại, phụ thuộc vào nhau, tạo những cơ hội, động lực để các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số phát triển nhanh, bền vững.
- Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống yêu nước
Một đặc trưng quan trọng khác của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước, tinh thần ấy đã hình thành từ rất sớm và phát triển ở mức độ cao thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Chủ nghĩa yêu nước được hình thành trên cơ sở lòng tự hào của mỗi người dân thuộc các cộng đồng tộc người ở Việt Nam nói. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh và được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ
Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy chỉ có chủ nghĩa yêu nước mới có thể là ngọn cờ đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước đã tập hợp các bộ phận dân cư khác nhau về
nhiều mặt như: trình độ phát triển, địa bàn cư trú, về điều kiện môi trường sinh thái, về
ngôn ngữ, về tín ngưỡng tôn giáo, về đặc thù văn hóa,… có thể chung sống đoàn kết, tương thân tương ái cùng hướng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam có nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước là sự đồng lòng của cả dân tộc, sự hy sinh quên mình để giành độc lập tự do cho dân tộc. Ngày nay, trong xây dựng đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực và hành động khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu đem lại tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Các dân tộc ở Việt Nam có địa bàn cư trú đan xen nhau
Các cộng đồng dân tộc được phân bố rải rác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Dân
là các dân tộc thiểu số chiếm gần 13% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân hơn là:
Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông. Ngoài 54 dân tộc có tên trong các văn bản chính thức của Nhà nước, còn có các cộng đồng dân tộc với số lượng cư dân khá ít, sinh sống ở một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị…
Dân tộc Kinh cư trú tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, còn các dân tộc thiểu số thường cư trú ở các khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… các dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số. Tuy nhiên, khu vực đồng bằng không phải là lãnh thổ riêng của dân tộc Kinh, ngược lại, khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cũng không phải là lãnh thổ riêng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Chính vì vậy, các dân tộc ở Việt Nam có sự đan xen về địa bàn cư trú, không có lãnh thổ riêng và nền kinh tế riêng. Tình trạng cư trú đan xen giữa các dân tộc vừa tạo sự cơ sở cho sự đoàn kết, thống nhất hữu cơ giữa các dân tộc đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ của những mâu thuẫn, thậm chí sự kỳ thị hoặc xung đột trong quan hệ dân tộc.
Ngày nay, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc cho thấy tình trạng cư trú đan xen giữa các dân tộc sẽ tiếp tục diễn ra, kéo theo những hiện tượng tranh chấp đất đai, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội có những diễn biến phức tạp.
- Các dân tộc ở Việt Nam có sự chênh lệch về nhiều mặt
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa còn chênh lệch khá rõ rệt. Bên cạnh sự phát triển kinh tế thị trường ở một số dân tộc đông người, nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số
còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, nạn mù chữ và tái mù chữ còn ở nhiều nơi. Giao thông và thông tin liên lạc ở nhiều vùng chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Về văn hóa, nhiều dân tộc có di sản văn hóa với bản sắc riêng rất độc đáo. Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y học, quan hệ gia đình, v.v..
Hiện nay ở Việt Nam mới có 26 dân tộc có chữ viết.
Ngoài chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch về số lượng dân số, về mức thu nhập, tiêu dùng và thụ hưởng những giá trị xã hội. Sự chênh lệch này dễ gây nên sự mặc cảm, tự ti dân tộc, làm giảm yếu tố
động lực trong phát triển của mỗi dân tộc cũng như cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tình trạng phát triển không đồng đều về mọi mặt của các dân tộc ở Việt Nam có nguyên nhân khách quan từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu của địa bàn mà các dân tộc sinh sống và điều kiện lịch sử và cả nguyên nhân chủ quan, là những thiếu sót trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, quân điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam
Ngoài những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc-tộc người đều có bản sắc văn hóa riêng, thể hiện ở ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, quan hệ gia đình, cộng đồng… Những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng, đặc thù của mỗi cộng đồng tộc người, không đối lập, xung đột với những giá trị văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, nhờ đó nền văn hóa của dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng văn hóa của các dân tộc-tộc người.
Trong quá trình phát triển của các dân tộc, cùng với những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, là những đổi mới trong đời sống văn hóa của các dân tộc. Xu hướng chung trong sự biến đổi văn hóa là các giá trị văn hóa của các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy, các yếu tố phản văn hóa từng bước được cải tạo để đi đến xóa bỏ khỏi đời sống của các dân tộc.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu cư trú ở những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.
Khác với dân tộc Kinh-dân tộc đa số, sống tập trung ở đồng bằng và khu đô thị, các dân tộc thiểu số ở nước ta chỉ chiếm khoảng 13% dân số nhưng lại cư trú rải rác trên địa bàn rộng lớn của cả nước. Hầu hết các địa bàn đó đều có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Đó là các vùng biên giới - phên dậu của Tổ quốc và là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng.
Vùng rừng núi, hải đảo với nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào về đất đai, khoáng sản, rừng, biển và nguồn nước, là tiềm năng phát triển kinh tế của quốc gia. Một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực. Do vậy, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nhất là trình độ dân trí còn hạn chế, nên các vùng dân tộc thiểu số lại là nơi các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng để
thực hiện âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, gây mất ổn định về chính trị ở một số địa phương và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Tình hình, đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam cho thấy, các dân tộc khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chịu sự tác động của xu thế chung của cả cộng đồng, nhưng có những nét đặc thù, rất nổi bật của từng dân tộc, từng vùng. Điều đó đòi hỏi phải nắm vững cái chung, hướng các dân tộc vào con đường phát triển chung với sức mạnh to lớn của cả cộng đồng, vừa phải vận dụng những nguyên tắc chung cho phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, đồng thời có những chính sách riêng bổ sung cho những chính sách chung nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khách quan của từng dân tộc, từng vùng. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề chính
sách dân tộc, xem xét nó như là vấn đề chính trị-xã hội rộng lớn và toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc ở Việt Nam
Từ nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và quan hệ dân tộc, đồng thời căn cứ vào thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, cũng như dựa vào sự biến động của tình hình thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập cho đến nay luôn coi trọng vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng của từng dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với quốc gia dân tộc Việt Nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tức là thực hiện quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Từ những văn kiện đầu tiên của Đảng, thực hiện khẩu hiệu “nước An Nam độc lập”, “Việt Nam tự do” được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhân dân lao động Việt Nam. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện gắn liền với nhiệm vụ giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động1. Do vậy, dân tộc Việt Nam phải thực hiện sự liên kết với những dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, từ “Trung, Nam, Bắc, Lào, Cao Miên…
Mường, Mán, Thổ, Khả và các miền khác phải đoàn kết để “đấu tranh đòi quyền tự
quyết cho hết thảy dân tộc Đông Dương…”2. Hơn 80 năm sau khi ra đời, bài học kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng là “…nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”3. Đối với cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, tư tưởng nhất quán của Đảng là bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội lần thứ II năm 1951 đã khẳng định: “1.Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hỏi, bài trừ mọi hành động gây hằn thù, chia rẽ giữa các dân tộc…3.Giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến bộ về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”4.
1 Xem, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, “Sách lược vắn tắt của Đảng”. “Chương trình tóm tắt của Đảng”, Nxb CTQG, H. 2005. Tr.4-6.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chương trình hành động của thanh niên cộng sản đoàn Đông Dương”, toàn tập, tập 4, tr.136, Nxb CTQG, H.1999.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr.65.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2001, tr440-441.