Kỹ thuật thi công cọc

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUNG cư cầu GIẤY hà nội (Trang 117 - 123)

A. THI CÔNG PHẦN NGẦM

1. Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi

1.6. Lập biện pháp thi công cọc cho công trình

1.6.2. Kỹ thuật thi công cọc

a. Sơ đồ quy trình thi công cọc khoan nhồi

l

b. Kỹ thuật thi công cọc

+ Bước 1: Công tác chuẩn bị + Bước 2 : Định vị tim cọc + Bước 3 : Rung hạ ống vách + Bước 4 : Khoan tạo lỗ + Bước 5 : Vét đáy hố khoan Cung

cấp nước

1. Chuẩn bị mặt bằng vàđịnh vị

tim cọc Kiểm tra vị trí cọc bằng máy kinh vĩ

2. Đưa ống vách vào vị trí

3. Hạ ống vách

4. Đưa máy khoan vào vị trí

5. Khoan tạo lỗ

6. Vét lắng 7. Hạ lồng thép

Kiểm tra độ thẳng ống vách bằng máy kinh vĩ

8. Hạ ống đổ bêtông (ống Trime) và đặt bơm 9. Thổi rửa hố khoan

10. Đổ Bêtông

11. Cắt cốt thép, rút ống vách

12. Kiểm tra chất lượng cọc

Kiểm tra vị trí, độ thẳng cần Kelly bằng máy kinh vĩ Lấy mẫu đất so sánh với tài liệu

thiết kế

Kiểm tra đất trong gầu, đo chiều sâu bằng quả dọi

Kiểm tra chiều dài ống Tremie (cách đáy cọc 25 cm) Kiểm tra và nghiệm thu thổi rửa

Kiểm tra độ sụt Bêtông (18±2).

Kiểm tra độ dâng bêtông để tháo ống Tremie(ống luôn ngập trong

Bêtông từ 1,53 m) Kiểm tra cao độ Bêtông Bơm bêtông bịt ống siêu âm Bể chứa

dung dịch Betonite

Xử lý Betonite

thu

Thu hồi Betonite

Bêtông thương phẩm

Trộn Bentonite

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 115

+ Bước 6 : Lắp đặp cốt thép + Bước 7 : Lắp ống bê tông + Bước 8 : Thổi rửa hố khoan + Bước 9 : Đổ bê tông

+ Bước 10 : Rút ống vách tạm

Bước 1 : Công tác chuẩn bị.( Đã nêu ở mục 1.2) Bước 2 : Định vị tim cọc và đài cọc.

- Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách. ở đây có thể nhận thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm bảo cố định vị trí của cọc.

Giác đài cọc trên mặt bằng:

- Trước khi đào người thi công cần phải kết hợp với người làm công việc đo đạc, trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công tổng mặt bằng phải có lưới đo đạc và xác định đầy đủ toạ độ của từng hạng mục công trình, bên cạnh đó phải xác định lưới ô, toạ độ lưới ô, dựa vào vật chuẩn sẵn có hay mốc dẫn xuất, mốc quốc gia, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.

- Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của góc nhà để giác móng. Chú ý tới sự mở rộng do phải làm mái dốc.

- Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 2 cọc đóng miếng gỗ có chiều dày 20mm, bản rộng 150mm, dài hơn móng phải đào 400mm.

Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng. Sau đó đóng 2 đinh nữa vào thanh gỗ gác lên là ngựa đánh dấu trục móng.

- Căng dây thép d=1mm nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này làm cữ đào.

Giác cọc trên móng:

- Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí tim cọc.

- Dùng 2 máy kinh vĩ đặt ở hai trục vuông góc để định vị lỗ khoan. Riêng máy kính vĩ thứ 2, ngoài việc định vị lỗ khoan, phải dùng máy để kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan.

Bước 3 : Hạ ống vách.

Sau khi định vị tim cọc ta tiến hành hạ ống vách vào trong lòng đất.

