Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ
4.2. Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho hạ sĩ quan,
4.2.1. Xác định đúng đắn và chuẩn hóa nội dung giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay
Xuất phát từ vai trò to lớn của giáo dục trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, đồng thời thông qua nội dung giáo dục để nâng cao nhận thức giá trị nhân văn quân sự Việt Nam hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Thực hiện tốt việc đó các chủ thể tiến hành giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam cần phải thường xuyên hoàn thiện về nội dung, đổi mới về phương pháp cho phù hợp với các đối tượng, đặc điểm, nhiệm vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị cơ sở.
Để thực hiện tốt giải pháp này, các chủ thể cần thực hiện những biện pháp sau:
Một là, kết hợp giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới.
Do hiện nay việc giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam chưa có một chương trình riêng, vì vậy việc xác định đúng đắn và chuẩn hóa nội dung giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội cần phải lồng ghép vào nội dung giáo dục chính trị của đơn vị. Theo đó, giáo dục giá trị nhân văn
trong mục tiêu chiến đấu của dân tộc qua các thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự chủ, thời kỳ độc lập tự chủ phong kiến và thời kỳ cận đại gắn cách mạng vô sản.
Kết hợp chặt chẽ nội dung giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam với giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là phương thức chính, quyết định kết quả trong xây dựng quân đội vững mạnh. Bởi chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học, mang tính cách mạng triệt để và tính nhân văn sâu sắc, là học thuyết chính trị, xã hội đúng đắn nhất trong lịch sử hướng đến mục tiêu giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới bình đẳng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để hình thành, phát triển phẩm chất chính trị, qua đó nâng cao hơn nữa bản lĩnh, ý chí và ý trí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ, “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” [39, tr. 31] ở họ. Cùng với đó, thông qua nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, làm cơ sở để hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhận thức sâu sắc tính chất nhân văn trong hoạt động quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo là triệt để và cách mạng nhất, bởi “những lợi ích mà nó mang lại cho khối quảng đại quần chúng nhân dân, tính nhân dân càng cao thì tính cách mạng, tính nhân văn càng sâu sắc” [149, tr. 358 - 359].
Giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam theo chương trình, kế hoạch huấn luyện, thiết lập, củng cố các giá trị, chuẩn mực, đồng thời lựa chọn các phương thức, biện pháp để điều chỉnh nhằm phát huy vai trò to lớn của giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong giáo dục, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ làm cơ sở hoàn thiện, phát triển phẩm chất chính trị của họ. Thực hiện điều này là quá trình làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng không ngừng được củng cố, phát huy trong phẩm chất chính trị
của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
Cùng với quá trình làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng giữ vị trí ưu tiên trong hình thành, phát triển phẩm chất chính trị của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, các chủ thể cần thường xuyên củng cố, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam khơi dậy trong họ ý thức, trách nhiệm, lòng tự hào quê hương đất nước, làm cho các giá trị nhân văn quân sự “ăn sâu”, “bám chắc” trong mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ, trở thành niềm tin, tình yêu, sức mạnh trong mỗi con người, thôi thúc họ phấn đấu vươn lên làm chủ bản thân, hoàn cảnh hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, quân đội và nhân dân giao phó.
Tăng cường giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức cách mạng của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, là quá trình gia tăng tri thức giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong quá trình giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức cách mạng trong nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ. Về thực chất là lưu truyền ngọn lửa về tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính cộng đồng, lòng nhân ái... Giáo dục cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhận thức rõ các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nói riêng, trong đó tập trung làm rõ mục tiêu, phương thức hoạt động quân sự của dân tộc, cách thức ứng xử quan hệ người - người trong hoạt động quân sự đậm tính nhân văn.
Một trong những đặc trưng tiêu biểu biển thị tính chất nhân văn sâu sắc trong tổ chức quân đội ta đó là tinh thần đoàn kết “trên dưới một lòng”, “quân sĩ một lòng phụ tử”, đó là tình đồng chí, đồng đội thấm đẫm tính nhân văn.
Theo đó, cùng với biện pháp xác định đúng đắn, chuẩn hóa nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức của hạ sĩ
quan, binh sĩ Quân đội thì cán bộ, lãnh đạo chỉ huy phải luôn luôn là tấm gương sáng cho hạ sĩ quan, binh sĩ học tập, noi theo, “phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu” [39, tr. 24]. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để giáo dục nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức cách mạng của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Sinh thời, rất nhiều lần Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải làm gương cho chiến sỹ và không loại trừ cấp chức nào. Người căn dặn: Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói.
Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng.
Quan tâm đến cuộc sống của đơn vị hằng ngày một cách chu đáo đã là một tấm gương, song người cán bộ còn phải làm cho mọi hành vi, lời nói của mình trở nên mẫu mực để bộ đội noi theo, “phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn” [91, tr. 484].
Một khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới thì họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, bè cánh thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy phải thực sự xứng đáng là người anh, người
“chị hiền” tận tụy chăm lo cho tập thể, cho từng chiến sỹ. Cán bộ phải là hạt nhân đoàn kết thống nhất, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng.
Khi người cán bộ quân đội được xem như một tấm gương về đức và tài cho chiến sỹ, sẽ luôn là biểu tượng cho họ phấn đấu học tập, rèn luyện noi theo. Đó chính là làm nảy sinh nhu cầu về mặt xã hội của người lính, sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho quân nhân vươn lên, làm cơ sở để giáo dục trong quân đội, nhất là
giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt. Đồng thời cần thấy rằng, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sỹ không chỉ biểu hiện ở việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng mà còn được biểu hiện ở tình đồng chí, đồng đội - một giá trị đạo đức cao đẹp mang ý nghĩa xã hội - chính trị sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn, chứa chan tình yêu thương con người.
Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về truyền thống và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; về tổ chức, kỷ luật, pháp luật để họ hiểu đúng vấn đề kỷ luật là sức mạnh của quân đội; đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo dục giá trị và kỹ năng giao tiếp trong xưng hô, chào hỏi hàng ngày với mọi người cả trong và ngoài đơn vị. Kết hợp đưa họ vào các hoạt động, sinh hoạt tập thể như hội thi, hội thao, hội diễn để củng cố, nâng cao nhận thức; qua đó kịp thời phát hiện, uốn nắn sai sót, lệch lạc. Bên cạnh đó, phải duy trì, thực hiện nghiêm túc các chế độ học tập, sinh hoạt trong ngày, trong tuần, để hình thành ở họ thói quen có nếp sống chính quy, khoa học và có văn hoá. Đạt được như vậy, họ sẽ luôn cảm nhận được bầu không khí dân chủ, công bằng, đoàn kết, sự ấm áp, thiêng liêng của tình “tướng - sĩ”; luôn yên tâm xác định rõ nhiệm vụ, chức trách và đặt niềm tin, dành trọn tình cảm kính phục vào đội ngũ cán bộ; đồng thời tích cực, tự giác, phát huy khả năng sáng tạo trong học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật, nếp sống chính quy.
Đẩy mạnh công tác giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm hình thành, phát triển phẩm chất chiến đấu trong nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ.
Trong hoạt động huấn luyện chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật... cho hạ sĩ quan, binh sĩ cần lồng ghép giáo dục nội dung, phương thức tiến hành chiến tranh của dân tộc, làm nổi bật giá trị nhân văn của phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân chiến đấu. Trong cuộc đấu tranh không cân sức với địch chúng ta đã linh hoạt, sáng tạo nên nền nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là nghệ thuật “dĩ đoản chế trường”, dùng “đoản binh chế trường trận”, kết hợp “lực- thế - thời - mưu”, đánh chắc thắng để hạn chế thương vong đến mức thấp nhất, đỉnh cao của nghệ thuật đó là kế sách “tâm công” đánh vào lòng người. Trong chiến tranh cách mạng là sử dụng kết hợp đấu tranh trên các mặt trận, lĩnh vực cả quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận nhờ đó mà tránh được sự hao tổn xương máu của binh lính hai bên.
Trên nền tảng giá trị nhân văn quân sự Việt Nam, hạ sĩ quan, binh sĩ hình thành phẩm chất chiến đấu với ý chí quyết tâm cao, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và niềm tin chiến thắng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp tăng cường rèn luyện và động viên, khích lệ hạ sĩ quan, binh sĩ rèn luyện để xây dựng ý chí quyết tâm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; làm cho họ có ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, không kiêu căng, chủ quan khi giành thắng lợi, không chán nản khi thất bại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
Hai là, giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam gắn với bồi dưỡng, nâng cao năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội.
Cùng với giáo dục tri thức khoa học nói chung, tri thức về nội dung giá trị nhân văn quân sự Việt Nam là cơ sở phát triển năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ. Những tri thức về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhất là trong hoạt động đấu tranh vũ trang các thế hệ ông cha ta đã sáng tạo ra nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo mang bản sắc riêng có của dân tộc, đậm tính nhân văn được sản sinh ra từ chính thực tiễn cuộc chiến đấu không cân sức với những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới giành thắng lợi vang dội.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam bắt nguồn từ nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, yêu hòa bình, yêu công lý, không sợ sức mạnh cường quyền, áp bức. Đó là truyền thống vẻ vang: cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc, đánh địch toàn diện; lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu trị mạnh; chủ động tích cực, liên tục tấn công địch bằng sức mạnh tổng hợp, quyết đánh, quyết thắng.., các giá trị đó khi được “trao truyền”, gìn giữ, vun đắp kết hợp với nghệ thuật quân sự hiện đại nó sẽ là một trong những “cẩm nang” để hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội vận dụng phát triển nâng cao năng lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam phải gắn với bồi dưỡng, nâng cao năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội phải thường xuyên được đổi mới theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, của cách mạng, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và chức trách của hạ sĩ quan, binh sĩ;
mặt khác phải cập nhật được những tri thức khoa học mới nhất, nắm bắt kịp thời với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại, của cuộc chiến tranh công nghệ cao.
Cùng với các tri thức trên, chủ thể phát huy tăng cường giáo dục nâng cao sự hiểu biết của hạ sĩ quan, binh sĩ về âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với quân đội, đặc biệt là âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”;
nhận thức đúng về đối tác, đối tượng, làm cho họ nhận thức đúng và chủ động nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Toàn bộ những giá trị nhân văn quân sự Việt Nam khi đã thâm nhập,
“thấm” vào tiềm thức, tri thức hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ thức tỉnh lương tâm, chính là sự phát triển của tình cảm, lý trí và ý chí, tức là sự phát triển của ý thức nhân cách trong mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Cùng với đó là sự lớn lên về hiểu biết về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong họ sẽ tạo ra động lực tinh thần to lớn để tự chiến thắng những cám dỗ về lợi ích cá nhân trong kinh tế thị trường, trong phân hóa giàu nghèo hiện nay. Sự hiểu biết về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam sẽ hun đúc nên lòng căm thù giặc, chiến thắng những thế lực thù địch đang âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, trong đó có gia đình nhà mình.
4.2.2. Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay thì đổi mới về nội dung phải gắn liền với đổi mới về phương pháp và hình thức giáo dục theo hướng đa dạng hóa hoạt động giáo dục và có sự lựa