Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
3. Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
Nước ta hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân* và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ
tự1. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tôn giáo du nhập từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi giáo; có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo.
* Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn.
1 Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ, 12/2017.
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình; không có xung đột, chiến tranh tôn giáo
Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế giới, trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ; về sau chịu tác động, ảnh hưởng của các luồng văn hóa của các quốc gia phương Tây. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, nên từ ngàn xưa đã dung nạp, dung hòa nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú.
Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử.
Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự
gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau. Ở Việt Nam chưa từng xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo. Thực tế cho thấy, không có
một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Các tôn giáo ở Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam, dù nội sinh hay du nhập, với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng đều có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dân tộc.
Sự quan hệ, tác động lẫn nhau giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam đã tạo nên những đặc thù của vấn đề dân tộc - tôn giáo ở Việt Nam, chi phối đến nhiều lĩnh vực của đời sống cộng đồng, đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong quá khứ và hiện tại. Quá trình ra đời, du nhập, tồn tại và phát triển trong lòng cộng đồng dân tộc Việt Nam, các tôn giáo về cơ bản là đồng hành cùng dân tộc, đóng góp quan trọng vào đời sống chính trị - xã hội, góp phần làm phong phú, hiện đại các giá trị văn hóa, tư tưởng Việt Nam truyền thống.
Chẳng hạn như Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng xây dựng nên các triều đại phong kiến Việt Nam như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, với những chiến công hiển hách, với nền kinh tế phồn vinh và nền văn hoá rực rỡ mang đậm màu sắc Phật giáo. Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, nhiều nhà tu hành và rất nhiều tín đồ các tôn giáo (Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo…) đã có
những đóng góp to lớn cả về sức người, sức của, góp phần quan trọng đưa đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chiến động địa cầu” của chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội và đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào tín đồ các tôn giáo, với phương châm sống “Tốt đời đẹp đạo”, “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”,
“Kính Chúa, yêu nước”, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”…, đang cùng toàn dân tộc
xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Về khía cạnh văn hóa, các tôn giáo du nhập, đứng chân ở Việt Nam cũng mang đến nhiều giá trị văn hóa mới, góp phần làm hiện đại, phong phú, đa dạng hơn nền văn hoá Việt Nam như: từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha trong đạo Phật; bác ái, bao dung trong đạo Công Giáo… là những minh chứng điển hình. Mặt khác, sự du nhập các giá trị văn hóa tôn giáo, trước hết là kết quả của quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, do đó, góp phần nâng cao, hiện đại thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao động, bao gồm nông dân, công nhân... Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc. Nhưng là tín đồ tôn giáo, đồng bào có nhu cầu tín ngưỡng, có
ước vọng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo
3.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo - Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết
Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ trương đoàn kết những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đoàn kết các tôn giáo để thực hiện nhiệm vụ chính trị của cách mạng. Người hiểu rõ, tuyệt đại đa số tín đồ các tôn giáo là quần chúng lao động, có vị trí to lớn trong khối đại đoàn kết toàn dân, trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước. Trong các bài viết, bài nói về tôn giáo và liên quan đến tôn giáo, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề cập và giải thích rằng đại đoàn kết là đường lối nhất quán, lâu dài và chân thành của Chính phủ, xuất phát từ chính lợi ích của cách mạng, của đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Vì vậy, để đoàn kết có kết quả thiết thực, các cấp chính quyền, các cán bộ phải có thái độ chân thành, cầu thị, lời nói phải đi đôi với việc làm. Đối với việc làm sai trái của cán bộ, của các cấp chính quyền có hại cho đoàn kết, thì trước hết Người nghiêm khắc tự phê bình về sự lãnh đạo của mình và phê bình cán bộ các cấp có sai phạm.
- Các tôn giáo đều bình đẳng
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, vì vậy, Người luôn thể hiện thái độ
khách quan, không thiên vị đối với các tôn giáo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ quốc và tôn giáo, lý tưởng cộng sản và tôn giáo không đối lập nhau, thậm chí còn có những điểm chung nhất định. Với tư cách là công dân, người tín đồ có thể hoàn thành nghĩa
vụ đối với Tổ quốc; với tư cách là tín đồ, họ làm tròn bổn phận đối với các đấng tối cao mà họ tôn thờ. Vì vậy, tôn trọng tự do tín ngưỡng là để bảo vệ niềm tin thiêng liêng cho tín đồ, tuyệt nhiên không phải là một thủ đoạn chính trị, mà là xuất phát từ hạnh phúc của nhân dân, và vì lợi ích lâu dài của đất nước.