+ Nhiệm vụ của ống vách:

- Định vị và dẫn hướng cho máy khoan

- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan - Bảo vệ đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan

- Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông

+ Các phương pháp hạ ống vách

Hiện nay có rất nhiều phương pháp hạ ống vách nhưng phổ biến nhất là “Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách”

2000

2000

800

tim c ọ c

m á y kinh vĩ 2

m á y kinh vĩ 1

c ọ c g ỗ d ẫn m ố c 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 116 Người ta lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào khoan đến hết độ sâu của ống vách thì dùng cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí và hạ xuống cao trình cần thiết, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng đứng. Sau khi đặt ống vách xong phải chèn chặt bằng đất sét và nêm để ống vách

không dịch chuyển được trong quá trình khoan Bước 4 : Khoan tạo lỗ cọc.

Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm.

Trước khi khoan, ta cần làm trước một số công tác chuẩn bị sau:

- Lắp đặt và kiểm tra thiết bị khoan, máy trộn Bentonite và máy bơm Bentonite

- Lắp đường ống dẫn dung dịch bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc.

- Trải tôn dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá trình làm việc, chống sập lở miệng lỗ khoan.

- Điều chỉnh và định vị máy khoan thăng bằng và thẳng đứng.

- Kiểm tra, tính toán vị trí đổ đất từ hố khoan đến thiết bị vận chuyển.

- Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục không gián đoạn.

- Chuẩn bị dung dịch Bentonite:

Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite được lấy theo bảng 1 TCXDVN 9395:2012 “Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu” và được thể hiện trong bảng.

* Qúa trình khoan được tiến hành như sau:

- Đưa thiết bị khoan vào vị trí: tim mũi khoan, gầu khoan phải đúng tim cọc. Kiểm tra sự cân bằng của tháp khoan. Chèn chặt để trong quá trình khoan, xe khỏi dịch chuyển vị trí.

t ấm t ôn ố ng vá c h

50 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 117 - Hạ mũi khoan vào miệng hố, khi mũi khoan chạm đỉnh hố cho máy khoan bắt đầu quay với tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 (vòng/phút), sau đó nhanh dần 18-22 (vòng/phút). Khi khoan đến độ sâu 4m thì tiến hành bơm dung dịch Bentonite vào hố khoan

- Dung dịch Bentonite có tầm quan trọng đặc biệt với chất lượng hố khoan do đó phải cung cấp dung dịch Bentonite tạo thành áp lực dư giữ cho thành hố khoan không sập.

Cao trình dung dịch Bentonite ít nhất phải cao hơn cao trình mực nước ngầm từ 1-1,5m, thông thường nên giữ cho cao trình dung dịch Bentonite cách mặt trên của ống vách 1m.

Sau mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, dung dịch Bentonite lại được đưa vào trong hố để chiếm chỗ.

- Khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan, gầu sẽ được kéo lên từ từ rút lên với tốc độ khoảng 0,3-0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhá lớn, tạo hiệu ứng pit-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành.

- Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 vòng/phút) để tăng mô men quay. Khi gặp địa chất rắn khoan không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà (auger flight) có lắp mũi dao (auger head) để tiến hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan, sau đó phải đổi lại gầu khoan để lấy hết phần phôi bị phá.

Bước 5 : Vét đáy hố khoan.

a. Xác nhận độ sâu hố khoan

- Khi tính toán người ta chỉ dựa vào một vài mũi khoan khảo sát địa chất để tính toán độ sâu trung bình cần thiết của cọc nhồi. Trong thực tế thi công do mặt cắt địa chất có thể thay đổi, các địa tầng có thể không đồng đều giữa các múi khoan nên không nhất thiết phải khoan đúng như độ sâu thiết kế đã quy định mà vẫn có sự điều chỉnh.

