Lược khảo các công trình có liên quan

Một phần của tài liệu Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Lược khảo các công trình có liên quan

❖ Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Tây Ban Nha. Tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đối với RRTD tại 08 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Tây Ban Nha giai đoạn 2004-2013. Tác giả nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT và HĐGS. Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của 5 thành phần này đến RRTD. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Tây Ban Nha. Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát được sử dụng để phân tích mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của KSNB tại ngân hàng ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì Hội đồng quản trị của ngân hàng chưa hoạt động hiệu quả. KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS. Có tồn tại vấn đề đại diện tại các NH này. Tiếp đến, tác giả tiến hành mở rộng nghiên cứu tại 23 nước thuộc liên minh Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các NH ở Châu Âu đã thiết lập KSNB đạt hữu hiệu vì mục tiêu hoạt động và tuân thủ đều đạt được. Tuy nhiên, RRTD tại các NH này vẫn cao mặc dù các biện pháp đang được thực hiện bởi NH Trung ương châu Âu. KSNB tác động tích cực đến RRTD. KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS. Vấn đề đại diện có tác động đáng kể đến RRTD chứng tỏ vấn đề đại diện vẫn còn tồn tại

13

ở các NH này.

Gamage, Lock và Fernando (2014) nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Sri Lanka. Các tác giả thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại hai NHTM Nhà nước ở Malaysia là BOC và PB với tổng số 646 chi nhánh trên toàn quốc.

Khuôn mẫu COSO 2013 được sử dụng để đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB.

Công cụ thu thập dữ liệu sơ cấp là bảng phỏng vấn/bảng hỏi. Đối tượng phỏng vấn là 128 nhà lãnh đạo của các ngân hàng. Phương pháp thống kê, mô tả, suy luận và phương pháp định lượng được sử dụng qua chỉ số Cronbach Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Kết quả của nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu hiệu cho sinh viên, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý ngân hàng trong việc nhận diện và xác định các lỗ hổng, sai sót, các bất thường trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước, từ đó đánh giá được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước và có phương án để phòng ngừa, bảo vệ.

Ayagre, Appiah-Gyamerah và Nartey (2014) nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng Ghanania. Dựa trên cách tiếp cận khuôn mẫu KSNB của COSO 1992, tác giả cho rằng KSNB bao gồm năm thành phần là: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, HĐGS. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hai thành phần của KSNB là MTKS và HĐKS thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên những nguyên tắc của báo cáo COSO 1992. 5 mức độ của thang đo Likert sử dụng để đo lường những kiến thức và nhận thức của người khảo sát về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu về KSNB của các NH, với mức độ từ rất không hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng từ 1 đến 5. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hai thành phần của hệ thống KSNB là MTKS và HĐKS đạt được tỷ lệ

14

trung bình cao tương ứng là 4,72 và 4,66. Nghiên cứu đề xuất, mặc dù kết quả nghiên cứu đạt được là tích cực, nhưng HĐQT tại các NH nên chủ động và luôn đảm bảo hoạt động kiểm soát của NH được liên tục để hoạt động kiểm soát thật sự tồn tại và hoạt động đúng chức năng.

❖ Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Loan (2018) nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng theo COSO 2013 về kiểm soát nội bộ, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 250 lãnh đạo và nhân viên của 26 NHTM tại Việt Nam trong năm 2017. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 20.0, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng tích cực của từng nhân tố đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng mạnh đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Việt Nam lần lượt là nhân tố giám sát rủi ro, thủ tục kiểm soát, thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát.

Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại”. Tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa KSNB và RRTD của 6 ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2016. Các ngân hàng được lựa chọn là: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng TNHH một thành viên Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng với 59 mẫu quan sát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tổng

15

hợp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên với 10 biến độc lập: môi trường kiểm soát (CE), đánh giá rủi ro (RA), hoạt động kiểm soát (CA), thông tin và truyền thông (ICS), giám sát (AQ), đòn bẩy tài chính (LR), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ lạm phát (INF) và tốc độ tăng trưởng quốc nội (GDP). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi nhân tố môi trường kiểm soát và nhân tố thông tin và truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng.

Huỳnh Tấn Phi (2015) nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD tại BIDV. Tác giả tiếp cận các báo cáo COSO và Basel trong việc nghiên cứu các nguyên tắc thiết lập KSNB hoạt động TD. Tác giả nghiên cứu hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại BIDV từ năm 2009 – 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát bảng câu hỏi các cán bộ lãnh đạo, kiểm toán viên nội bộ, nhân viên tín dụng tại BIDV. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của BIDV. Tác giả tìm hiểu quy trình KSNB đối với hoạt động tín dụng của BIDV, tổng hợp phân tích kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê mô tả.

Qua việc phân tích thực trạng việc thiết lập KSNB hoạt động TD và thực hiện khảo sát nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại BIDV, từ đó tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động TD tại BIDV.

❖ Tóm lược các nghiên cứu có liên quan

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy:

- Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài, các nghiên cứu tập trung vào HTKSNB theo hướng quản trị, ít có tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, có khá nhiều các tác giả đã

16

tập trung nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của HTKSNB theo COSO hoặc BASEL;

nghiên cứu HTKSNB trong các đơn vị cụ thể; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong HTKSNB tới hiệu quả của HTKSNB trong các ngân hàng. Tuy vậy trong các nghiên cứu này có ít nghiên cứu đề cập về tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng trong các NHTM theo hướng nâng cao tính hiệu lực trong KSNB hoạt động tín dụng.

Do đó, trên cơ sở kế thừa các mô hình và phương pháp phân tích từ các nghiên cứu trước, tác giả tập trung vào phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các NHTM cụ thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực trong KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó tác giả lựa chọn nghiên cứu KSNB hoạt động TD theo COSO 2013. Trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các NHTM cụ thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

17

Một phần của tài liệu Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)