Chuơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
2.2. Những yếu tố cơ bản quy định phát huy giá trị nhân văn quân
2.2.1. Trách nhiệm và năng lực của các chủ thể
Phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội chỉ có chất lượng, hiệu quả khi giải quyết tốt mối
quan hệ giữa cái khách quan là giá trị nhân văn quân sự Việt Nam với cái chủ quan là nhận thức và hành động của các chủ thể tham gia vào quá trình này.
Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam tồn tại khách quan được hình ngay từ buổi đầu dựng nước gắn liền với giữ nước, rất giàu có về nội dung và giá trị tinh thần to lớn, được phát triển qua thực tiễn tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước, xây dựng quân đội và đấu tranh vũ trang. Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam tồn tại với tính cách là cái khách quan trong quan hệ với cái chủ quan phẩm chất, năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam biểu thị vai trò to lớn trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan binh sĩ, nhưng điều kiện cho diễn ra phát huy vai trò ấy các chủ thể phải có trách nhiệm cao trong hoạt động phát huy, bởi chỉ khi các chủ thể có trách nhiệm cao thì tính tích cực, tự giác, linh hoạt mới được bộc lộ và chuyển hóa thành hành động phát huy. Cùng với đó, các chủ thể phát huy phải có năng lực nhận thức, phát triển giá trị nhân văn quân sự Việt Nam làm tiền đề cho quá trình phát huy.
Với tính cách là chủ thể tác động, chịu sự tác động, nhận sự tác động trong quá trình phát huy, nếu các chủ thể có trách nhiệm cao, năng lực tốt trong nhận thức, tổ chức hoạt động thực tiễn sẽ thúc đẩy hoạt động phát huy một cách sáng tạo, có hiệu quả. Ngược lại, sẽ không kích thích được sự sáng tạo, thậm chí còn kìm hãm, hạn chế sự vận động hợp quy luật khách quan của quá trình phát huy.
Do vậy, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể là yếu tố quan trọng hàng đầu quy định quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Các chủ thể phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội bao gồm tổ chức đảng, chỉ huy các cấp, tổ chức đoàn thanh niên, đội ngũ cán bộ ở đơn vị cơ sở trong đó chủ yếu và trực tiếp nhất là vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp phân đội và bản thân hạ sĩ quan, binh sĩ.
Tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Vai trò, trách nhiệm tổ chức đảng ở mỗi cấp xác định rõ nội dung lãnh đạo chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng phát huy sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị nhận thức sâu sắc giá trị nhân
văn quân sự Việt Nam với tư cách là một chỉnh thể mang tính ổn định tương đối, trong khi thực tiễn luôn vận động biến đổi, vì vậy việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc các giá trị nhân văn quân sự Việt Nam luôn gắn với lọc bỏ những cái lỗi thời không còn phù hợp, giữ lại những yếu tố tích cực, phù hợp với hiện tại. Đồng thời các giá trị đó luôn tồn tại trong mối quan hệ với các giá trị nhân văn ở các lĩnh vực khác của dân tộc nói riêng, của nhân loại nói chung, và trong mối quan hệ với các giá trị nhân văn hiện đại.
