2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIB TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm 2007 - 2009
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tại VIB qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2007
Tỷ trọng
Năm 2008
Tỷ trọng
Năm 2009
Tỷ trọng Theo thành phần kinh tế 16.744 100% 19.774 100% 27.353 100%
Khách hàng cá nhân 4.618 27,58% 5.141 26,00% 7.960 29,10%
Khách hàng doanh nghiệp 12.126 72,42% 14.633 74,00% 19.393 70.90%
Theo thời hạn cho vay 16.744 100% 19.774 100% 27.353 100%
Ngắn hạn 10.025 59,9% 11.609 58,7% 17.400 63,6%
Trung & dài hạn 6.719 49,1% 8.165 41,3% 9.953 36,4%
Theo loại tiền 16.744 100% 19.774 100% 27.353 100%
VND 11.306 67,5% 14.803 74,9% 23.115 84,5%
Ngoại tệ (quy đổi) 5.438 32,5% 4.971 25,1% 4.238 15,5%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VIB)
ắ Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Có thể nói, cho vay đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho VIB, chưa kể đến thu nhập mang lại từ phí dịch vụ đi kèm cung cấp cho đối tượng khách hàng này. Hướng phát triển chung toàn hệ thống trong thời gian qua không nằm ngoài chủ trương: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế là đối
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
4.618 12.126
5.141 14.633
7.960 19.393
0 5 10 15 20 25 30 Tỷ đồng
2007 2008 2009
Năm
Tín dụng doanh nghiệp Tín dụng cá nhân
Tính đến 31/12/2007, dư nợ cho vay đối khách hàng doanh nghiệp đạt 12.126 tỷ đồng, chiếm 72,42% trong tổng dư nợ, trong đó dư nợ đối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 64,42%, dư nợ đối với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (CB & FDI) chiếm 8%. Khách hàng cá nhân mặc dù có số lượng áp đảo nhưng xét về cơ cấu dư nợ chỉ chiếm 27,58%, tương đương 4.618 tỷ đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc của thù loại hình cho vay tiêu dùng với dư nợ của mỗi món vay thường không cao.
Đến cuối năm 2008, dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 14.633 tỷ đồng , chiếm 74% trong tổng dư nợ, tăng 20,67% so với cuối năm 2007.
Dư nợ cho vay đối với khối CB & FDI đã có những bước tiến mạnh mẽ, vươn lên chiếm 20% về cơ cấu dư nợ, dư nợ khối SME chiếm 54% và khối khách hàng cá nhân chiếm 26% trong tổng dư nợ.
Năm 2009, VIB tiến hành triển khai các chương trình hỗ trợ tín dụng, bao gồm: các gói hỗ trợ lãi suất 4% trong chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, cho vay các đối tượng khách hàng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn. Bên cạnh đó, VIB còn ưu tiên hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề trọng điểm như: gạo, cà phê, thủy sản… nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu. Đồng thời, VIB có chính sách lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất và kinh doanh. Chính sách và chương trình được triển khai với mục tiêu: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn để tiếp tục phát triển ổn định và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian tới, VIB tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng và các gói sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, dược phẩm, hóa chất,…
Mặt khác, một loạt các sản phẩm tín dụng cá nhân cũng được cải tiến ngày càng đa dạng và phù hợp hơn với nhu cầu thực tế như: Cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh, thấu chi tài khoản…Cuối năm 2009, dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm 70,90% trên tổng dư nợ, tương đương 19.393 tỷ đồng, dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân đạt 7.960 tỷ đồng, chiếm 29,10% trên tổng dư nợ.
ắ Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay:
Nhìn chung, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của VIB.
Cụ thể, dư nợ ngắn hạn cuối năm 2007 đạt 10.025 tỷ đồng, chiếm 59,87% trong tổng dư nợ. Đến cuối năm 2008 và 2009 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lần lượt ở mức 58,71% và 63,61%, tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 50% so với 2008, cao hơn mức tăng trưởng 38% của tổng dư nợ. Phần lớn nợ ngắn hạn tập trung vào các khoản cho vay bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp. Nợ trung hạn chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng đối khách cá nhân. Mặt khác, nợ trung và dài hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tài sản cố định, đưa của doanh nghiệp ngày càng phát triển cả về lượng lẫn chất. Trong hoạt động tín dụng trung dài hạn đã có sự uyển chuyển hơn thông qua việc nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai và phân kỳ trả nợ được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
10.025 6.719
11.609 8.165
17.400 9.953
0 5 10 15 20 25 30 Tỷ đồng
2007 2008 2009
Năm
Dư nợ trung dài hạn Dư nợ ngắn hạn
ắ Cơ cấu dư nợ theo loại tiền vay:
Từ số liệu thực tế cho thấy, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm qua những năm gần đây. Cụ thể, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2007 đạt 5.438 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32,5% trên tổng dư nợ), nhưng năm 2009 giảm xuống 4.238 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 15,5% trên tổng dư nợ). Trong thời gian qua, VIB luôn chú trọng việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tham gia xuất nhập khẩu mang lại nguồn thu về lãi vay, tăng thu về phí dịch vụ tài trợ thương mại và gia tăng nguồn ngoại tệ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển khách hàng theo định hướng trên đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như đã kỳ vọng. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân:
- Áp lực cạnh tranh về cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp từ các ngân hàng chuyên tài trợ xuất nhập khẩu như: Vietcombank, Eximbank, Viettinbank…
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thường đòi hỏi cơ chế tín chấp (ứng trước tiền mua nguyên liệu hoặc hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu) rất khó đáp ứng do tính rủi ro cao. Trong khi đó, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức L/C được xem là ít rủi ro nhưng quy trình cấp tín dụng đối với các khoản vay này vẫn được thực hiện như một khoản vay thông thường, đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục nên không tạo được tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Mạng lưới ngân hàng đại lý còn mỏng, phải thông qua các ngân hàng trung gian làm mất thời gian và tốn kém chi phí.
- Hệ thống kho bãi và lực lượng bảo vệ quản lý hàng cầm cố vẫn chưa đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu vay đảm bảo bằng hàng hóa.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền vay
11.306 5.438
14.803 4.971
23.115 4.238
0 5 10 15 20 25 30 Tỷ đồng
2007 2008 2009
Năm
Ngoại tệ (quy đổi) VND