- Công tác nghiệm thu, bàn giao công trinh tiến hành theo quy định về quản lý chất lượng công trình 46/2015/NĐ-CP.
- Nghiệm thu công trình không sớm hơn 15 ngày trước khi công trình được hoàn thành và sẵn sàng để bàn giao.Nếu công trình được chia thành các hạng mục, Đơn vị thi công có thể đề nghị nghiệm thu theo hạng mục.
- Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho Chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo đúng thiết kế được duyệt, vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
- Khi bàn giao toàn bộ công trình, phải giao nộp cả hồ sơ hoàn thành công trình, những tài liệu về các vấn đề liên quan đến công trình được bàn giao, chế độ duy tu bảo dưỡng công trình.
- Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình phải là văn bản pháp lý để Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
2. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH.
1. Công trình xây dựng được bảo hành kể từ khi chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng.
2. Thời gian bảo hành công trình xây dựng được quy định như sau:
Thời gian bảo hành công trình thực hiện theo quy định pháp luật.
3. Trình tự thực hiện việc bảo hành:
a) Yêu cầu khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết của công trình, thiết bị công trình;
b) Khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết;
c) Kiểm tra, nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị.
3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
3.1 Công tác bảo trì công trình xây dựng
- Công tác bảo trì công trình xây dựng sẽ được thực hiện theo Nghị định Số:
46/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2015. Trình tự thực hiện như sau:
+ Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
+ Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình.
+ Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
+ Bảo dưỡng công trình.
+ Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.
+ Quan trắc đối với các công trình có yêu cầu quan trắc.
+ Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết và đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng đối với công trình phải đánh giá.
+ Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình 3.2 Quy trình bảo trì công trình
- Qui trình bảo trì công trình được lập bảo đảm bao quát toàn bộ các bộ phận công trình, bao gồm các nội dung sau:
+ Quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
+ Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
+ Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình;
+ Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp, quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình;
+ Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
+ Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
+ Quy định nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đồi với công trình có yêu cầu đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng;
+ Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN VỀ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH.
4.1 Trách nhiệm của Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình.
- Kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì Chủ đầu tư có quyền thay nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí đi thuê được lấy từ kinh phí bảo hành công trình.
- Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
4.2 Trách nhiệm của nhà thầu thi công và nhà thầu cung cấp thiết bị công trình.
- Tổ chức khắc phục ngay khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục.
- Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp sau đây:
+ Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra.
+ Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ.
+ Sử dụng thiết bị, công trình sai quy trình vận hành
PHẦN VII
UY TÍN CỦA NHÀ THẦU
- Công ty cổ phần 873 - Công trình giao thông là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng dân dụng và công nghiệp .Hiện tại công ty đã và đang thi công nhiều dự án, công trình có quy mô lớn được các Chủ đầu tư đánh giá cao, từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường xây dựng.
Trong những năm qua, và hiện tại Công ty đã và đang thi công rất nhiều dự án, được Chủ đầu tư và các bên liên quan đánh giá cao .Thi công gói thầu số …….. : XD Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thái sơn Long An ( 72 tỷ đồng ) . Thi công gói thầu số 1 và gói thầu 2 dự án đường sắt trên cao TPHCM Bến Thành – Suối Tiên ( 160 Tỷ) , Thi công gói thầu số XL 24- Dự án Bắc Giang Lạng Sơn Cầu sông Thương ( 68 Tỷ) . Thi công gói thầu số 11 Dự án đường nối quốc lộ 6 – Quốc lộ 1 A – Đường Vành đai 2.5 – Quận Thanh Xuân – TP Hà nội , Thi công gói gói thầu Lramp – Tổng cụ đường bộ ( > 12 Tỷ ) . Thi công Cầu kênh cụt – Quốc lộ 30 – tỉnh đồng Tháp ( 14 Tỷ). Thi gói thầu Nâng cấp cải tạo Quốc lộ 3 quốc lộ 6 ( 15 Tỷ)
Với năng lực và kinh nghiệm thi công hiện có Công ty cổ phần 873- Công trình giao thông luôn xác định được tiến độ, chất lượng, an toàn là chìa khóa để xây dựng uy tín, thương hiệu cũng là điều kiện tiên quyết để đem lại hiệu quả kinh tế, các hợp đồng kinh tế luôn hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán đúng quy trình. Nên trong những năm qua, Công ty cổ phần 873- Công trình giao thông đã không để xảy ra việc kiện tụng làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty, mặt khác xây dựng cho mình hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn từ Công ty tới các công trường, nên các hợp đồng được bàn giao đưa vào sử dụng là những sản phẩm tốt nhất, đem lại hiệu quả cho Chủ đầu tư và xã hội.