Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tựu trung lại có thể hiểu tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí.... Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ1. Đồng thời, các nhà kinh điển cũng cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử; một lực lượng xã hội trần thế.
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt nam (2016), Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Đi liền với khái niệm tôn giáo là khái niệm tín ngưỡng. Giữa tôn giáo và tín
1 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1995, tập.20, tr.437.
ngưỡng có sự khác nhau, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối. Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo, trong đó tôn giáo là một loại hình (dạng) tín ngưỡng – tín ngưỡng tôn giáo hay vẫn được gọi là tôn giáo.
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam (2016), Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Như vậy, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó có tính chất thần bí, hư ảo… tác động mạnh đến tâm linh con người, trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo.
Còn tôn giáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội được bao gồm các yếu tố: ý thức tôn giáo, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, nghĩa là, tín ngưỡng chỉ trở thành tôn giáo khi có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội.
Ở Việt Nam, có loại hình tín ngưỡng thường được gọi là tín ngưỡng dân gian, hay tín ngưỡng truyền thống, như: tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng Thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng Thờ Mẫu... Nhưng cũng có loại hình tín ngưỡng tôn giáo như đạo Phật, đạo Công giáo,v,v...
Đi liền với khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, còn có khái niệm mê tín, dị đoan. Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông, không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Trong cuộc sống, khi con người sợ hãi trước một điều gì đó quan trọng, nhưng không giải thích được, mê tín sẽ xuất hiện để lấp vào khoảng trống sợ hãi, làm cho con người cảm thấy an tâm, bớt sợ hãi.
Dị đoan là sự suy đoán, hành động một cách tùy tiện, sai lệch những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc sống; là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng.
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạng Khi xã hội chưa có giai cấp, xuất hiện một số hình thức tôn giáo cơ bản, như: Tô tem giáo: là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất. Ở đây con người thể hiện niềm tin vào một loài động vật, cây cỏ, đồ vật, hiện tượng trong đời sống. Ma thuật giáo: là cách thức con người thể
hiện niềm tin vào khả năng tác động đến các hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên, thông qua những hành động như cầu khấn, phù phép, bùa chú... Bái vật giáo: Người ta tin rằng, một số sự vật như hòn đá, gốc cây, bức tường… có thể có những thuộc tính siêu nhiên, vì thế, họ tôn thờ, và có những hành vi thể hiện niềm tin, sự tôn thờ đó. Vật linh giáo: Con người ta tin rằng các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng giống như con người, đều có linh hồn. Sa man giáo: Đây là loại tôn giáo sùng bái lãnh tụ, thủ
lĩnh, thánh thần bộ lạc, hay các tổ chức bộ lạc. Khi chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu
hệ, thì các vị thần là phụ nữ - vốn chiếm vị trí chủ yếu, phải nhường chỗ cho các vị thần nam giới, mà hình ảnh vị thần cha nổi lên như là vị thần hùng mạnh nhất.
Trong xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo có các hình thức phát triển từ thấp đến cao, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng của con người nguyên thuỷ, nhưng cũng phản ánh một thực trạng xã hội, mà tri thức, nhận thức của con người quá thấp kém, thậm chí mông muội. Mặt khác, do tính chất phân tán của xã hội thị tộc, bộ lạc, nên một đặc trưng nổi bật của các tôn giáo trong thời kỳ này là tính đa thần trong tư duy và thờ phụng. Ngoài ra, với tính cách là một tiểu hệ thống trong kiến trúc thượng tầng, tôn giáo trong xã hội nguyên thuỷ chưa có hệ thống tổ chức và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp.
Khi xã hội phân chia giai cấp, những hình thức tôn giáo mới phù hợp với xã hội đó cũng xuất hiện.
Tôn giáo dân tộc: là tôn giáo mà đối tượng thờ phụng là những vị thần của một dân tộc; quyền lực, phạm vi ảnh hưởng của vị thần đó chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi một dân tộc nhất định. Đặc trưng nổi bật của tôn giáo này là tính chất dân tộc của nó
(mang đặc tính dân tộc cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng. Ở Việt Nam có đạo Cao Đài, Hòa Hảo).
Tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới: Vượt ra khỏi phạm vi một dân tộc, một quốc gia, tôn giáo này ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau, thậm chí, toàn thế giới. Đặc trưng nổi bật của loại tôn giáo này là tính chất đa dân tộc, đa quốc gia, từ đối tượng thờ phụng đến giáo lý, nghi lễ và các hoạt động khác; từ cội nguồn hình thành đến phạm vi ảnh hưởng, tác động của nó. Sự ra đời, phát triển của đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi… đã chứng tỏ điều đó.
1.1.2. Bản chất của tôn giáo
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin tôn giáo có bản chất sau đây:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Tôn giáo là sản phẩm của chính con người. Tôn giáo hay thánh thần không sáng ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện. C.Mác khái quát: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”1
Trong tôn giáo, con người đã biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một cái gì đó chỉ là trong tư tưởng, trong sự tưởng tượng, do đó, sự tự ý thức đó là hư ảo, là
thế giới quan lộn ngược. Ph.Ăngghen đã khái quát: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ
là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 1, tr. 569.
