Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu Dự thảo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 158 - 162)

Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

2. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là một thực tế khách quan do có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nguyên nhân kinh tế

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước tạo dựng đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho mọi thành viên trong xã hội. Những

thành quả đó là to lớn, nhưng chưa đủ để tạo ra sự biến đổi triệt để và sâu sắc trong đời sống ý thức, tư tưởng của mỗi người, khi mà sự biến đổi về ý thức tư tưởng thường chậm hơn sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với sự khác nhau về lợi ích của các giai tầng trong xã hội, và những măt trái của nó, như sự bất bình đẳng lợi ích chính trị, kinh tế, văn hoá, xã

hội giữa các giai tầng, giữa các cộng đồng dân cư; sự phân hoá giàu - nghèo... Chính sự

tồn tại của nền kinh tế này đã khiến cho con người đang chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi….

Nguyên nhân chính trị - xã hội

Trên thế giới, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các lực lượng xã hội khác nhau diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, tinh vi và phức tạp; trong đó, nhiều lực lượng chính trị vẫn chú ý duy trì và lợi dụng tôn giáo vào các mục đích chính trị khác nhau. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tình trạng bạo loạn, lật đổ, khủng bố... vẫn liên tục xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ của quần chúng nhân dân về chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật hiểm nghèo..., cùng với những mối đe dọa khác đang là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.

Trong điều kiện mới, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi và thích nghi để

“đồng hành cùng dân tộc”, chấp nhận những điều kiện chính trị - xã hội mới để tồn tại.

Hơn nữa, trong bản thân mỗi tôn giáo đều chứa đựng những giá trị đạo đức, văn hoá phù hợp với mục đích, yêu cầu của công cuộc xây dựng xã hội mới, có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.

Nguyên nhân văn hoá

Ở một mức độ nào đó, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần và có ý nghĩa giáo dục về ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Nhiều giá trị văn hoá của các tôn giáo (cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, cả tư tưởng văn hoá và đời sống văn hoá) đang có những đóng góp to lớn và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội như một hiện tượng xã hội khách quan.

Nguyên nhân nhận thức

Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới… đã

giúp con người có thêm khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn rất nhiều vấn đề

mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Chính sự phát triển của khoa học và công nghệ

luôn tạo ra những “khoảng trống” mới trong nhận thức, và do đó, càng khẳng định

những điều con người chưa biết còn vô cùng, vô tận. Những sức mạnh tự phát của tự

nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng, còn tác động và chi phối đời sống con người.

Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thánh, thần, đấng siêu nhiên… chưa thể thoát ra khỏi ý thức của nhiều người trong xã hội. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt bằng dân trí của nhân dân chưa thật cao, khả năng nhận thức những vấn đề xẩy ra trong cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân về mặt tâm lý

Trong trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những cơ sở tồn tại, phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng vẫn chưa thể mất đi. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội nhiều khi vẫn tác động mạnh mẽ, chi phối sâu sắc đời sống con người; con người vẫn cảm thấy sợ hãi, bất an khi đối diện với những tác động đó. Mặt khác, khi tôn giáo, tín ngưỡng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân thì nó trở thành phong tục, tập quán, thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

2.2. Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.2.1. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân

Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội… được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ. V.I.Lênin đã chỉ rõ: Không được tuyen bố chiến tranh với tôn giáo và coi đó là nhiệm vụ chính trị của đảng công nhân1. … “Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau là hoàn toàn không thể

dung thứ được. trong các văn kiện chính thức tuyệt đối phải vứt bỏ thậm chí mọi sự nhắc nhở nào đó của công dân…”2

Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn là tôn trọng quần chúng nhân dân, là cơ sở để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống lại các luận điệu vu cáo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời còn là cơ sở giúp các tôn giáo phát huy tính tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, đồng thời làm giảm dần, đi

1 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2005, tập 17, tr. 511

2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2005, tập 12, tr. 170- 171

đến xoá bỏ những đức tin mù quáng, những hành vi mê tín lỗi thời, những luật lệ tôn giáo khắt khe, vi phạm quyền con người, trái với xu thế phát triển chung của nhân loại, của đất nước.

Trong khi khẳng định tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng nhấn mạnh

“nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc”1. Thực tiễn cho thấy, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để thực hiện các mưu đồ chính trị là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2.2.2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, phát huy những mặt tích cực của tôn giáo

Nguyên tắc này khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng lao động (và qua đó gián tiếp thừa nhận trong tôn giáo có cả yếu tố tiêu cực và tích cực), chủ nghĩa Mác - Lênin không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo, không tuyên chiến với tôn giáo, không chủ trương xoá bỏ tôn giáo như luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Mà điều cần thiết trước hết là

phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học…, cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Trong quá trình đó cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ vì sự khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo; cần khai thác và phát huy tiềm năng của đồng bào các tôn giáo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự thống nhất về lợi ích dân tộc, giai cấp và quốc gia sẽ tạo điều kiện tiến tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động.

2.2.3. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo

Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý

về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Và từ đó hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể

hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo thực chất là phân

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương, khóa IX, Nxb

biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và

trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, vấn đề tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, đến một bộ phận quần chúng trong xã hội (những người theo tôn giáo).

Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã

hội chủ nghĩa còn lại. Điều đó nhắc nhở Đảng của giai cấp công nhân cần nêu cao cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng phải hết sức khách quan, chính xác, tránh nôn nóng, vội vàng, chủ quan, định kiến.

2.2.4. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và

phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì

vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.

Một phần của tài liệu Dự thảo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)