Lựa chọn thiết bị thi công cọc

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUNG cư cầu GIẤY hà nội (Trang 112 - 115)

A. THI CÔNG PHẦN NGẦM

1. Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi

1.4. Lựa chọn thiết bị thi công cọc

1.4.1 Chọn máy thi công cọc khoan nhồi

- Để thi công cọc khoan nhồi (D600 - L= 37,5m), chọn máy HITACHI KH-100 có các thông số kỹ thuật như sau:

Đường kính lớn nhất hố khoan : 2000 mm Chiều dài tay cần : 22m Chiều sâu hố khoan lớn nhất : 55 Mômen quay : 49 KN.m Năng lực nâng : 123,6 KN Trọng lượng máy : 47 T Tốc độ di chuyển : 1,8 km/h

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 110 - Chọn 2 máy khoan cọc, một ngày làm việc 3 ca, thời gian phục vụ thi công cọc dự kiến khoảng 40 ngày (chưa kể thời gian thí nghiệm nén tĩnh cọc TCXD VN 9395 – 2012).

1.4.2 Chọn máy phục vụ thi công cọc khoan nhồi

a. Chọn máy trộn Bentonite (Thông số kĩ thuật xem chi tiết phần phụ lục Thi Công).

Máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm ly tâm mã hiệu BE-15A.

b. Chọn cần cẩu

Cần cẩu phục vụ công tác lắp cốt thép, lắp ống sinh, ống đổ bê tông,...

- Khối lượng cần phải cẩu lớn nhất là ống đổ bê tông: Q=9( )T

- Chiều cao lắp:

1 2 3 4

HCL = + + +h h h h

+ h1= 1(m) Chiều cao ống sinh trên mặt đất

+ h2= 12(m) Chiều cao lồng thép + h3= 1,5(m) Chiều cao dây treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện tới móc cẩu của cầu trục

( )

1 12 1,5 1,5 16

HCL m

 = + + + =

- Bán kính cẩu lắp:R=8( )m

- Dựa vào các yêu cầu trên ta chọn cần cẩu bánh xích KOBELCO 7045 có các đặc trưng kỹ thuật xem ở phụ lục thi công( chọn máy thi công)

c. Chọn ôtô chuyên dụng và các thiết bị phụ trợ

- Ô tô chuyên dụng: Dùng loại có thương hiệu KAMAZ phục vụ cho công tác vận chuyển đất và đổ bêtông.

- Ống bao chứa dung dịch Bentonite: là ống bằng thép cắm sâu xuống đất 0,4m.

- Thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4 - 5mm có gia cường bằng hệ sườn khung thép góc. Thùng hình thang: đáy 2x3 m, miệng 35m, cao 2m. Máy khoan cần 2 thùng đựng mùn khoan.

- Các thiết bị khác: gầu vét, tấm tôn lót đường cho máy chở bêtông, tấm thép cho máy khoan đứng dày 24mm (chọn theo tải trọng máy).

- Thiết bị đổ bêtông, ống đổ bê tông, bàn kẹp phễu, clê xích tháo lắp ống đổ bêtông.

- Dụng cụ gia công thép, máy hàn, máy uốn thép, máy cắt thép.

- Thiết bị đo đạc, máy kinh vĩ, thước đo.

1.4.3. Vật liệu a. Bê tông

Kích thước cốt liệu phải thỏa mãn là nhỏ nhất của các giá trị sau:

- 1/4 khoảng cách cốt đai = 5cm.

- 1/2 khoảng cách cốt chủ = 7cm.

- 1/2 chiều dày lớp bêtông bảo vệ = 6cm.

- 1/6 đường kính ống đổ = 4cm.

4 2 6

28

chú giải:

18 16 14 12 10 9

8 20 22 2426 30

20 19.2 18 24 26

22 20

31,4 30

CÇN TRôC COBELCO 7045

28

8 10 12 14 16 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 111 - Cốt liệu thô cho phép đến 30mm, cát hạt thô d < 5mm. Hàm lượng cát trong vữa bêtông nhỏ hơn 50%, lượng xi măng dùng trong hỗn hợp bê tông không ít hơn 350kg/m3, tỷ lệ nước/ximăng không lớn hơn 0,6; thời gian ninh kết không sớm hơn 2h.

- Ngoài ra còn bổ sung thêm chất phụ gia dẻo và phụ gia kéo dài ninh kết với mẻ bêtông đầu tiên. Độ đặc của mẻ bêtông 2,3 đổ xuống phải chênh lệch so với độ đặc của dung dịch trong hố khoan phải nhỏ hơn 1,2 (nếu lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bêtông).

- Độ sâu của ống dẫn luôn ngập trong bêtông ít nhất là 1,5m, nhiều nhất không được quá 9m. Khi đổ bêtông khó chảy ra cho phép di chuyển ống lên xuống khoảng 30cm nhưng không được đưa sang hai bên và không được nhấc ra khỏi bêtông.

- Độ sụt bêtông (theo hình nón cụt) yêu cầu: 19 ± 1 cm. Việc cung cấp vữa bêtông phải liên tục để đảm bảo khống chế toàn bộ thời gian đổ bêtông một hố khoan trong 3h.

