Cấu tạo Chức năng
Lông + Có chức năng như các thụ
thể : tiếp nhận virut, tham gia vào quá trình tiếp hợp
+ Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào chủ
Roi + Giúp vi khuẩn di chuyển
Màng ngoài Màng ngoài : lipopolisaccarit (LPS):
gồm 3 thành phần :
+ Lipit A : 2 phân tử N acetyl
glucozamin, 5 chuỗi dài axit béo: lipit A là nội độc tố của vi khuẩn, gây sốt, tiêu chảy, phá hủy hồng cầu…
+ Polisaccarit lõi
+ Kháng nguyên O : phần polisccarit vươn khỏi màng vào môi trường: quyết định nhiều đặc tính huyết thanh của các vi khuẩn có chưa 1LPS và vị trí gắn thụ thể của thể thực khuẩn
Màng ngoài còn có thể có 1 số loại prôtein: prôtein cơ chất: vd porin (protein lỗ)ở E. coli, protein màng ngoài có năng lực vận chuyển chuyên biệt các
lớp peptiđôglican bên trong với màng ngoài
Thành peptiđôglican
Là loại polyme xốp, khá bền vững, cấu tạo bởi 3 thành phần:
- N-Acetylglucosamin - Acid N-Acetylmuramic
- Tetrapeptid chứa cả D- và L- acid amin
- Thành tế bào giúp duy trì hình thái của tế bào,
- Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao
- Giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào ,
- Cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn,
- Liên quan đến tính kháng nguyên , tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể
Axit teichoic Axit teichoic là polime của ribitol và glixerol photphat
Vận chuyển các ion dương vào ra tế bào, giúp tế bào dự trữ phot phat. có liên quan đến kháng nguyên bề mặt và tính gây bệnh của 1 số vk gram dương.
Khoang chu chất + Chứa các protein tham gia vào sự thu nhận chất dinh dưỡng: vd các enzim proteinaza, ncleaza,các protein vận chuyển qua màng, protein thụ thể( làm hỗ bám của thể thực khuẩn
+ Các vi khuẩn phản nitrát hóa và hóa tự dưỡng vô cơ thường chứa các protein của chuỗi vận chuyển điện tử
+ Chứa các enzim tham gia vào sự tổng hợp peptiđôglican và cải biến các hợp chất độc tố có thể gây hại cho tế bào.
Màng sinh chất Có cấu trúc màng kép Vận chuyển các ch t qua màng
Ribôxôm Cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn 70S (30S+ 50S) nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực 80S (40S+ 60S).
Bộ máy tổng hợp prôtêin
Tế bào chất Là một dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.
Nơi diễn ra các hoạt động sống bên trong TB.
Vùng nhân - Không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền là một phân tử ADN vòng và thường không kết hợp với protein histon.
Vật chất di truyền
Plasmit Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là
plasmit.
Mezôxôm Chủ yếu có ở Gram dương, do MSC xâm nhập, đâm sâu vào tế bào chất.
+ Gắn với ADN và có chức năng trong quá trình sao chép ADN và quá trình phân bào.
+ Quang hợp hoặc hô hấp ở một số vi khuẩn quang hợp hoặc có hoạt tính hô hấp cao.
Các hạt dự trử Giọt mỡ (Lipit) và tinh bột.
1
Câu 4 : Liệt kê các đặc điểm giống nhau của vi khuẩn, ti thể và lục lạp hay chứng minh ti thể, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn nội cộng sinh trong tế bào nhân thực ?
ĐA :
- Kích thước của vi khuẩn, lục lạp và ti thể xấp xỉ nhau
- Đều có màng kép Màng ngoài của ty thể giống màng tê bào nhân chuẩn. Màng trong tương ứng với màng sinh chât của vi khuẩn bị thực bào
- Đều chứa ADN, ARN, ribôxôm, các enzim, các protein
ADN của ty thể, lục lạp giông ADN của vi khuẩn : cấu tạo trần, dạng vòng không liên kết với protein histon.
- Đều chứa ribôxôm loại 70S (30S + 50S)
- Có khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập theo kiểu phân đôi
1
Câu 7: Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm. Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này
ĐA:
Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm
- Không có màng ngoài - Có axit teicoic
- Không có khoang chu chất - Nhuôm Gram có màu tím - Thành peptiđôglican dày.
- Mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixillin.
- Đại diện: Trực khuẩn than, hủi…
- Có màng ngoài - Không có axit teicoic - Có khoang chu chất - Nhuộm Gram có màu đỏ - Thành peptiđôglican mỏng
- ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixillin.
- bĐại diện: Vk E.coli, trực khuẩn ho gà….
ý nghĩa:
+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu.
+ Dùng trong phân loại để phân biệt các loại kháng sinh khác nhau.
1
Câu 1 : Phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
- Đại diện : Vi khuẩn, vi khuẩn lam, xạ khuẩn - Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh, có ADN trần dạng vòng,
- Không có các bào quan ống có màng bao bọc, không có hệ thống nội màng
- Ribôxôm có kích thước 70S (30S + 50S)
- Đại diện : nguyên sinh vật, nấm, động vật, thực vật
- Cấu tạo phức tạp, có nhân hoàn chỉnh, có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, ADN liên kết với protein tạo cấu trúc nhiễm sắc thể
- Tế bào chất có hệ thống nộ màng, có các bào quan có màng bao bọc như ti thể, lục lạp, bộ máy goongi, lizôxôm, không bào...
- Ribôxôm có kích thước 80S (40S + 60S)
- Phương thức phân bào phức tạp : gián phân có gián phân nguyên nhiễm (nguyên
phân), gián phân giảm nhiễm (giảm phân)
1
Nêu cơ sở hóa học của phương pháp nhuộm Gram? Ý nghĩa của phương pháp nhuộm Gram?
Giải
- Phương pháp nhuộm Gram là phương pháp nhuộm kép. Một lần nhuộm bằng thuốc nhuộm màu tím, một lần bằng thuốc nhuộm màu đỏ.
- Cơ sở hóa học: Do cấu tạo thành TB VK Gram (–) và Gram (+) khác nhau nên bắt màu thuốc nhuộm khác nhau.
+ VK Gram (-): Có lớp peptidoglucan mỏng, nằm giữa lớp màng sinh chất và màng ngoài. Màu tím kết tinh dễ dàng bị rửa trôi khỏi tế bào chất và TB có màu hồng hoặc đỏ.
+ VK Gram (+): có thành TB dày, được tạo thành từ peptidoglucan. Hợp chất này giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất. Việc rửa cồn không loại bỏ được tím kết tinh, ngăn chặn màu hồng hoặc đỏ.
- Ý nghĩa: + sinh học: Phân loại được VK dựa trên sự khác biệt về thành phần thành tế bào.
+ thực tiễn: Ứng dụng điều trị. Phần lipit của lớp LPS trong thành của VK Gram (-) là độc, gây sốt hoặc gây sốc; màng ngoài giúp bảo vệ tế bào khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể. VK Gram (-) có xu hướng kháng lại kháng sinh tốt hơn VK Gram (+) do lớp màng ngoài ngăn cản thuốc vào trong tế bào.
2.0 TẾ BÀO NHÂN THỰC
2
Câu 2.
a. Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay đổi kích thước tế bào đó là những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau và mối liên hệ của các thành phần đó trong cơ chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
b. Các bào quan trong tế bào chất thực hiện vào quá trình tổng hợp và hoàn thiện cấu trúc các enzym thủy phân của lizôxôm như thế nào?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Đó là không bào và thành tế bào.
- Khác nhau:
+ Không bào: hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa bơm prôton.
- Mối liên hệ: Khi các sợi xenlulôzơ trong thành tế bào bị đứt gãy các liên kết hidro do bơm prôton bơm H+ vào thành, không bào hút nước tăng thể tích, tạo lực đẩy các sợi xenlulôse trượt trên nhau, thành tế bào giãn, tế bào tăng kích thước.
0,25 0,25 0,25 0,25
b - Tổng hợp chuỗi pôlypeptit tại ribôxôm ở lưới nội chất hạt.
=> các chuỗi pôlypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt để cuộn xoắn và hoàn thiện cấu trúc
=> vận chuyển tới mặt cis, tại đây tiếp tục được sửa đổi trong quá trình đưa tới mặt trans của bộ máy golgi.
=> tại mặt trans, enzim hoàn chỉnh được đưa tới lizôxôm trong các túi vận chuyển.
0,25 0,25 0,25 0,25
2