- Người thiết kế chỉ quy định địa tầng và cao độ đặt đáy cọc. Để xác định chính xác điểm dừng người ta dùng một quả dọi thả xuống đáy để đo chiều sâu hố đào và kết hợp lấy mẫu cho từng địa tầng khác nhau trong quá trình khoan và ở đoạn cuối cùng nên lấy mẫu cho từng gầu khoan.

- Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt được chiều sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ, sử dụng gầu vét để vét sạch đất đá rơi trong đáy hố khoan, đo chiều sâu hố khoan chính thức và cho chuyển sang công đoạn khác.

a. Xử lý cặn lắng đáy hố khoan

+ Ảnh hưởng của cặn lắng đối với chất lượng cọc:

Cọc khoan nhồi chịu tải trọng rất lớn nên để đọng lại dưới đáy hố khoan bùn đất hoặc bentonite ở dạng bùn nhão sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chịu tải của mũi cọc, gây sụt lún cho kết cấu bên trên, làm cho công trình bị dịch chuyển gây biến dạng và nứt.

+ Có hai loại cặn lắng:

- Cặn lắng hạt thô.

- Cặn lắng hạt mịn.

+ Các bước xử lý cặn lắng:

- Bước 1: xử lý cặn lắng thô:

Đối với phương pháp khoan gầu sau khi lỗ đã đạt đến độ sâu dự định ta không đưa gầu lên vội mà tiếp tục cho gầu xoay để vét bùn đất cho đến khi đáy hố đào hết cặn mới thôi.

- Bước 2: Xử lí cặn lắng hạt mịn: bước này được thực hiện trước khi đổ bê tông và sau khi hạ cốt thép.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 118 Bước 6 :Công tác chế tạo và lắp dựng lồng thép

- Sau khi tiến hành vét cặn lắng thô cần kiểm tra lại lượng cặn trong hố khoan. Nếu lớp bùn lắng dưới đáy hố khoan không quá 10cm thì mới tiến hành lắp đặt cốt thép.

a. Chế tạo lồng thép:

Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế thi công và TCVN 10304:2014.

* Gia công cốt thép:

- Kéo thẳng cốt thép trước khi cắt

- Cạo gỉ cốt thép: nếu cốt thép bị gỉ thì phải tiến hành cạo sạch gỉ (nên bảo quản cốt thép cẩn thận để không bị gỉ)

- Cắt cốt thép: Phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế để xác định đúng chủng loại, nhóm thép, hình dạng kích thước, đường kính và số lượng thanh và chiều dài của đoạn thép cần cắt. Rồi tiến hành cắt cốt thép bằng thủ công hay bằng máy

- Trình tự buộc như sau:

+ Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc. Sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉnh cho đúng.

+ Ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp.

+ Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng:

Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố trí 2 móc cẩu trở lên.

b. Hạ lồng thép.

- Trước khi hạ lồng cốt thép, phải kiểm tra chiều sâu hố khoan. Sau khi khoan đợt cuối cùng thì dừng khoan 30 phút, dùng thước dây thả xuống để kiểm tra độ sâu hố khoan. Nếu chiều cao của lớp bùn đất ở đáy còn lại 10 cm thì phải khoan tiếp. Nếu chiều sâu của lớp bùn đất  10cm thì tiến hành hạ lồng cốt thép.

- Dùng cần cẩu hạ từng lồng thép một theo phương thẳng đứng vào hố khoan, và được cố định tạm thời nhờ hai ống thép gác qua ống vách ở vị trí dưới đai tăng cường buộc sẵn cách đầu trên của lồng thép 1,5m. Dùng cần trục đưa lồng tiếp theo vào vị trí nối với lồng dưới và tiếp tục hạ xuống và tiến hành tương tự đến khi kết thúc.

- Lồng cốt thép có cấu tạo: Gồm các thanh thép dọc bố trí theo chu tuyến hình tròn và xung quanh đựoc liên kết bằng các cốt thép đai vòng. Phía ngoài cốt đai có gắn các miếng bê tông hình vành khuyên để tạo lớp bê tông bảo vệ. Lồng cốt thép nằm cách đáy hố khoan 7cm.

Bước 7: Lắp ống đổ bê tông

- Ống đổ bê tông được lắp ngay sau khi khoan hố, hạ lồng thép xong để làm công việc thổi rửa đáy hố khoan.

- Ống đổ bê tông là ống thép dày khoảng 3mm đường kính từ 25 - 30cm được chế tạo thành từng đoạn có các môdun cơ bản là 0,5m ; 2,0m ; 2,5m ; 3,0m ; 5,0m ; 6,0m để có thể tổ hợp lắp ráp tuỳ theo chiều sâu của hố khoan.

- Có hai cách nối ống hiện nay là nối bằng ống ren và nối bằng cáp. Ống đổ bê tông được lắp dần từng đoạn từ dưới lên. Để lắp ống được thuận tiện người ra sử dụng một hệ giá đỡ đặc biệt qua miệng hố vách, trên giá đỡ có 2 nửa vành khuyên có bản lề,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 119 miệng của mỗi đoạn ống đổ có đường kính to hơn và khi thả xuống thì bị giữ lại trên 2 nứa vành khuyên đó. Đáy dưới của ống đổ bê tông được đặt cách đáy hố khoan 20cm để tránh tắc ống do đất đá dưới đáy hố khoan nút lại.

Bước 8 :Công tác thổi rửa lòng hố khoan

- Xử lý cặn lắng hạt mịn đựoc thực hiện trước khi đổ bêtông.

- Đối với công trình này ta chọn phương pháp thổi rửa bằng khí nén để sử dụng luôn ống đổ bê tông làm giảm chi phí và thời gian thi công.

- Với phương pháp này ta dùng ngay ống đổ bê tông để làm ống xử lý cặn lắng. Sau khi lắp xong ống đổ bê tông người ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống. Đầu thổi rửa có 2 cửa, một cửa được nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và bùn đất từ đáy hố khoan về thiết bị lọc dung dịch, một cửa khác được thả ống khí nén  45, ống này dài khoảng 80% chiều dài của cọc.

- Khi bắt đầu thổi rửa, khí nén được thổi liên tục với áp lực 7 kg/cm2 qua đường ống  45 đặt bên trong ống đổ bê tông. Khi khí nén ra khỏi ống  45 sẽ quay trở lại thoát lên trên ống đổ tạo thành một áp lực hút ở đáy hố đưa dung dịch bentonite và cặn lắng theo ống đổ bê tông đến thiết bị lọc và thu hồi dung dịch.

- Trong suốt quá trình thổi rửa này phải liên tục cấp bù dung dịch bentonite để đảm bảo cao trình và áp lực của bentonite lên hố móng không thay đổi. Thời gian thổi rửa thường từ 20-30 phút. Sau khi ngừng cấp khí nén, người ta thả dây đo độ sâu.

- Nếu lớp bùn lắng <10cm thì tiến hành kiểm tra dung dịch bentonite lấy ra từ đáy hố khoan, lòng hố khoan được coi là sạch khi dung dịch ở đáy hố khoan thoả mãn:

Tỷ trọng  = 1,05 -1,15 g/cm3 Độ nhớt  = 18 - 45 giây Độ PH = 9 – 12

Độ PH = 9 – 12

- Phương pháp này có ưu điểm là khôn cần bổ sung thêm thiết bị gì và có thể dùng cho bất cứ phương pháp thi công nào.

Bước 9 : Đổ bê tông.

- Sau khi kết thúc thổi rửa hố khoan và đặt lồng thép không quá 3 giờ cần phải tiến hành đổ bê tông ngay vì để lâu bùn cát tiếp tục lắng ảnh hưởng chất lượng của cọc.