- Quản lý chất lượng của bêtông thương phẩm theo định kỳ và quản lý hàng ngày do đơn vị cấp bêtông thực hiện và nộp chứng chỉ kiểm tra cho bên mua trước khi cung cấp đại trà cho đổ bêtông cọc.

- Bêtông trước khi đổ phải lấy mẫu thử, mỗi cọc phải có một tổ mẫu thử lấy ở phần bêtông ở đầu, giữa và chân cọc, mỗi tổ ba mẫu.

- Thiết lập cho từng cọc một đường cong đổ bêtông với ít nhất năm điểm phân bố trên toàn bộ chiều cao cọc.

b. Cốt thép

- Cốt thép được buộc thành từng khung, các cốt thép chủ theo phương thẳng đứng không được ngăn cản sự chuyển động của bêtông từ dưới lên và sự chảy của bê tông trong khối đổ khi đổ bằng phương pháp vữa dâng (đổ bêtông trong dung dịch bùn sét Bentonite.

- Khung cốt thép có thể chế tạo ngay trên công trường. Để chế tạo khung cốt thép ngay trên công trường cần phải có bảo dưỡng riêng đảm bảo hình dạng thiết kế của cọc cần xây dựng (đặc biệt chú ý trong thi công cẩu lắp). Độ cứng của khung thép phải đảm bảo khi nâng, lắp cẩu lồng thép bằng cần cẩu sẽ không biến dạng và không thay đổi kích thước hình học của lồng thép.

- Đường kính của lồng thép bằng đường kính cọc đã trừ đi lớp bêtông bảo vệ cốt thép cọc là 12 cm. Lồng cốt thép được chế tạo thành từng khối dài 11,7m, vận chuyển và đặt trên giá gần với vị trí lắp đặt.

- Cốt thép đặt cách đáy cọc ít nhất là 0,1m; đầu dưới của cốt dọc được bẻ cong vào trong và khoảng cách nhỏ nhất phải lớn hơn 100mm.

- Phía ngoài lồng cốt thép cần hàn những đệm định vị uốn bằng thép dẹt để cố định lồng thép. Khoảng cách theo chiều ngang 2 đệm và theo chiều dọc là 5m/cái.

- Khi cẩu phải có dầm gánh đặt đầu cốt thép có độ dài phù hợp với lồng, dây cáp được buộc vào 4 góc của lồng thép.

- Cần căn chỉnh lồng thép đúng tâm lỗ khoan và tránh hiện tượng gió đung đưa.

- Cốt thép chế tạo lồng phải theo đúng chủng loại mẫu mã, quy cách, phẩm cấp que hàn, quy cách mối hàn, độ dài đường hàn... Cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà máy sản xuất và kết quả thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.

- Các sai số cốt thép chế tạo khung theo Bảng 4 TCVN 9395-2012.

c. Dung dịch Bentonite

- Dung dịch Bentonite giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình khoan cho tới khi kết thúc đổ bê tông. Các đặc trưng kỹ thuật của Bentonite thường dùng (hai chỉ tiêu cần quan tâm nhất là độ nhớt và tỷ trọng):

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 112 - Độ ẩm: 9 ÷ 11%.

- Độ trương nở: 14 ÷ 16 ml/g.

- Độ pH: 8 ÷ 11, thường dùng pH = 8 ÷ 9,5 vì nếu pH > 11 tính kiềm càng mạnh, do đó độ phân tầng mạnh, giảm tác dụng giữ thành.

- Chỉ số dẻo: 350 ÷ 400.

- Độ lọt sàng cỡ 100: 98 ÷ 99%.

- Tồn trên sàng cỡ 74: 2 ÷ 2,5%.

- Hàm lượng cát < 4%.

- Dung trọng: 1,03 ÷ 1,1.

- Độ nhớt: 32 ÷ 40 Sec.

* Quy trình trộn dung dịch Bentonite:

- Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào thùng → Đổ từ từ lượng bột Betonite theo thiết kế → Trộn đều từ 15 ÷ 20 phút → Đổ từ từ lượng phụ gia nếu có → Trộn tiếp từ 15 ÷ 20 phút → Đổ nốt 20% lượng nước còn lại → Trộn 10 phút → Chuyển dung dịch Betonite đã trộn sang thùng chứa và sang Xilô sẵn sàng cấp hoặc trộn với dung dịch thu hồi.

- Để đảm bảo sự trương nở hoàn toàn của các hạt Bentonite nên sử dụng sau khi đã trộn từ 20 ÷ 24h. Trong quá trình bơm hút, dung dịch Bentonite phải được kiểm tra thường xuyên, nếu độ nhớt giảm dưới 21 sec thì phải trộn thêm 1 ÷ 2% sét Betonite hoặc chất phụ gia CMC với tỉ lệ 0,1 ÷ 0,2%. Trường hợp dung dịch quá bẩn, độ nhớt quá cao thì phải phụ thêm chất giảm nước với tỉ lệ 0,1 ÷ 0,2%.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUNG cư cầu GIẤY hà nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)