Đối với sở giáo dục và đạo tạo Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Thực trạng học sinh cá biệt tại trường THPT dân lập thị trấn cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 44 - 49)

Qua nghiên cứu thực trạng học sinh cá biệt tại trường THPT DL Thị Trấn Cẩm Xuyên em muốn đề xuất với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh cần kiểm định lại chất lượng giáo dục của trường THPT DL Thị Trấn Câm Xuyên đồng thời có những quyết định chỉ đạo, định hướng phù hợp để trường này có những điều kiện phát triển và bước đi vững chắc hơn trong tương lai.

2. Đối với nhà trường THPT DL Thị Trấn Cẩm Xuyên

Từ những thực tiễn nêu trên thì nhà trường THPT DL Thị Trấn Cẩm Xuyên nên có những phương hướng cụ thể để củng cố lại chất lượng giáo dục học sinh cơ bản nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng:

- Nhà trường nên tăng cường sự giám sát, quan tâm đến học sinh hơn: mở những lớp phụ đạo về kiến thức cho những em học sinh có học lực yếu; giáo dục về đạo đức, nhân cách cho các em học sinh có hạnh kiểm yếu, trung bình thông qua các phong trào thi đua, các chính sách dành riêng cho những đối tượng này.

- Thường xuyên cử giáo viên chủ nhiệm đến tìm hiểu, giao lưu với phụ huynh học sinh và các em hơn nữa để có những giải pháp tích cực hai bên cùng thực hiện.

- Tăng cường họp phụ huynh học sinh để giúp cha mẹ các em hiểu rõ về việc học hành của con cái họ và nâng cao trách nhiệm của phụ huynh học sinh trong việc giáo dục con em mình.

- Đặt tiêu chí “Giáo dục học sinh cá biệt” vào một trong những nhiêm vụ quan trọng cấp thiết đối với nhà trường, cho mỗi chi đoàn, mỗi lớp, mỗi giáo viên trong phong trào thi đua của toàn trường.

3. Đối với hội đồng sư phạm.

- Các tổ giáo viên chủ nhiệm và tổ giáo viên bộ môn nên phối hợp với nhau cùng giáo dục các em, và xử lý mạnh tay hơn với những trường hợp cần thiết “quá đáng”.

- Tăng cường giám sát, nhắc nhở, đôn đốc các em nhiều hơn, và giáo dục các em ở mọi nơi mọi lúc, nếu là ngày nghỉ của giáo viên chủ nhiệm, mặc dù không có tiết nhưng cũng nên lên lớp để xem xét tình hình lớp và giám sát những đối tượng học sinh này.

4. Đối với phụ huynh

- Nên quan tâm đến việc giáo dục, học hành con cái của mình nhiều hơn, nên biết rằng bố mẹ là điểm tựa vững chắc cho con cái.

- Hãy tạo cho các em một không gian sống không chỉ đầy đủ về mặt vật chất mà quan trọng hơn về mặt tinh thần, đừng vì quá chạy theo đồng tiền mà quyên di bổn phận cao cả của những bậc làm cha làm mẹ. Đặc biệt không nên quá chiều chuộng các em, điều đó dễ khiến các em hư hỏng, mải mê vui chơi mà quên mất học hành, hãy lắng nghe tâm sự của con trẻ, đừng quá cực đoan mà hãy cởi mở và nhẹ nhàng. Hãy cho các em những thứ các em thực sự cần.

- Các bậc phụ huynh không nên phó mặc việc giáo dục con em mình cho người khác, mà hãy có trách nhiệm hơn đối với việc giáo dục các em. Bởi vì trách nhiệm lớn lao nhất, nặng nề nhất vẫn thuộc về cha mẹ chứ không phải ai khác.

5. Đối với chính quyền địa phương.

Vì nhà trường nằm trong địa bàn quản lý của chính quyền Thị Trấn Cẩm Xuyên nên chính quyền Thị Trấn không được phó mặc làm ngơ, mà phải tăng cường sự quản lý phối hợp với nhà trường và ngược lại để giáo dục, quản lý các em tốt hơn.

Thông qua bài tiểu luận này tôi mong muốn rằng nền giáo dục nước nhà nói chung, nền giáo dục tĩnh Hà Tĩnh nói riêng ngày càng đạt được nhiều kết quả to lớn và hạn chế được tối đa hiện tượng học sinh cá biệt./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục học I - TS. Phạm Minh Hùng, Hoàng Văn Chiên, 2002 2. Giáo dục học III - Chu Trọng Tuấn, Hoàng Trung Chiến, 2000.

3. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Tháng - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Công tác quản lý chủ nhiệm ở trường Phổ thông - Hà Nhật Thăng.

5. Tâm lý học đại cương - Nguyễn Quang Uốn (chủ biên) - NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục “Phạm Minh Hùng”, Vinh 2004.

THE AND.

MỤC LỤC

Trang LỜI NÓI ĐẦU...1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...2 1. Tính cấp thiết của đề tài...2

2. Mục đích nghiên cứu...3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...3

4. Giả thuyết khoa học...3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...3

6. Phương pháp nghiên cứu...3

7. Cấu trúc đề tài...3

PHẦN II: NỘI DUNG...4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT...4

1. Khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục...4

1.1. Khái niệm của quá trình giáo dục...4

1.2. Cấu trúc của quá trình giáo dục...5

2. Giáo dục lại...8

2.1.Khái niệm giáo dục lại...8

2.2.Các nguyên nhân dẫn đến trẻ khó dạy...8

2.3.Phương pháp giáo dục lại...12

2.4..Khái niệm học sinh cá biệt ...24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA TRƯỜNG

THPT DÂN LẬP THỊ TRẤN CẨM XUYÊN...29

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG...29

1. Đặc điểm Ban giám hiệu...29

2. Hội đồng sư phạm...30

3. Đặc điểm học sinh của trường THPT Dân Lập Thị Trấn Cẩm Xuyên...31

II. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT DÂN LẬP THỊ TRẤN CẨM XUYÊN...32

1. Biểu hiện của học sinh cá biệt...33

2. Nguyên nhân...37

3. Một số giải pháp...39

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN...43

I. KẾT LUẬN...43

I. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN...43

1. Đối với sở giáo dục và đạo tạo Hà Tĩnh ...43

Một phần của tài liệu Thực trạng học sinh cá biệt tại trường THPT dân lập thị trấn cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w