- Về nguyên tắc đổ bê tông cọc khoan nhồi là đổ bê tông dưới nước bằng ống dẫn, cho nên tỷ lệ cấp phối bê tông phải phù hợp với độ dẻo, độ dính, dễ chảy trong ống dẫn mà không bị gián đoạn, thường người ta dùng loại bê tông dẻo có độ sụt 13-18 cm. Tỷ lệ cát khoảng 45%, lượng ximăng trên 370 kg/m3. Tỷ lệ nước xi măng <50%.

- Để tăng cường một số tính chất của bê tông và thuận loẹi trong thi công người ta có thể cho vào bê tông một số chất phụ gia như chất tăng khí, chất giảm nước hoặc chất đóng rắn chậm.

- Thiết bị sử dụng đổ bê tông gồm:

+ Bê tông tiền chế được chở đến bằng xe chuyên dụng.

+ ống dẫn bê tông xuống tận đáy hố khoan.

+ Phễu hứng bê tông để chuyển xuống ống.

+ Gía đỡ ống và phễu.

a. Tốc độ và thời gian đổ bê tông

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XDDD&CN KHOA XÂY DỰNG KHÓA 2016 - 2021

SVTH: NGUYỄN SỸ NGUYÊN – LỚP 2016X9 PHẦN THI CÔNG MSV: 1651030449 Trang 120 - Tốc độ đổ bê tông nên cố gắng càng nhanh càng tốt. Phương pháp thông dụng là cho trực tiếp bê tông từ xe vận chuyển qua máng vào trong phễu của ống dẫn, tuy vậy nếu quá trình đổ quá nhanh cũng sẽ có vấn đề là tạo ma sát lớn giữa bê tông và thành hố khoan gây lở đất làm giảm chất lượng bê tông. Kinh nghiệm cho thấy tốc độ đổ bê tông thích hợp là khoảng 0,6m3/ phút.

- Thời gian đổ bê tông 1 cọc chỉ nên khống chế trong 4 giờ, vì mẻ bê tông đổ đầu tiên sẽ bị đẩy nổi lên trên cùng nên mẻ bê tông này nên có phụ gia kéo dài ninh kết để đảm bảo không bị ninh kết trước khi kết thúc hoàn toàn việc đổ bê tông cọc đó.

b. Độ sâu cắm ống dẫn vào trong bê tông và độ cao vượt lên của bê tông đầu cọc.

- Trong quá trình đổ bê tông, ống đổ được rút lên dần bằng cách tháo bỏ dần từng đoạn ống sao cho ống luôn ngập trong vữa bê tông từ 2 -3 m mục đích để đẩy bê tông từ đáy ống dẫn ra, bê tông tăng dần lên không để cho dung dịch bentonite và bùn cát phía trên lẫn vào bê tông.

- Ở phần trên đầu cọc khi đổ bê tông dưới nước thì không tránh khỏi bùn, cặn lắng lẫn vào trong bê tông làm giảm chất lượng của bê tông do vậy để an toàn người ta thường đổ bê tông cọc vượt lên một đoạn so với độ cao của thiết kế khoảng 50 cm.

Bước 10: Rút ống vách

- Lúc này các giá đỡ, sàn công tác, treo cốt thép vào ống vách đều đuợc tháo dỡ. ống vách đựơc kéo lên từ từ bằng cần cẩu và phải kéo thẳng đứng để tránh xe dịch tim đầu cọc.

- Sau khi rút ống vách phải lấp cát vào hố cọc nếu cọc sâu, lấp hố thu bentonite và rào chắn tạm bảo vệ cọc.

- Không được phép rung động hoặc khoan cọc khác trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc đổ bê tông cọc trong phạm vi <3D

1.6.3. Kiểm tra chất lượng cọc

a. Kiểm tra trong giai đoạn thi công tại hiện trường.

b. Kiểm tra chất lượng cọc

* Kiểm tra trong giai đoạn thi công

* Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong – Phương pháp siêu âm

* Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong – Thí nghiệm nén tĩnh

* Công tác phá bêtông đầu cọc khoan nhồi

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUNG cư cầu GIẤY hà nội (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)