VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn học SINH GIỎI môn SINH 10 nguyễn viết trung TRƯỜNG THPT THẠCH bàn hà nội (Trang 128 - 136)

PHẦN I A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 14. ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ

II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

Sử dụng các chất ức chế hoặc chất hoạt hóa để điều chỉnh hoạt tính của enzim .

Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim phản ứng ngừng lại.

Bệnh rối loạn chuyển hóa: là bệnh cho enzim xúc tác cho một cơ chất nào đó không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít làm cho cơ chất không được chuyển hóa hay chuyển hóa theo một con đường khác gây bệnh cho cơ thể.

(Nêu cấu trúc của en zim? Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính enzim bị giảm hoặc bị mất đi. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

Enzim có bản chất là protein nên có cấu trúc phức tạp, đặc biệt là cấu trúc hình thù không gian. Mỗi enzim có cấu trúc không gian đặc thù, đặc biệt là vùng được gọi là trung tâm hoạt tính. Trung tâm hoạt tính được cấu tạo bởi một số các axitamin đặc thù và có hình thù không gian đặc thù, phù hợp với cơ chất mà enzim xúc tác. Hình thù của trung tâm hoạt tính có thể bị thay đổi, một số enzim, còn có thêm trung tâm điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh thù hình của trung tâm hoạt tính(0,50đ)

-Khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính enzim bị giảm hoặc bị mất đi, do protein của enzim bị biến tính cấu hình trung tâm phản ứng bị thay đổi(0, 25 điểm)

-Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim (0, 25 điểm)

@@@@@@

a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:

Chất A Chất B Chất C Chất P (sản phẩm)

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?

b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em Ánh đã tiến hành thí nghiệm sau:

Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:

Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt

Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.

Ánh quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Ánh tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?

a. Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy:

- Tính chuyên hóa cao của enzime.

- sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc tác cho phản ứng đầu tiên.

- Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào.

b. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện.

- Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt)

Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.

- Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp.

u III:

2 điể m

Bài tập nguyên phân, giảm phân

27. 1

1.1. chu kỳ TB;

Nêu vai trò của các điểm chốt (điểm kiểm soát) trong điều chỉnh chu kì tế bào?

- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như từ bên trong tế bào. Tại G1 cũng như một số giai đoạn khác có tồn tại “điểm kiểm soát”

mà ở đó tế bào tích lũy đủ một lượng phức chất nhất định thì nói mới chuyển sang pha kế tiếp

+ điểm chốt R ( vào S) : là điểm chốt ở cuối pha G1, báo hiệu rằng các quá trình tăng trưởng, quá trình chuẩn bị cho sự cho sự tái bản ADN đã hoàn tất. Nếu tb vượt qua G1 sẽ tiếp tục sang pha S, nếu không tb bị ách lại tại G1

+ Điểm chốt G2 ( vào M) : báo hiệu các quá trình cần thiết cho phân bào phải được hoàn tất như : tái bản ADN sự tạo thành các vi ống để chuẩn bị cho sự tạo thoi phân bào...Nếu chưa hoàn tất hoặc có hư hỏng ADN -> tb bị ách lại ở G2, không đi vào M -> ngăn chặn việc di truyền các hư hỏng trong hệ gen cho các tế bào con cháu.

+ Điểm chốt M : Ở giai đoạn kì giữa chuyển sang kì sau : Nếu các quá trình như tan rã màng nhân , tạo thoi phân bào ... chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở M -> các tế bào đa bội , kì sau và kì cuối không xảy ra.

a- (Chu kì tế bào là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản trong quá trình phân bào của tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn.

+ Chu kì tế bào là trình tự các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân.

Mỗi chu kì tế bào gồm hai giai đoạn là kì trung gian và nguyên phân.

+ Phân biệt:

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

- Phân bào theo cơ chế trực phân.

- Không có sự hình thành tơ vô sắc, phổ biến nhất là sự phân đôi.

- Phân bào theo cơ chế gián phân.

- Có sự hình thành tơ vô sắc, gồm hai hình thức là nguyên phân và giảm phân.

1. Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào.

2. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?

1. Đặc điểm của các pha trong kỳ trung gian:

- Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua

0,5đ

- Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn gợp nhiều hợp chât cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng.

- Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào.

0,25đ 0,25đ 2. - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kỳ trung gian.

- tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian.

- Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.

- Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn.

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kì trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?

Đặc điểm các pha trong kì trung gian:

- Pha G1: Gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan, tổng hợp các ARN và các protein, chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp AND. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R, tế bào nào vượt qua điểm R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hoá.

- Pha S: Có sự nhân đôi của AND và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng.

- Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin, hình thành thoi phân bào Nhận xét kì trung gian của các loại tế bào:

- Tế bào vi khuẩn: Phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian

- Tế bào hồng cầu: Không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian.

- Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể - Tế bào ung thư: Kì trung gian rất ngắn

28. 1

Trong hệ sinh dục cái của 1 cá thể động vật có 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần, các tế bào tạo ra sau nguyên phân đều trở thành các tế bào sinh trứng, các tế bào sinh trứng đều giảm phân tạo ra các giao tử, các giao tử tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 10%. Xác định:

a) Tổng số NST trong các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân.

b) Tổng số tế bào tạo ra sau khi các hợp tử đều phân chia 5 lần.

Biết rằng bộ NST của loài 2n = 18

a, Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân là : 1023 = 80

=> Số NST trong các tế bào con tạo ra sau nguyên phân là: 8018 = 1440 ( NST ) b. Số hợp tử tạo thành là:

- Số giao tử cái tạo ra: 1x 80 =80 giao tử cái (vì 1 TB sinh trứng tạo ra 1 trứng) - Số hợp tử tạo thành: 80 x 10% = 8 (hợp tử)

=>Số tế bào thu được sau khi hợp tử phân chia 2 lần là: 8.25 = 256 ( tế bào )

@@@@

Hình dưới mô tả một kì của của quá trình phân bào từ một tế bào mẹ ban đầu.

Giả sử bộ nhiếm sắc thể của loài 2n = 8. Qan sát hình này, xác định:

1. Tế bào đang thực hiện hình thức phân bào gì?

2. Thuộc kì nào của phân bào?

3. Số tế bào con tạo ra khi kết thúc quá trình phân bào trên là bao nhiêu?

4. Tổng số nhiễm sắc thể của tất cả các tế bào con tạo ra khi kết thúc quá trình phân bào là bao nhiêu?

Giải.

1. Tế bào trên đang thực hiện hình thức phân bào giảm phân.

2. Thuộc kì sau của giảm phân II.

3. Số tế bào con tạo ra khi kết thúc phân bào là 4.

4. Tổng số nhiễm sắc thể của tất cả các tế bào con là: 4 x 4 = 16 (nhiễm sắc thể).

u IV:

2 điể m

Chuyển hóa vật chất và năng lương ở vi sinh vật

29. 1

1.1. Xác định các loại môi trường

Khi có ảnh sảng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

- (NH4)3 PO4 - 1,5;

- KH2PO4 - 1,0;

- MgSO4 - 0,2;

- CaCl2 - 0,1;

- NaCl - 5,0.

a) Môi trường trên là loại môi trường gì?

b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?

c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?

Trả lời:

a) Môi trường trên là môi trường tống hợp chứa lượng khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này là kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng vô cơ.

c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn nitơ là phôtphat amôn (NH4)3 PO4

30. 1

2.2. Các kiểu dinh dưỡng

@@@@@

Nêu 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp. Trong tự nhiên, nhóm nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao?

b. Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của

VSV sau: Nhóm 1: Tảo, VK lam, VK lưu huỳnh màu lục và màu tía

Nhóm 2: vi khuẩn nitrat hóa, VK luc, VK tía không có lưu huỳnh Nhóm 3: nấm, động vật nguyên sinh

ĐA:

b. - 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp: VK lưu huỳnh, VK sắt, VK chuyển hóa các hợp chất chứa nito

- Nhóm VK chuyển hóa các hợp chất chứa nito có vai trò quan trọng nhất vì:

+ là nhóm đông nhất

+ Đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên

b. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cácbon

VSV Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cácbon Tảo, VK lam, VK

lưu huỳnh màu lục và màu tía

quang tự dưỡng Ánh sáng CO2

vi khuẩn nitrat hóa Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2

VK luc, VK tía không có lưu huỳnh

Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ

nấm, động vật nguyên sinh

Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ

u V:

2 điể m

Sinh trưởng của vi sinh vật

31. 1

1.1. Sinh trưởng của VK trong môi trường nuôi cấy không liên tục Câu 1. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Trả lời:

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Câu 2. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Đ/A.

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

32. 1

2.2. Nuôi hai chủng vi khuẩn E. Coli khuyết dưỡng với triptophan và Staphylôccus (tụ cầu) nguyên dưỡng với triptophan trên môi trường không có triptophan, thấy cả hai chủng cùng sinh trưởng. Giải thích vì sao. Tốc độ sinh trưởng của VK nào nhanh hơn.