Tổ chức chỉ huy, là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức chỉ huy thường xuyên nắm chắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết của cấp mình về giáo dục, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và công tác;
“chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đốì không được để bị động, bất ngờ” [39, tr. 26]; nắm vững mục tiêu, yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác xây dựng đơn vị, chủ động lập kế hoạch và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết thành các quy chế, quy định, chế độ cụ thể, duy trì việc chấp hành điều lệnh, điều lệ, các quy chế, quy định, gắn với nội dung phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Đặc biệt là trong nhận thức và phát triển những tinh hoa của nghệ thuật quân sự dân tộc độc đáo, sáng tạo mang đậm tính nhân văn để giáo dục, định hướng có chất lượng, hiệu quả trong hình thành, phát triển năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Tổ chức đoàn thanh niên là một chủ thể quan trọng phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội thông qua tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ tập hợp, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên là hạ sĩ quan, binh sĩ nhận thức sâu sắc về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam. Tổ chức các hoạt động của Đoàn nhằm phát huy vai trò xung kích của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách quân nhân cách mạng; tổ chức phong trào thi đua học tập, rèn luyện nhân cách theo chân giá trị nhân văn quân sự Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp cơ sở là chủ thể trực tiếp thực hiện việc, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp cơ sở bao gồm cán bộ cấp trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội (và tương đương) là những người thường xuyên trực tiếp quản lý, chỉ huy, giáo dục, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền, duy trì đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trước cấp ủy cấp mình và chỉ huy cấp trên. Họ là người nhận nhiệm vụ từ cấp trên, trực tiếp quán triệt, xác định mục đích, kế hoạch và phổ biến giao nhiệm vụ cho hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện. Họ là người trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ; chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền, của đơn vị trước cấp ủy cấp mình và chỉ huy cấp trên. Vì vậy đây là chủ thể cơ bản và trực tiếp nhất trong việc phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Chủ thể là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở thực chất là những cán bộ chính trị giữ chức vụ chính ủy trung đoàn, chính trị viên tiểu đoàn, đại đội, trung đội và tương đương. Đây là chủ thể trực tiếp giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, đồng thời là chủ thể tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị. Năng lực của chủ thể cán bộ lãnh đạo biểu hiện ở trình độ ra Nghị quyết lãnh đạo sát thực, Nghị quyết lãnh đạo mỗi tháng, quý, năm đều có đầy đủ những định hướng cho phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam một cách sát thực. Năng lực này là điểm xuất phát, là tiền đề cho các năng lực ở mặt khác phát triển, đồng thời tạo nên tính lôgíc, tính sát thực của phát huy giá trị nhân văn quân sự đối với xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ. Nếu không có năng lực này thì các chủ thể khác cũng không có định hướng và hoạt động tổ chức, triển khai cũng thiếu tính tập trung, không tạo ra tính đồng thuận, cùng chiều, đồng thời không có hiệu quả trong quá trình phát huy.
Đội ngũ cán bộ chỉ huy ở đơn vị cấp cơ sở là những người giữ các chức vụ: trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng và tương đương. Thực chất cán bộ chỉ huy là người chủ trì công tác chỉ huy chiến
đấu, sẵn sàng chiến đấu, chủ trì công tác huấn luyện quân sự và tổ chức xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Năng lực của chủ thể cán bộ chỉ huy biểu hiện tập trung nhất ở trình độ vận dụng cụ thể hóa Nghị quyết vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình. Đặc biệt năng lực của cán bộ chỉ huy với tính cách là chủ thể trực tiếp định hướng giá trị nhân văn quân sự Việt Nam biểu thị trong hoạt động đấu tranh vũ trang bằng nghệ thuật quân sự dân tộc độc đáo, sáng tạo thông qua các khoa mục huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật sát hợp với từng loại đối tượng, năm thứ nhất hay năm thứ hai; hạ sĩ quan hay binh sĩ, thậm chí còn cá biệt hóa vào hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc con em các dân tộc ít người.
Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ, sâu sắc các giá trị nhân văn quân sự Việt Nam và phát huy có hiệu quả các giá trị đó trong hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, các chủ thể cần tận dụng, phát huy vai trò của chủ thể là các nhà nghiên cứu khoa học và các cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự trong việc khái quát nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam. Xét cho cùng sự thống nhất, tương đồng giữa năng lực của hai chủ thể là chủ thể nghiên cứu, khái quát hóa nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam với năng lực chủ thể lãnh đạo, chỉ huy là điều kiện cơ bản nhất quy định cho phát huy giá trị nhân văn quân sự trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Những tiền đề, điều kiện trên là cơ sở, là động lực cho phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Sự thống nhất trong nhận thức, ở tình cảm, thái độ, động cơ... giữa các chủ thể được hiểu là những nguyên nhân tác động cùng chiều và sẽ cho kết quả tốt, biểu hiện vai trò của giá trị nhân văn quân sự Việt Nam đối với xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ theo ý muốn. Nó còn là sức mạnh tinh thần để đào thải những biểu hiện lệch chuẩn giá trị nhân văn quân sự Việt Nam ngay từ sớm, và là sức mạnh tinh thần để đẩy lùi những xâm nhập của các tác động tiêu cực từ bên ngoài làm suy giảm quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam vào xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Các tiền đề ấy còn là tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam thể hiện vai trò đối với xây dựng nhân cách hạ sĩ