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”1. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sáng lập ra các tôn giáo lớn, như Phật Thích Ca, Chúa Giêsu, Nhà tiên tri Môhamét..., vốn là những con người tự nhiên - con người thực, nhưng qua lăng kính tôn giáo, họ trở thành những đấng siêu nhiên.
Bên cạnh đó, trong bản thân mỗi tôn giáo đều chứa đựng những yếu tố lạc hậu, tiêu cực nhất định khi giải thích về bản chất các sự vật, hiện tượng, giải thích về cuộc sống của thế giới và con người. Một số tôn giáo, thông qua các giáo thuyết, và các hành vi cực đoan khác, đã kìm hãm nhận thức và khả năng vươn lên của con người, trước hết là những tín đồ; thậm chí đẩy họ đến những hành động đi ngược lại trào lưu, xu thế văn minh.
Về phương diện thế giới quan, nói chung, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều này nói lên rằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tôn giáo khác nhau về
thế giới quan, về cách nhìn nhận thế giới và con người; giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tôn giáo, giữa những người cộng sản và người theo tôn giáo không hoàn toàn đối lập về tư tưởng như các thế lực thù địch, các thế lực chống chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tuyên truyền.
Trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao giờ có
thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân.
Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực. Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.
Khi nghiên cứu bản chất của tôn giáo, để tránh các quan điểm, tư tưởng, nhận thức có tính cực đoan, phiến diện, cần lưu ý:
Thứ nhất, mặc dù tôn giáo phản ánh cuộc sống một cách hư ảo, thần thánh hóa, nhưng trong sự phản ánh ấy vẫn chứa đựng những chất liệu hiện thực, gắn liền với đời sống hiện thực của con người, thỏa mãn được nhu cầu nhất định của con người. Vì
vậy, tôn giáo vẫn có những giá trị nhất định đối với cuộc sống con người. Không được đối lập một cách cực đoan tôn giáo với khoa học.
Thứ hai, trong thực tế, tôn giáo tồn tại không chỉ thông qua ý thức, tư tưởng, niềm tin tôn giáo, mà còn có các thiết chế vật chất tương ứng, như tổ chức giáo hội, hệ
thống cơ sở thờ tự… Vì vậy, cần có sự nhận thức toàn diện, nhiều góc độ đối với tôn
giáo và ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội, cả tích cực, tiêu cực; tránh tư tưởng, thái độ chủ quan, cực đoan, phiến diện trong quá trình nhận thức về tôn giáo.
Thứ ba, là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tôn giáo đang còn vai trò, giá trị nhất định trong đời sống xã hội, thông qua hệ thống chức năng của tôn giáo. Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống xã hội và con người rất phức tạp, đan xen giữa mặt tích cực và tiêu cực.
1.2. Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo 1.2.1. Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trước hết, do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, xã hội để giải quyết các yêu cầu, các mục đích kinh tế - xã hội, cũng như cuộc sống của bản thân họ. V.I.Lênin đã khái quát nguồn gốc tự nhiên của tôn giáo: “… sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu…”1.
Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và con người ngày càng chịu tác động của những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi... nằm ngoài ý
muốn và khả năng điều chỉnh của mình với những hậu quả khó lường. Sự bần cùng về
kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là
nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. V.I.Lênin viết: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu…”2.
Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể nào đó, sự xuất hiện tôn giáo là để phục vụ cho những yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét ở một số tôn giáo, khi những yêu cầu, mục đích kinh tế - xã hội bị “tôn giáo hoá” qua những nội dung giáo lý, cách thức hành lễ, tu trì.
Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được đảm bảo, con người có điều kiện hơn trong quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh. Đây cũng là nguyên nhân cho sự nảy sinh, phát triển nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng và xuất hiện những loại hình tôn giáo mới.
Nguồn gốc nhận thức
1 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb CTQG, H.2005, tập 12, tr.169-170.
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb CTQG, H.2005, tập 12, tr. 169-170.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan - đó là quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, sự phản ánh càng đa dạng, phong phú và mang tính khoa học bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu. Mặt khác, sự phản ánh càng trừu tượng bao nhiêu thì phản ánh càng sai lệch hiện thực và
nhận thức của con người càng có khả năng xa rời hiện thực bấy nhiêu.
Phải đến một trình độ nhận thức nhất định, khi con người đạt đến khả năng tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá (từ những hiện tượng riêng lẻ xảy ra được hệ thống hoá, khái quát hoá), con người mới có khả năng sáng tạo ra tôn giáo. Khi những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng phong phú, đa dạng, con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu sắc và đầy đủ. Nhưng cùng với sự
phát triển của quá trình nhận thức (từ cảm giác đến tri giác, biểu tượng; từ biểu tượng đến khái niệm, phán đoán, suy lý...), con người vừa có khả năng nhận thức thế giới sâu sắc hơn, vừa có khả năng “xa rời” hiện thực, dẫn đến phản ánh sai lầm hiện thực. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh.
Nguồn gốc tâm lý
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và
tồn tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu. Họ thường đưa ra những luận điểm, như: “sự sợ hãi sinh ra thần linh”. V.I.Lênin tán thành quan niệm đó
và bổ sung: “Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự
phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là
nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại”1.
Nhưng không chỉ từ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của thiên nhiên và xã hội đã dẫn con người đến nhờ cậy đến thần linh, mà ngay cả những nét tâm lý như tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng,… trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và