Cả hai chủng cùng sinh trưởng bởi vì chủng nguyên dưỡng sinh trưởng trước tiết ra triptôphan kéo theo chủng khuyết dưỡng cùng sinh trưởng. Đây là hiện tượng đồng dưỡng.

- Tốc độ sinh trưởng của VK nguyên dưỡng nhanh hơn vì VK nguyên dưỡng sinh trưởng sản sinh ra NTST thì VK khuyết dưỡng mới có thể sinh trưởng được.

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 – THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

(Đề gồm 02 trang) Câu 1 (1,0 điểm)

a. Theo hệ thống phân loại 3 Lãnh giới, sinh vật được phân loại thành 3 nhóm lớn gồm: Lãnh giới Vi sinh vật cổ, Lãnh giới Vi khuẩn, Lãnh giới Sinh vật nhân thực. Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa sinh vật thuộc Lãnh giới Vi khuẩn và sinh vật thuộc Lãnh giới Vi sinh vật cổ.

b. Nêu những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy giảm đa dạng sinh vật trên Trái Đất.

Câu 2 (1,0 điểm)

a. Kể tên các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào. Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? Đơn phân cấu tạo nên các đại phân tử đó là gì?

b. Trình bày các loại liên kết hóa học đảm bảo tính ổn định trong cấu trúc và tính linh hoạt trong chức năng của phân tử ADN xoắn kép.

Câu 3 (1,0 điểm)

Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào loại chất nào trên màng tế bào?

Loại chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?

Câu 4 (1,0 điểm)

a. Trong các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hình thức nào không tiêu dùng năng lượng có trong ATP?

b. Ở tế bào nhân thực, chất nào được vận chuyển từ tế bào chất vào trong nhân trong số những chất sau: protein loại histon, nuclêôtit, tARN? Giải thích.

Câu 5 (1,0 điểm)

a. Trong thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào gan, để tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào, người ta cho một lượng nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào. Sau đó khuấy nhẹ rồi để yên trong 15 phút. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa và khuấy thật nhẹ. Hãy cho biết vai trò của nước rửa chén bát và nước cốt dứa trong thí nghiệm này.

b. Biết màng nhân tạo được cấu tạo chỉ từ lớp kép phôtpholipit. Trong các chất sau: tinh bột, vitamin K, Ca2+, CO2, những chất nào có thể khuếch tán qua màng sinh chất, những chất nào có thể khuếch tán qua cả màng sinh chất và màng nhân tạo?

Câu 6 (1,0 điểm)

a. Trong pha sáng quang hợp, ôxi được sinh ra từ quá trình nào? Trình bày vai trò của quá trình đó.

b. Trong pha tối quang hợp, sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là chất nào? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 7 (1,0 điểm)

a. Trong hô hấp tế bào, để phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ trong điều kiện có ôxi, tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD+ và FAD+?

b. Tại sao tế bào sử dụng năng lượng có trong ATP cung cấp cho các hoạt động sống mà không sử dụng trực tiếp năng lượng từ glucôzơ?

Câu 8 (1,0 điểm)

Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.

a. Các tế bào thực vật liên kết với nhau thành mô nhờ chất nền ngoại bào.

b. Màng của lưới nội chất được cấu tạo từ một lớp kép phôtpholipit.

c. Ở kì đầu của giảm phân I luôn có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

d. Trong chất nền ti thể và chất nền lục lạp có chứa ribôxôm giống với ribôxôm của vi khuẩn.

Câu 9 (1,0 điểm)

a. Trong điều kiện: tế bào có bộ NST bình thường; quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường. So sánh cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II.

b. Tại sao trong quá trình phân đôi của vi khuẩn (phân bào trực tiếp) không cần hình thành thoi vô sắc vẫn có thể chia đồng đều vùng nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con?

Câu 10 (1,0 điểm)

a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của một số vi sinh vật sau: nấm, vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục, vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía?

b. Nuôi cấy vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng ở pha lũy thừa, lấy các mẫu vi khuẩn đưa vào 2 bình nuôi cấy sau:

- Bình nuôi cấy 1: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.

- Bình nuôi cấy 2: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là saccarôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Biết bình 1 và bình 2 là môi trường nuôi cấy không liên tục. Các chất cần cho sự sinh trưởng của vi khuẩn ở các môi trường nuôi cấy là như nhau. Vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E. coli trong hai bình trên.

---Hết---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….………..……; Số báo danh:………

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn học SINH GIỎI môn SINH 10 nguyễn viết trung TRƯỜNG THPT THẠCH bàn hà nội (Trang 128 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)