PHẦN V BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ
1.1. Quản lý vật liệu xây dựng công trình
- Toàn bộ vật liệu dùng cho thi công công trình phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra trong hồ sơ mời thầu hoặc theo sự chỉ định của Tư vấn giám sát. Vật liệu đưa tới công trường phải được bảo quản để giữ được chất lượng và sự phù hợp cho công trình. Ngay cả khi đã được bảo quản, vẫn có thể kiểm tra và thí nghiệm vật liệu lại trước khi sử dụng cho công trình.
- Các sản phẩm vật tư, vật liệu (xi măng, sắt, thép…) và các loại vật liệu khác , đưa về công trình đều có đầy đủ giấy tờ rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ nhà sản xuất, chứng nhận chất lượng…
- Trước khi tiến hành thi công nhà thầu sẽ xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu về chủng loại, số lượng, thời gian yêu cầu, vận chuyển…đảm bảo đáp ứng tiến độ thi công công trình.
- Vật liệu được để tại các vị trí thuận tiện cho việc kiểm tra.
- Vật liệu được cung cấp từ các mỏ trong khu vực hoặc vùng lân cận (một số mỏ được đưa ra trong hồ sơ mời thầu) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển đến công trường theo đường sông và đường bộ.
1.1.1. Xi măng.
- Xi măng sẽ được mua từ các nhà máy xi măng trong nước như Chin Fon, Nghi Sơn, Hải Phòng, Hoàng Thạch, Hà Tiên v.v... tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật dự án và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
- Xi măng dùng để thi công là xi măng Porland phù hợp theo các yêu cầu C – 150.
- Trong mỗi lô xi măng đem dùng cho công trình, nhà thầu sẽ xuất trình bản sao hoá đơn kèm theo chứng nhận kiểm tra lô hàng do cơ quan chức năng về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cung cấp cho nhà sản xuất với nội dung:
+ Tên cơ sở sản xuất.
+ Tên gọi, ký hiệu mác và ký hiệu xi măng theo tiêu chuẩn này.
Loại và hàm lượng phụ gia (nếu có).
+ Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô.
+ Ngày, tháng, năm sản xuất.
- Xi măng dưới dạng bao bì phải còn nguyên nhãn, mác trên bao. Được bảo quản tại công trường trong điều kiện không làm thay đổi chất lượng.
- Xi măng tồn trữ sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất, chỉ được sử dụng sau khi đã tiến hành thí nghiệm lại cường độ xi măng đảm bảo chất lượng.
- Không sử dụng xi măng có thời gian tồn trữ quá 12 tháng kể từ khi sản xuất.
1.1.2. Cốt liệu hạt mịn.
- Dùng cát tự nhiên có độ bền, độ cứng và rắn chắc cao. Cát phải sạch, không có các chất ngoại lai, hạt sét, các chất hữu cơ và các chất có hại khác.
- Modul độ lớn lớn hơn hoặc bằng 2.0.
- Lượng CL- hoà tan nhỏ hơn hoặc bằng 0.05% khối lượng cát cho bê tông cốt thép.
- Cát lấy từ các nguồn cung cấp khác nhau không được chứa trong cùng một đống hay dùng thay thế cho các công việc thi công tương tự mà không được Tư vấn giám sát đồng ý.
- Nguồn cát có thể lấy từ các mỏ trong khu vực hoặc vùng lân cận đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển đến công trường bằng đường sông hoặc đường bộ.
1.1.3. Cốt liệu hạt thô.
- Nguồn cung cấp cốt liệu hạt thô phải được Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi chuyển vật liệu đến công trường.
- Các đống cốt liệu hạt thô phải được đánh đống theo những luống ngang không cao quá 1m để tránh bị phân tầng. Nếu cốt liệu hạt thô bị phân tầng thì phải xáo trộn lại cho phù hợp với yêu cầu.
- Với mỗi lô đá dăm phải kèm giấy chứng nhận của nơi sản xuất với các nội dung sau:
+ Tên cơ sở sản xuất.
+ Tên đá, sỏi.
+ Số thứ tự của lô, thời gian sản xuất.
+ Kết quả các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra.
- Nguồn đá cho công tác bê tông dự kiến sử dụng đá lấy từ mỏ ở khu vực hoặc vùng lân cận, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển đến công trường bằng đường sông hoặc
đường bộ 1.1.4. Nước.
- Nước phục vụ thi công dùng nước sinh hoạt tại địa phương hoặc giếng khoan tại công trường, phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4056:2012 và TCVN 9346:2012.
- Sử dụng nước sạch, không lẫn dầu, muối, axit, đường, thực vật hoặc các chất có hại khác cho bê tông để trộn cấp phối bê tông, bảo dưỡng bê tông và các sản phẩm chứa xi măng khác.
- Nước bị ôi nhiễm trong mọi trường hợp không chứa các thành phần lơn hơn giới hạn dưới đây:
+ Dầu 0.00ppm
+ Chloride 1000ppm
+ Sunlfates 1000ppm
+ Độ đục 2000ppm
+ Acids 10000ppm
- Ka li và NaOH 0.5 tới 1% trọng lượng của xi măng.
- Độ pH từ 6.5÷12.5.
- Hàm lượng Cl- nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/l cho bê tông cốt.
1.1.5. Phụ gia cho bê tông.
- Tùy tường trường hợp cụ thể khi sử dụng phụ gia sao cho phù hợp (liều lượng, quy trình sử dụng…) như :
+ Sử dụng phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo khi cần tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông hoặc giảm tỷ lệ nước/ximăng để tăng cường độ và độ chống thấm nước.
+ Sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính cao, khi cần nâng cao khả năng chống thấm nước, giảm độ thấm Clo vào bê tông và tăng cường khả năng bảo vệ cốt thép.
- Phụ gia dùng phụ gia của hãng Sika, Basf (Thuỵ Sỹ) hoặc các hãng khác có các chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho phép sử dụng. Việc sử dụng tuỳ theo yêu cầu đối với từng hạng mục và tuân thủ chặt chẽ các quy định của chỉ dẫn kỹ thuật.
- Phụ gia không được gây bất kỳ hiệu ứng nào ảnh hưởng tới cường độ và độ bền của bê tông. Các phụ gia có thành phần CloruaCanxi và Clo không được dùng trong mọi tình
huống.
- Việc sử dụng phụ gia phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phụ gia không được chứa các chất ăn mòn cốt thép, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bê tông.
1.1.6. Cốt thép.
- Cốt thép các loại đều dùng thép sản xuất trong hoặc ngoài nước của các nhà máy được cấp chứng chỉ sản xuất theo quy mô công nghiệp.
- Cốt thép thường bao gồm thép tròn trơn và thép có gờ sử dụng phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và phải có chứng chỉ kỹ thuật của nhà sản xuất kèm theo từng lô hàng nhập về công trường bao gồm:
+ Nước sản xuất.
+ Nhà máy sản xuất.
+ Tiêu chuẩn dùng để sản xuất mác thép.
+ Bảng chỉ tiêu cơ lý được thí nghiệm cho từng lô thép sản xuất ra.
- Mỗi lô thép khi chở đến công trường nếu có đủ các chứng chỉ sẽ lấy 9 thanh làm mẫu thí nghiệm: 3 mẫu kéo, 3 mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn (hàn theo phương pháp thực tế tại công trường). Kết quả thí nghiệm được Tư vấn giám sát chấp thuận mới được phép đưa vào thi công.
- Tất cả cốt thép được bảo bảo quản tránh hư hỏng bề mặt hoặc hư hỏng mang tính cơ học, tránh gỉ hoặc các nguyên nhân khác kể từ khi nhập hàng tới khi lắp đặt cốt thép.
Cốt thép lưu kho tại công trường phải được đặt trên sàn gỗ, không được đặt trực tiếp trên mặt đất, cốt thép phải được che kín. Phải đánh dấu và xếp kho sao cho tiện khi cần kiểm nghiệm.
- Công tác gia công và nối cốt thép phải tuân thủ các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật và các tiêu chuẩn TCVN hiện hành.
1.1.7. Các vật liệu dùng cho đường.
- Vật liệu đắp nền đường tuân thủ TCVN 9436-2012 Nền đường ô tô thi công và nghiệm thu và TCVN 4447-2012 : Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
- Vật liệu cấp phối đá dăm sử dụng theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường TCVN 8859:2011.
- Vật liệu bê tông nhựa được sử dụng theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường
bê tông nhựa TCVN 8819:2011 và Quyết định số 858/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2014.
Nhựa đường dùng loại có độ kim lún 60/70.
1.1.8. Thí nghiệm vật liệu.
- Tất cả các thí nghiệm xác định tính chất cơ, lý, hoá của vật liệu được tiến hành tại trung tâm thí nghiệm của cơ quan có chức năng làm thí nghiệm vật liệu.
- Các thí nghiệm về độ sụt của bê tông, cấp phối hạt của vật liệu, thời gian sơ ninh, độ chảy của vữa, độ ẩm của cốt liệu sẽ được tiến hành tại hiện trường do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát.
- Tất cả các vật liệu đưa vào trong công trình đều phải được thí nghiệm và thoả mãn các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật dự án và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận mới được đưa vào sử dụng.
- Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tuỳ thuộc vào tính chất của hạng mục công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, phương pháp đầm, điều kiện thời tiết.
- Số mẫu dùng trong quá trình thiết kế và kiểm tra cấp phối tuân thủ theo tiêu chuẩn trừ khi có hướng dẫn khác của Tư vấn giám sát.