- Tôn trọng, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, lý tưởng cộng sản và các học thuyết tôn giáo chân chính đều muốn xoá bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất công; chủ nghĩa xã hội cũng như các tôn giáo đều mong muốn mọi người được sống trong hoà bình, hữu nghị.
Người chỉ rõ ở từng tôn giáo những giá trị tích cực, những ưu điểm nhất định, các tư tưởng thể hiện trong giáo lý, luật lệ của các tôn giáo có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện con người, do vậy, mọi người đều phải tiếp thu các nhân tố có giá trị trong các học thuyết tôn giáo (và cả trong học thuyết cách mạng) để tự hoàn thiện nhân cách của mình.
- Kiên quyết đấu tranh với những phần tử, những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng
Trong ứng xử các vấn đề liên quan đến tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ đâu là đức tin của tín đồ, và đâu là những hoạt động của kẻ lợi dụng đức tin để
chống lại nhân dân, chống lại dân tộc. Người chủ trương ra sức tranh thủ những ai có
thể tranh thủ được, khoan hồng cho những ai nhẹ dạ cả tin; nhưng đối với bọn ngoan cố chống phá cách mạng thì phải kiên quyết trừng trị.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc củng cố mối quan hệ giữa người cách mạng và người giáo sĩ. Người đòi hỏi người cán bộ phải phân biệt rõ giáo sĩ, nhà tu hành chân chính với những kẻ đội lốt thầy tu để phản nước, hại dân. Người đã kịch liệt phê phán những giáo sĩ ngoại quốc tiếp tay cho đế quốc xâm lược Việt Nam, phê phán những giáo sĩ phản dân, hại nước; mặt khác. Người luôn thể hiện một thái độ chân thành, cởi mở, tôn trọng và tin tưởng các chức sắc tôn giáo, kịp thời động viên khen ngợi những người tích cực tham gia vận động quần chúng tín đồ kháng chiến, kiến quốc.
Đối với tín đồ các tôn giáo, Người phân thành hai loại chính: những tín đồ chân chính và những người núp dưới danh nghĩa tín đồ để làm tay sai cho địch. Người đã
từng viết: “Những người Công Giáo Việt Nam theo Pháp và bù nhìn, làm hại đồng bào, chẳng những là Việt gian, mà cũng là giáo gian. Còn những đồng bào Công Giáo kháng chiến mới là tín đồ chân chính của Đức Chúa...”1.
3.2.2. Nội dung quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo
Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay được khẳng định tại Nghị quyết số 25/NQTƯ ngày 12/3/2003 của BCHTƯ (Khoá IX) về Công tác tôn giáo2:
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đảng ta khẳng định, tôn giáo sẽ tồn tại lâu cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tế ở nước ta, hiện có khoảng 24 triệu người, chiếm hơn
ẳ dõn sụ́, đang có nhu cầu tín ngưỡng tụn giỏo; nhiờ̀u giỏ trị của cỏc tụn giỏo, cả vọ̃t thờ̉
và phi vật thể, phù hợp với đạo đức, văn hóa của xã hội mới và đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.
Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Điều đó thể hiện Đảng và Nhà nước ta nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo quy luật của quá trình chuyển biến về mặt tư tưởng của con người vào quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam - đó là một quá trình chuyển biến tự
giác, dân chủ, từ thấp đến cao.
- Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo là một nội dung đặc biệt quan trọng của đại đoàn kết dân tộc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử với người dân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; mặt khác, thông qua quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, hoạt động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ kiến thức... để tăng cường sự
đoàn kết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” được coi là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương, khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2003, tr.45-56.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo các tôn giáo, nhằm nâng cao trình độ, đời sống mọi mặt cho đồng bào, làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tích cực, nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, trong đó có chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, bao gồm hệ
thống tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính tri, do Đảng lãnh đạo. Cần củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích Tổ quốc, dân tộc chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
- Về vấn đề theo đạo và truyền đạo
Theo đạo và truyền đạo (truyền bá tôn giáo) là những loại hoạt động tôn giáo khác nhau, cả về hành vi, mục đích, người thực hiện. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà
tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ
chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3.2.3. Một số định hướng lớn trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với tôn giáo, tín ngưỡng - Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo
Các cấp chính quyền, các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và
chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống