Các bào quan trong tế bào chất của tế bào tham gia quá trình tổng hợp và sửa đổi enzym thủy phân trong lyzôxôm như thế nào?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn học SINH GIỎI môn SINH 10 nguyễn viết trung TRƯỜNG THPT THẠCH bàn hà nội (Trang 38 - 43)

Giải

1- Để tránh tác động phân hủy của enzim hydroxylaza trong lyzôxôm, các protein trên màng lyzôxôm đều được glycosyl hóa.

- Glycosyl hóa đầu N với sự gắn oligosacharit tạo glycoprotein giúp tránh tác động của enzim.

2. - Tổng hợp chuồi polypeptit ở ribôxôm liên kết ở ER hạt.

=> các chuỗi polypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt để cuộn xoắn và sửa đổi

=> vận chuyển tới mặt cis, tại đây tiếp tục được sửa đổi trong quá trình đưa tới mặt trans của bộ máy golgi.

=> tại mặt trans, enzim hoàn chỉnh được đưa tới lyzôxôm trong các túi vận chuyển.

2

Nhờ bào quan nào mà tế bào xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực? So sánh các dạng cấu trúc của bào quan này?

- So sánh LNC trơn và LNC hạt.

+ Điểm giống nhau:

• Đều là các bào quan có cấu trúc màng;

• Đều cấu tạo từ protein + photpholipit;

• Đều có nguồn gốc từ màng sinh chất phân hoá, ăn sâu tạo thành;

• Đều có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào.

+ Điểm khác nhau:

Tiêu

chí Lưới nội chất trơn Lưới nội chất hạt

Cấu tạo

• Chứa nhiều photpholipit hơn

• Gồm các kênh hẹp nối với nhau

• Nằm phân tán trong tế bào chất

• Không có ribôxôm

• Chứa ít photpho lipit hơn

• Gồm các túi dẹp xếp song song

• Phân bố thành từng nhóm

• Mặt ngoài có đính nhiều ribôxôm

Chức năng

• Tổng hợp lipit, chuyển hoá hydrat cacbon, giải độc (bố sung nhóm hydroxyl vào phân tử thuốc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ dàng đẩy ra khởi cơ thể hơn) vào dự trữ ion Ca…

• Tổng hợp protein xuất bào, protein màng, protein lizôxôm

Quan hệ với Gôngi

Quan hệ về cấu tạo: gongi được tạo ra từ lưới nội chất trơn.

Quan hệ về chức năng: các chất tổng hợp ở nội chất hạt được chuyển sang gongi để hoàn thiện và bao gói.

2

a) Ở tế bào động vật có một bào quan phổ biến được ví như một nhà máy xử lí và tái chế các vật liệu phế thải.

- Bào quan đó có tên gọi là gì? Trình bày cấu trúc và chức năng của nó.

- Trong các loại tế bào của người, loại tế bào nào có bào quan này nhiều nhất?

Trả lời:

- Đó là lizôxôm

- Cấu trúc : + được bao bọc bởi 1 lớp màng.

+ bên trong chứa nhiều enzim thủy phân.

- - Chức năng: + phân hủy các tế bào già, các bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi,…

+ tiêu hóa nội bào.

- Đó là tế bào bạch cầu.

b) Hãy nêu các thành phần cấu trúc bề mặt của tế bào nhân sơ giúp chúng thích nghi với môi trường sống?

Trả lời:

- Thành tế bào có bản chất là peptidoglican: giúp duy trì hình dạng của tế bào, giúp tế bào không bị vỡ trong môi trường nhược trương. (0,25đ)

- Màng ngoài (ở vi khuẩn Gram âm): giúp bảo vệ tế bào, ngăn chặn sự xâm nhập của chất kháng sinh, các chất độc làm tổn thương tế bào. (0,25đ)

- Lớp màng nhầy có bản chất là polisaccarit hoặc protein giúp vi khuẩn: bám, tránh được sự tiêu diệt bởi đại thực bào, vượt qua lúc khô hạn..(0,25đ)

- Lông roi: giúp vi khuẩn di chuyển. (0,25đ)

2

Câu 2: ( 2 điểm) Cấu trúc tế bào

1. Một axit amin chứa nitơ phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó . Hãy mô tả con đường mà axit amin đó đã đi qua và cho biết ở mỗi nơi trên con đường ấy nó đã được biến đổi như thế nào?

+ Màng sinh chất hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng vào trong tế bào. (0,25 điểm)

+ Tại tế bào chất, axit amin được hoạt hóa, gắn vào tARN tạo thành phức hệ axit amin – tARN trong tế bào chất tham gia dịch mã → tại ribôxôm trên lưới nội chất hạt, axit amin được gắn vào chuỗi polipeptit đang tổng hợp. (0,5 điểm)

+Sau đó, chuỗi polipeptit được chuyển đến túi tiết, đưa đến bộ máy gongi được đóng gói túi tiết để vận chuyển đến màng sinh chất. Tại đây, túi tiết hòa nhập với màng sinh chất và được đưa ra ngoài bằng cách xuât bào. (0,25 điểm)

2.Perôxixôm tồn tại chủ yếu ở các loại TB nào? Trong các TB, perôxixôm thực hiện chức năng gì?Ớ tế bào thực vật có loại perôxixôm đặc trưng gọi là gì? Vai trò của nó?

Đáp án:

- Perôxixôm tồn tại chủ yếu ở các loại TB: chủ yếu trong TB gan, thận của động vật có vú; trong nấm men, động vật nguyên sinh; trong lá, hạt của một số thực vật. (0,25 điểm)

- Perôxixôm chứa hệ enzim glicolat oxidaza và catalaza. Các enzim oxidaza có tác động oxi hóa nhiều chất (chuyển H+ đến oxi) tạo peroxyhidro (H2O2 – chất độc tế bào) rồi chuyển hóa thành H2O và O2 nhờ enzim catalaza. (0,25 điểm)

- Perôxixôm còn có nhiều trong các TB chuyển hóa lipit và trong TB gan chuyển hóa và khử độc hại của rượu etilic. Ngoài ra, ở một số TB thực vật, perôxixôm phối hợp và tương tác trong quá trình tạo thành các sản phẩm quang hợp. Trong hạt cây có dầu, các perôxixôm được gọi là glioxixom vì chúng có chứa hệ enzim của chu trình glioxilat có thể biến đổi lipit thành glucozo cần thiết cho sự phát triển của hạt. (0,25 điểm)

- Glioxixom: Ở tế bào thực vật có loại peroxixôm đặc trưng được gọi là glioxixôm. Trong glioxixôm có các enzim của chu trình glioxilat là quá trình chuyển hóa các axit béo thành đường – là quá trình quan trọng và chỉ đặc trung cho thực vật – và ở một số động vật bậc thấp. Ở động vật có xương sống bậc cao không có quá trình này. Chu trình glioxilat được thực hiện bởi một loại perôxixôm đặc biệt được gọi là glioxixom nhờ hệ enzim của chu trình chứa trong đó. (0,25 điểm)

2

a. Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải cơ quan đó?

b. Cấu trúc nào được coi là “giá đỡ”cơ học cho tế bào? Chức năng của cấu trúc đó là gì?

Ý Nội dung cần đạt được Điểm

a - Bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật và người có cấu trúc là chất nền ngoại bào, thành phần chủ yếu của là gai glicoprotein xuyên từ màng sinh chất ra phí ngoài môi trường của tế bào.

- Gai glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vài trò:

+ Nhận biết nhau + Nhận biết tế bào lạ.

+ ghép nối tạo thành mô.

- Nhờ cấu trúc này khi ghép tế bào hoặc cơ quan lạ cơ thể nhận ra và đào thải. Vì vậy muốn ghép mô thành công thì cần điều kiện mô tương thích.

0,5 0,5

0,25 b - Khung xương tế bào

- Vai trò:

+ Chống lại tác động cơ học vào tế bào động vật + Đảm bảo hình dạng của TBĐV

+ Nơi neo đậu các bào quan + Giúp tế bào di chuyển: lông, roi + Đảm bảo quá trình di ch yển NST.

0,25 0,5

CHỦ ĐỀ IV: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

1.

Câu 1: Phân biệt sự vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất

ĐA:

Đặc điểm so sánh

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Khái niệm - Là phương thức vận chuyển các chất qua

màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (vận chuyển theo chiều gradien nồng độ)

- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (vận chuyển ngược gradien nồng độ)

Nhu cầu năng lư ng

- Không tiêu tốn năng lượng ATP - Tiêu tốn năng lượng ATP Con đường

vận chuyển

- Có thể khuếch tán qua lớp kép photpholipit + Các chất thân dầu: O2, CO2, N2, benzen...

+ các chất phân cực không tích điện: nước, urê, Glycôzen

- Qua kênh prôtêin đặc hiệu: Na+, K+, Cl-, Ca2+, Mg2+...

- Vận chuyển bằng prôtêin mang: glucozơ ở màng hồng cầu người, galăctozơ ở VK E.coli...

- Qua prôtêin chất mang + Bơm ATP azza

+ Građien iôn: Đồng vẩn, đối vận chuyển

Các chất được vận chuyển

- Các phân tử

2.

Câu 2: Trình bày sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất ĐA:

Sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất:

- Khuếch tán nhanh: các chất vận chuyển qua kênh P. Các chất vận chuyển liên kết với Protein trên màng, TB hấp thụ các chất cần thiết, hoặc loại bỏ những chất không cần cho tế bào theo chiều gradien nồng độ.

- Bơm Na – K: Kênh Protein tiêu thụ năng để bơm ion Na+ ra ngoài màng, K+ đi vào trong màng ngược chiều gradien nồng độ.

- Bơm proton: Kênh Protein tiêu thụ năng lượng để bơm proton ra ngoài màng ngược chiều gradien nồng độ.

3.

Câu 3: Ngâm tế bào hồng cầu ngườitế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:

- dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương.

Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?

ĐA* Hiện tượng:

Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành

Ưu trương TB co lại và n ăn nheo Co nguyên sinh

Nhược trương Tế bào trương lên ->Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế ào (tế bà rương nước )

Giải thích: - Tế bào hồng cầu ở môi trường nhược trương có nồng độ chât tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào hồng cầu nhưng vì tế bào biểu bì hành là tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co ngyrn sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào hồng cầu

4.

Câu 4: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.

a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?

b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?

- Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo.

- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân tạo.

- Saccarôzơ là loại đường đôi có kích thước phân tử lớn hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc.

- Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình

- Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo

5.

Câu 5

a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích?

b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào?

ĐA:

a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+:

- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép - Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc.

b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng

* Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng

6.

Câu 6 : Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ?

ĐA : Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu

- Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.

7.

2. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép?

- Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholip t. Mỗi kênh protein thông thường chỉ cho một hoặc một số hất tan giống nhau đi qua.

0,25 - Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn và/hoặc tích

điện đi qua màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không

0,25 - Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu của tế

bào. Tế bào có thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng – mở các kênh, qua số lượng các kênh trên màng. Trong khi đó, khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch (gradient) nồng độ giữa bên trong và bên ngoài màng.

0,25

- Khuếch tán qua kênh prôtêin diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép. 0,25

CHỦ ĐỀ V : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO 1. ATP

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn học SINH GIỎI môn SINH 10 nguyễn viết trung TRƯỜNG THPT THẠCH bàn hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)