quan, binh sĩ Quân đội. Khi mô hình nhân cách đã được hoàn thiện, tiêu chí cụ thể rõ ràng với sự tham gia cụ thể của giá trị nhân văn quân sự Việt Nam thì có căn cứ khách quan, khoa học cho nhận diện, đánh giá (ưu điểm - hạn chế) ở từng nhiệm vụ chính trị trung tâm và từng đơn vị, từng giai đoạn cụ thể. Sự đánh giá bao giờ cũng phải có tiêu chí và qua tiêu chí cho phép nhìn lại quá khứ xác định đúng thực trạng hiện tại, đồng thời có thể chuẩn hóa lại mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu trong thời gian tiếp theo. Đến khâu này thì những tiền đề, điều kiện ấy sẽ quay lại tiếp tục phát huy vai trò là cơ sở, điều kiện và đặc biệt là động lực cho các bước, các khâu xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Biện chứng ấy diễn ra liên tục phản ánh quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự đối với xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thời gian để xây dựng nhân cách rút ngắn lại, nhưng chất lượng không ngừng được nâng cao là tiêu chí quan trọng nhất cho đánh giá chất lượng phát huy giá trị nhân văn quân sự trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Hạ sĩ quan, binh sĩ là chủ thể đặc biệt, họ vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là đối tượng của quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự vào xây dựng nhân cách chính bản thân họ. Mối quan hệ giữa hạ sĩ quan, binh sĩ với các chủ thể khác biểu hiện ở sự tương tác biện chứng với nhau thông qua chương trình, nội dung giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam.
Trách nhiệm của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội là phải tích cực, tự giác trong tiếp nhận, lĩnh hội giá trị nhân văn quân sự Việt Nam, cùng với những tri thức quân sự khác, thấm nhuần trong tư tưởng biến thành hành động, tự giáo dục, tự rèn luyện hoàn thiện nhân cách quân nhân cách mạng. Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội vừa là đối tượng cần hướng tới giáo dục, định hướng của các chủ thể khác, đồng thời cũng là chủ thể trong thực hiện các bước phát huy này. Thực tiễn cho thấy cùng một môi trường, cùng chịu tác động, sự quy định của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy và cơ sở vật chất, phương tiện, nhưng kết quả phát huy giá trị nhân văn quân sự khác nhau và tạo ra giá trị nhân cách khác nhau. Sự khác nhau ấy là do tính tích cực, tự giác của mỗi hạ sĩ quan binh sĩ khác nhau.
Năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội được biểu thị trong việc nhận thức, tiếp nhận, nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ không thể tự mình nhận thức nội dung giá trị nhân văn quân sự để xây dựng nhân cách của mình, tri thức ấy chỉ có được trong quan hệ với các chủ thể khác thông qua chương trình, nội dung giáo dục của các chủ thể khác. Quá trình tiếp thu tri thức ấy càng nhiều và càng đi vào chiều sâu, thì càng có nhiều khả năng xây dựng nhân cách của mình có chất lượng, hiệu quả. Điều đó chỉ có thể diễn ra trên cơ sở thái độ tích cực, tự giác và năng lực tiếp thu tri thức của các chủ thể khác trong chương trình giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam.
Tính tích cực, tự giác và năng lực tiếp nhận tri thức về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam ở hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nó có thể hiểu là sự biểu hiện cụ thể của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Tính tích cực tự giác vừa là cơ sở, động lực cho nâng cao năng lực phát huy, vừa là kết quả của nâng cao năng lực phát huy giá trị nhân văn quân sự vào xây dựng nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ và sự hiểu biết về nội dung, ý nghĩa của giá trị nhân văn quân sự đối với hoàn thiện nhân cách càng cao thì càng thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong phát huy giá trị đối với xây dựng nhân cách của họ.
Tính tích cực tự giác được hình thành cũng có nghĩa đã tạo ra cơ sở, động lực về ý chí, quyết tâm trong quá trình làm giàu tri thức về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam. Tri thức về giá trị nhân văn quân sự càng toàn diện, càng đi sâu vào thực chất thì càng cho phép hạ sĩ quan, binh sĩ gia tăng tính tích cực, tự giác bởi nội dung có ý nghĩa và sự hấp dẫn đối với loại tri thức này. Biện chứng giữa hai mặt này trong tính chỉnh thể thống nhất và thể hiện vai trò với nội dung là yếu tố có tính quy định đối với phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách của họ.
Xét đến cùng, tính tích cực, tự giác của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ trong nhận thức nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất quyết định trực tiếp cho quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt