CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kết quả kiểm định
4.5.3. Kiểm định phần dư và phân phối chuẩn của phần dư
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích phần dư Tổng bình
phương
df Trung bình bình phương
F Sig.
Hồi quy 149,947 11 13,632 26,339 0,000
Phần dư 149,053 288 0,518
Tổng 299,000 299
Từ kết quả Bảng 4.10 cho thấy giá trị Sig. đạt 0,000 < 0,05 (hay 5%) nên có thể kết luận mô hình hồi quy xây dựng phù hợp với tổng thể.
Phương pháp kiểm định phân phối chuẩn của phần dư là xây dựng biểu đồ tần số histogram của các phần dư, với giả định phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Từ Hình 4.9 cho thấy phân phối phần dư giữa biến phụ thuộc HH với các biến độc lập xấp xĩ phân phối chuẩn với trung bình xấp xĩ 0 và độ lệch chuẩn đạt 0,981 (xấp xĩ 1). Vì vậy, có thể kết luận giả định mô hình có phân phối chuẩn không bị vi phạm.
52
Hình 4. 9. Biểu đồ phân bố phần dư
4.5.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Hệ số Durbin-Watson được sử dụng để kiểm định tương quan giữa các sai số với nhau (tương quan bậc 1) hay còn gọi là hiện tượng tự tương quan. Xảy ra hiện tượng tự tương quan sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả ước lượng hồi quy.
Hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì được chấp nhận, càng gần giá trị 2 thì càng tốt. Kết quả Bảng 4.11 cho thấy hệ số Durbin-Watson đạt 1,891 gần giá trị 2 nên kết luận các sai số không tương quan với nhau hay không có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
53
Sai số (hay phần dư) phân bố trong phạm vi từ -2 đến +2 và không có bất sai số nào vượt quá phạm vi này (xem kết quả chi tiết ở Hình 2 của Phụ lục 5), hay có thể nói sai số phân bố đều và không có thay đổi. Kết luận, phương sai sai số không thay đổi.
4.6. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 4.6.1. Kết quả hồi quy
Từ kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy:
Bảng 4. 11. Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
Giá trị t
Giá trị Sig.
(mức ý nghĩa)
Đa cộng tuyến
Hệ số B
Sai số chuẩn
Hệ số
Beta Tolerance
Hệ số VIF
Hằng số 0,000 0,042 0,000 1,000
GS 0,206 0,042 0,206 4,943 0,000 1,000 1,000
TTKSNB -0,207 0,042 -0,207 -4,985 0,000 1,000 1,000 TTKS 0,170 0,042 0,170 4,075 0,000 1,000 1,000
MT 0,114 0,042 0,114 2,742 0,006 1,000 1,000
ĐGRR 0,403 0,042 0,403 9,696 0,000 1,000 1,000 TTTD -0,083 0,042 -0,083 -1,983 0,048 1,000 1,000 TT -0,137 0,042 -0,137 -3,292 0,001 1,000 1,000 GSTT 0,213 0,042 0,213 5,115 0,000 1,000 1,000 TRTHONG 0,349 0,042 0,349 8,394 0,000 1,000 1,000 GSTD 0,112 0,042 0,112 2,702 0,007 1,000 1,000 NLKSNB 0,079 0,042 0,079 1,904 0,058 1,000 1,000
▪ Với mức ý nghĩa 1%, các biến GS, TTKSNB, TTKS, MT, ĐGRR, TT, GSTT, TRTHONG, GSTD có ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc HH với
54
hệ số hồi quy lần lượt 0,206, -0,207, 0,170, 0,114, 0,403, -0,137, 0,213, 0,349, 0,112;
▪ Với mức ý nghĩa 5%, biến TTTD có ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc HH với hệ số hồi quy -0,083;
▪ Với mức ý nghĩa 10%, biến NLKSNB có ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc HH với hệ số hồi quy 0,079.
Ngoài ra, hằng số thống kê không có ý nghĩa với giá trị Sig. đạt 1,000.
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện như sau:
HH = 0,206*GS – 0,207*TTKSNB + 0,170*TTKS + 0,114*MT + 0,403*ĐGRR – 0,137*TT + 0,213*GSTT + 0,349*TRTHONG + 0,112*GSTD +
4.6.2. Kiểm định giả thuyết
Bảng 4. 12. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Yếu tố Dấu kỳ vọng Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Kết quả
GS + 0,206 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
TTKSNB + -0,207 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
TTKS + 0,170 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
MT + 0,114 0,006 Chấp nhận ở mức 1%
ĐGRR + 0,403 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
TTTD + -0,083 0,048 Chấp nhận ở mức 5%
TT + -0,137 0,001 Chấp nhận ở mức 1%
GSTT + 0,213 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
55
TRTHONG + 0,349 0,000 Chấp nhận ở mức 1%
GSTD + 0,112 0,007 Chấp nhận ở mức 1%
NLKSNB + 0,079 0,058 Chấp nhận ở mức 10%
Từ Bảng 4.12 cho thấy kỳ vọng về xu hướng tác động của các biến đều đúng theo kết quả phân tích. Căn cứ theo quá trình phân tích, hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu ở Mục 4.4 (với sự hỗ trợ của Bảng 4.7). Không có bất kì một giả thuyết nào bị bác bỏ, do đó, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận.
4.6.3. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy cho thấy mô hình hồi quy có giá trị Sig. đạt 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê. Giá trị R2 = 48,2% cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 48,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hệ số Durbin-Watson = 1,891 gần bằng 2 và các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến.
Trong 11 biến độc lập thì 6 biến GS, TTKSNB, TTKS, ĐGRR, GSTT, TRTHONG tác động lên biến phụ thuộc HH ở mức ý nghĩa ở mức 1% với các biến; biến MT, TT tác động lên biến phụ thuộc HH ở mức ý nghĩa 5%; biến GSTD tác động lên biến phụ thuộc HH ở mức ý nghĩa 10%; và sự tác động của biến TTTD và NLKSNB đến HH là không có ý nghĩa thống kê. Như vậy mô hình hồi quy cho thấy 09 thành phần GS, TTKSNB, TTKS, ĐGRR, GSTT, TRTHONG, MT, TT, GSTD có tác động tích cực đến biến HH, trong đó tác động mạnh nhất là biến ĐGRR, TRTHONG và GSTT với hệ số beta lần lượt là 0,403; 0,349; 0,213.
Thông qua kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thứ tự tầm quan trọng là: “Đánh giá rủi ro”, “Truyền
56
thông”, “Giám sát thông tin”, “Giám sát”, “Truyền thông”, “Giám sát tín dụng”,
“Thủ tục kiểm soát”, “Môi trường” và “Thủ tục kiểm soát nội bộ”.
Biến Giám sát (GS) có hệ số hồi quy 0,206 với giá trị Sig. đạt 0,000, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Giám sát” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,206 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), Ayagre và cộng sự (2014). Hoạt động giám sát cần có sự góp sức và thường xuyên thực hiện bởi lãnh đạo và nhân viên thông qua thực hiện các quy định về tín dụng và giám sát độc lập từ bộ phận KSNB. Vì vậy, các NHTM cần yêu cầu nhân viên thực hiện báo cáo bất thường về hoạt động và có biện pháp xử lí kịp thời các bất thường đó.
Biến Thủ tục kiểm soát nội bộ (TTKSNB) có hệ số hồi quy -0,207 với giá trị Sig. đạt 0,000, kết quả này ngược với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Thủ tục kiểm soát nội bộ” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB giảm đi 0,207 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), Trương Nguyễn Tường Vy (2018). KSNB thường gắn với những hoạt động diễn ra với mục tiêu hiện tại theo yêu cầu phải đạt được của những đối tượng bên ngoài. Còn khi nói hệ thống KSNB là nói đến các thủ tục, chính sách, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng, nhưng ngược với kết quả nghiên cứu, thủ tục KSNB cần phải có tính chất đa dạng, phức tạp và hướng dẫn chi tiết cho toàn thể nhân viên cách thực hiện KSNB, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị.
Biến Thủ tục kiểm soát (TTKS) có hệ số hồi quy 0,170 với giá trị Sig. đạt 0,000, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu
57
tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Thủ tục kiểm soát” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,170 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018). Với vai trò chủ đạo của NHNN, các thủ tục kiểm soát cần được nâng cao tính hiệu lực thông qua những quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ với mục tiêu sử dụng quy định này trong xem xét quyết định tín dụng, ưu đãi tín dụng, phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro. NHTM thực hiện hỗ trợ NHNN xây dựng, hoàn tất các thủ tục kiểm soát như xây dựng các quy trình tín dụng cụ thể đối với sản phẩm tín dụng, bổ sung các lưu ý rủi ro cần tăng cường kiểm soát đối với từng loại sản phẩm tín dụng. Thủ tục kiểm soát thông qua giao chỉ tiêu tín dụng cần có căn cứ thực tế hạn chế mở rộng quy mô tín dụng chạy theo lợi nhuận xem nhẹ kiểm soát rủi ro dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Biến Môi trường kiểm soát (MTKS) có hệ số hồi quy 0,114 với giá trị Sig. đạt 0,006, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Môi trường kiểm soát”
tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,114 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), Trương Nguyễn Tường Vy (2018), Ayagre và cộng sự (2014). Môi trường kiểm soát là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống KSNB hoạt động tín dụng đầy đủ, hiệu quả; Phối hợp và phân biệt nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các bộ phận, giảm thiểu các sai sót chủ quan mang tính đạo đức. Do đó, việc nâng cao mức độ tuân thủ các quy chuẩn được thiết lập trong bản quy tắc ứng xử/quy tắc đạo đức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm quy chuẩn cần phải được thiết lập một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Biến Đánh giá rủi ro (ĐGRR) có hệ số hồi quy 0,403 với giá trị Sig. đạt 0,000, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu
58
tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Đánh giá rủi ro” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,403 đơn vị với độ tin cậy 99%. Đây là yếu tố có tác động lớn nhất đến biến phụ thuộc trong mô hình. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của Trương Nguyễn Tường Vy (2018), tác giả kết luận ĐGRR tác động tiêu cực đến việc KSNB của hoạt động tín dụng tại các NHTM ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy mức độ đặc trưng của từng thị trường nghiên cứu khi Trương Nguyễn Tường Vy (2018) thực hiện nghiên cứu cho 10 NHTM trên khắp Việt Nam, còn bài nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu cho 6 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Biến Thông tin tín dụng (TTTD) có hệ số hồi quy -0,083 với giá trị Sig.
đạt 0,048, kết quả này ngược với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Thông tin tín dụng” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB giảm đi 0,083 đơn vị với độ tin cậy 95%.
Nhân tố “Thông tin” có hệ số hồi quy -0,137 với giá trị Sig. đạt 0,001, kết quả này ngược với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Thông tin” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB giảm đi 0,137 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), Trương Nguyễn Tường Vy (2018). Hầu hết, các ngân hàng đều chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp ngân hàng lõi phù hợp với quy mô và nhu cầu phát triển dịch vụ sản phẩm cũng như quản trị hệ thống ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực chuyên môn mà một số bộ phận chưa đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Tại không ít ngân hàng do quy mô lớn nên việc thiết lập các kênh thông tin giữa các chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở còn nhiều hạn chế, các cấp quản lý ở chi nhánh chưa nắm bắt kịp thời chỉ đạo của cấp trên, ngược lại thông tin phản hồi cho quản lý cấp trên cũng còn chậm.
59
Biến Giám sát thông tin (GSTT) có hệ số hồi quy 0,213 với giá trị Sig.
đạt 0,000, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Giám sát thông tin” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,213 đơn vị với độ tin cậy 99%.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Yakubu và cộng sự (2017).
Biến Truyền thông (TT) có hệ số hồi quy 0,349 với giá trị Sig. đạt 0,000, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Truyền thông” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,349 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), Trương Nguyễn Tường Vy (2018). Các quy định, chính sách tín dụng nội bộ cần được thông tin, truyền thông đến nhân viên được thể hiện dưới dạng lưu đồ phân quyền kiểm soát tín dụng, dưới dạng bảng câu hỏi và trả lời về nội dung cần kiểm soát tín dụng rõ ràng, cụ thể. Thông tin truyền thông cảnh báo rủi ro tín dụng đến lãnh đạo và nhân viên cần được duy trì thường xuyên.
Biến Giám sát tín dụng (GSTD) có hệ số hồi quy 0,112 với giá trị Sig. đạt 0,007, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Giám sát tín dụng” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,112 đơn vị với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Nguyễn Tường Vy (2018). Để hoạt động giám sát tín dụng phát huy hiệu quả, các NHTM cần đảm bảo tính minh bạch và tăng cường sự giám sát của hội đồng quản trị, ngân hàng cần phải tách bạch giữa chức năng giám sát của HĐQT, với chức năng điều hành kinh doanh của ban điều hành.
Biến Năng lực kiểm soát nội bộ (NLKSNB) có hệ số hồi quy 0,079 với giá trị Sig. đạt 0,058, kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng
60
cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố “Năng lực kiểm soát nội bộ” tăng lên 1 đơn vị thì tính hiệu lực hệ thống KSNB tăng lên 0,079 đơn vị với độ tin cậy 90%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yakubu và cộng sự (2017). Năng lực KSNB phụ thuộc vào năng lực của nhân lực hệ thống KSNB, trong chính sách tuyển dụng nhân sự cần quy định rõ kỹ năng và kiến thức đối với các vị trí công việc KSNB, thiết lập bảng mô tả công việc cho vị trí, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.
Tóm tắt chương 4
Tác giả tập trung trình bày kết quả nghiên cứu thông qua thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để tái phân loại nhóm các biến, từ đó tiến hành hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA vừa thực hiện. Kiểm định tương quan và đa cộng tuyến, kiểm định độ phù hợp mô hình, kiểm định phần dư và phân phối chuẩn của phần dư, kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, kiểm định giả thuyết được thực hiện để xác định tính phù hợp của mô hình hồi quy. Cuối cùng là trình bày kết quả phân tích hồi quy và bàn luận về kết quả nghiên cứu.