Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương (Trang 67 - 71)

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI

3.2.3. Giải pháp đối với khối quản lý tín dụng

3.2.3.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay tại VIB nhìn chung được xây dựng khá chặt chẽ, từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay cho đến khâu quyết định cho vay, giải ngân, kiểm tra dụng vốn vay và thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn chưa đạt hiệu quả cao do tính tuân thủ chưa nghiêm ngặt. Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, cần thực hiện nghiêm túc từng giai đoạn của quy trình cho vay, cụ thể như sau:

Giai đon tiếp nhn h sơ vay và kim tra thụng tin khỏch hàng:

Khi tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra kỹ để đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Ngân hàng. Khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng, cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Để hạn chế rủi ro do đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng về khách hàng vay, hiện nay VIB đang áp dụng phần mềm chấm điểm để xếp loại khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả xếp loại vẫn chưa phản ánh đúng và đầy đủ về khách hàng vay. Do vậy, cần đưa thêm nhiều tiêu chí đánh giá và mở rộng thang điểm kết quả chấm điểm sát với năng lực thực tế của khách hàng vay.

Giai đon thm định h sơ vay:

Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần làm rõ phần vốn tự có thực tham gia vào phương án vay và yêu cầu khách hàng chứng minh nếu thấy cần thiết. Vốn tự có tham gia vào phương án vay càng lớn thì khách hàng thường cân nhắc sử dụng vốn an toàn và hiệu quả hơn.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngoài việc xem xét, đánh giá kỹ năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của ngành nghề kinh doanh, tính khả thi của phương án vay, khả năng sinh lời, nguồn trả nợ vay, cần xem xét các phương diện rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ vay như: khả năng biến động nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra, sự điều chỉnh về luật hay sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô… .

Nếu khả năng phát sinh rủi ro cao, cần đề xuất các giải pháp khắc phục như: nguồn trả nợ bổ sung, điều chỉnh kỳ hạn cho vay và thu hồi nợ vay… Đối với các món vay lớn thuộc những ngành nghề đặc thù, nên cần đến sự tham vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm để có những phân tích, đánh giá thực tế và chính xác. Việc xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp.

Thẩm định về tài sản đảm bảo tiền vay là yêu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, không nên xem tài sản đảm bảo là tiêu chí đầu tiên để đưa ra đề xuất cho vay, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nguồn trả nợ và tính khả thi của phương án vay. Việc phát mãi tài sản đảm bảo là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng chi trả. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua không ít các tài sản thế chấp, cầm cố tại VIB vẫn chưa thể phát mãi và có nguy cơ giảm giá, xuống cấp, chưa kể đến việc Ngân hàng phải tốn kém thêm chi phí lưu kho và bảo quản trong trường hợp tài sản cầm cố là hàng hóa.

Giai đon ra quyết định cho vay:

Tại VIB, các khoản vay được phê duyệt tập trung sẽ được Bộ phận tái thẩm định xem xét và có ý kiến đề xuất độc lập trước khi trình cho Giám đốc khối/Chủ tịch Ủy ban tín dụng phê duyệt. Để tránh tình trạng ách tắc hồ sơ do quá tải tại khâu tái thẩm định hoặc tình trạng rút ngắn thời gian tái thẩm định do áp lực từ phía đơn vị kinh doanh làm gia tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng, VIB cần nhanh chóng bổ sung nhân lực cho Bộ phận tái thẩm định, giải pháp trước mắt là điều chuyển nhân sự có năng lực kinh nghiệm từ khối kinh doanh và Bộ phận giao dịch tín dụng thuộc khối quản lý tín dụng. Về lâu dài, cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bài bản để thay thế phương án điều chuyển, gây thiếu hụt nhân sự tại các bộ phận khác.

Bên cạnh đó, nên linh hoạt hơn trong cơ chế phân quyền phê duyệt cho các trưởng đơn vị kinh doanh dựa trên thâm niên công tác tại VIB, kinh nghiệm và năng lực thẩm định hồ sơ vay. Ngoài ra, chất lượng tín dụng tại đơn vị kinh doanh cũng là điều kiện để xem xét và ủy quyền mức phán quyết của từng trưởng đơn vị kinh doanh.

Giai đon kim tra s dng vn sau khi gii ngõn:

Hiện nay, không chỉ riêng ở VIB, công tác kiểm tra sử dụng vốn vay vẫn đang được xem nhẹ, việc thực hiện hầu hết chỉ mang tính hình thức, đối phó. Cán bộ kinh doanh vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của công tác này trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm từ phía khách hàng, các rủi ro, biến cố không mong đợi phát sinh sau khi giải ngân. Đối với khách hàng cá nhân, việc kiểm tra sử dụng vốn vay không quá phức tạp, chủ yếu quan tâm đến nguồn trả nợ và tình trạng tài sản đảm bảo. Đối với khách hành doanh nghiệp, để làm tốt công tác này, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

o Xem xét thực tế sử dụng vốn thông qua các hợp đồng kinh tế, chứng từ thu chi, hàng hóa tồn kho, lượng tiền chuyển khoản qua ngân hàng….

o Đánh giá thực tế triển khai phương án kinh doanh so với dự kiến ban đầu dựa trên yếu tố chi phí đầu vào, giá cả sản phẩm và thị trường đầu ra, tình hình phải thu, phải trả …

o Kiểm tra những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý điều hành và tình trạng tài sản đảm bảo.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cấp trên để có hướng xử lý.

Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải nêu chi tiết nội dung kiểm tra, các vấn đề phát sinh và được lưu trong hồ sơ tín dụng để thuận tiện cho việc theo dõi khách hàng ngay cả khi hồ sơ được chuyển giao cho cán bộ tín dụng khác.

3.2.3.2. Mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng và nâng cao năng lực định giá tài sản đảm bảo

Vì lý do an toàn tín dụng, cho đến nay phương thức cho vay tín chấp vẫn chưa được nhiều ngân hàng triển mạnh dạn triển khai. Đặc biệt, với thực lực của các DNV&N ở nước ta hiện nay, khó có thể áp dụng phương thức cho vay không có

độc lập thì hầu như không có một DNV&N nào đáp ứng được. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, Ngân hàng nên xem xét mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay thay vì chỉ nhận thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản là nhà, đất và nhà xưởng đã được hoàn công. Tùy vào mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, có thể áp dụng các hình thức đảm bảo khác như: cầm cố hàng hóa; cầu cố quyền về tài sản (ví dụ như thuê đất đã trả trước cho khu công nghiệp); cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; cầm cố phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị …

Để hạn chế rủi ro, khi nhận cầm cố hàng hóa, cần phải quan tâm đến tính thanh khoản, khả năng biến động về giá, vòng đời của sản phẩm và khả năng quản lý, kiểm soát hàng cầm cố; khi nhận máy móc thiết bị, phương tiện vận tải làm tài sản đảm bảo, cần phải kiểm tra tính năng, công dụng và tình trạng hoạt động của tài sản, khả năng chuyển nhượng, giá trị thực tế và thời gian khấu hao còn lại, mức độ giảm giá của tài sản; với hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai, ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ với các cơ chức năng và nhà cung cấp để khi khi có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan, Ngân sẽ trực tiếp nhận bản chính chứ không phải chủ sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)