CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Cơ sở lý thuyết về KSNB theo COSO và tính hiệu lực HTKSNB hoạt động tín dụng
2.2.1. Kiểm soát nội bộ theo COSO
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận báo cáo COSO 2013 vì báo cáo COSO được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu đánh giá về KSNB, được sử dụng chủ yếu trong các tài liệu học thuật của Việt Nam như sách KSNB, Kiểm toán được phát hành bởi trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và một số sách chuyên khảo khác của các tác giả là giảng viên các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
9
Theo đó, KSNB hoạt động TD được hiểu là một quá trình chịu sự ảnh hưởng của HĐQT, Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, được thiết lập trong hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan về TD như hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Theo báo cáo COSO 2013, KSNB bao gồm các bộ phận sau:
❖ Môi trường kiểm soát
MTKS là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình, cơ cấu cung cấp cơ sở để thực hiện KSNB trong toàn đơn vị. MTKS có ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn bộ hệ thống KSNB
MTKS được đánh giá là tốt nếu các nguyên tắc sau đây được đảm bảo:
Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng tỏ cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức Nguyên tắc 2: HĐQT chứng tỏ việc độc lập với BQL và giám sát việc xây dựng, thực hiện biện pháp KSNB
Nguyên tắc 3: BQL thiết lập cơ cấu, quy trình báo cáo và quyền hạn, trách nhiệm phù hợp trong khi theo đuổi mục tiêu dưới sự giám sát của HĐQT
Nguyên tắc 4: Đơn vị chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu
Nguyên tắc 5: Đơn vị yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm KSNB của mình khi theo đuổi mục tiêu
❖ Đánh giá rủi ro
Mọi đơn vị đều phải đối mặt với một loạt các rủi ro từ bên trong và bên ngoài. Rủi ro được xác định là khả năng một sự kiện sẽ diễn ra và ảnh hưởng xấu đến việc đạt mục tiêu. Hoạt động ĐGRR của đơn vị được đánh giá là tốt nếu các nguyên tắc sau đây được đảm bảo:
Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu đủ rõ ràng để cho phép xác định, đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu
10
Nguyên tắc 7: Đơn vị xác định rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu trong toàn đơn vị và phân tích rủi ro làm cơ sở để xác định cách QLRR
Nguyên tắc 8: Đơn vị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi ĐGRR đối với việc đạt được mục tiêu
Nguyên tắc 9: Đơn vị xác định và đánh giá thay đổi có thể tác động đáng kể đến hệ thống KSNB
❖ Hoạt động kiểm soát
HĐKS là hành động được thiết lập thông qua chính sách, quy trình giúp bảo đảm chỉ thị giảm nhẹ rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu của BQL được thực hiện.
HĐKS đạt hữu hiệu khi các nguyên tắc sau được đảm bảo:
Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát góp phần giảm nhẹ rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu đến mức có thể chấp nhận được
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các HĐKS chung đối với công nghệ để hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai HĐKS thông qua chính sách thiết lập những gì được kỳ vọng và trong các quy trình biến chính sách thành hành động.
❖ Thông tin và truyền thông
Các nguyên tắc của bộ phận TTTT:
Nguyên tắc 13: Đơn vị có được và tạo, sử dụng thông tin liên quan, có chất lượng để hỗ trợ chức năng KSNB
Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền đạt thông tin nội bộ, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm KSNB, cần thiết để hỗ trợ chức năng KSNB
11
Nguyên tắc 15: Đơn vị thông báo với đối tác bên ngoài về vấn đề ảnh hưởng đến chức năng KSNB
❖ Hoạt động giám sát
Nhà quản lý cần thiết lập HĐGS cho đơn vị để đảm bảo rằng năm bộ phận cấu thành KSNB hiện hữu và hoạt động đúng chức năng.
Các nguyên tắc thuộc bộ phận HĐGS:
Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, phát triển và thực hiện đánh giá liên tục và/hoặc đánh giá riêng để xác định thành phần KSNB có đang tồn tại và hoạt động hiệu quả hay không.
Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và thông báo thiếu sót trong KSNB một cách kịp thời cho các bên chịu trách nhiệm thực hiện hành động khắc phục, bao gồm HĐQT và BLĐCC khi phù hợp.
Dựa vào cơ sở lý thuyết của COSO, tác giả tiếp cận mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố cấu thành HTKSNB kết hợp với sử dụng thang đo Likert và phần mềm SPSS, nghiên cứu có mô hình hồi quy bội mô tả mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố (biến độc lập) đối với tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng (biến phụ thuộc).
2.2.2. Tính hiệu lực của HTKSNB
Theo báo cáo COSO 2013, một HTKSNB được gọi là hữu hiệu khi hệ thống này hài lòng đồng thời hai tiêu chuẩn sau đây:
Một là, năm thành phần của KSNB và các nguyên tắc kiểm soát liên quan đều phải hiện hữu và vận hành theo đúng chức năng của chúng trong thực tế.
Hai là, năm thành phần cùng hoạt động như một thể thống nhất.
Bên cạnh đó, khi đánh giá một HTKSNB là hữu hiệu, HĐQT và nhà quản
12
lý cần bảo đảm hợp lý các danh mục mục tiêu sau đây: hoạt động đạt hữu hiệu và hiệu quả; báo cáo tài chính được lập một cách đáng tin cậy; tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.