Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Đặc điểm sinh học
Khi công bố loài Podophyllum tonkinense Gagnep. đặc điểm hình thái của Bát giác liên đã được mô tả (Ảnh mẫu chuẩn hình: 1.1). Tuy nhiên tại mỗi vùng sống khác nhau thì cây đôi khi có những thay đổi về hình thái để thích nghi hơn với môi trường sống. Ngay trong một cá thể đặc điểm hình thái cũng có thể có sự thay đổi ở các giai đoạn tuổi khác nhau... Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái đặc trưng của của loài tại khu vực nghiên cứu là việc làm cần thiết và là cơ sở đầu tiên cho công tác bảo tồn và phát triển loài.
a) Hình thái thân rễ cây
Bát giác liên là cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây tròn, nhẵn, mọc đứng, có màu xanh lục, có đường kính gốc từ 0,5-1cm. Những cây có chiều
cao khoảng từ 30- 50cm thì thường phân làm 1-2 nhánh. (hình 4.3)
(Đỗ Thùy Linh, 9/2020) Hình 4.3. Hình thái thân Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội
Rễ thô, có nhiều rễ nhỏ hình sơi, rễ cứng chia nhiều đốt. (hình 4.4)
(Đỗ Thùy Linh, 9/2020)
Hình 4.4. Hình thái rễ Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội b) Hình thái lá
(Đỗ Thùy Linh, 9/2020) Hình 4.5. Hình thái lá Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội
Lá mọc so le, thường 1 – 2 cái, có 6 – 8 cạnh, góc cạnh lồi thành mũi nhọn, mép có răng cưa sắc, không đều, gân lá hình khiên, cuống lá dài 20 – 40cm dính vào giữa phiến lá. Hai mặt lá nhẵn bóng, mặt trên lá có màu xanh lục thẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn. (Hình 4.5)
c) Hình thái hoa và quả
Do hạn chế về mặt thời gian điều tra nên trong thời gian điều tra tôi không bắt gặp được nhiều cây ra hoa và quả của cây Bát giác liên, nên đặc điểm hình thái hoa và quả ngoài việc quan sát thực tế thì tác giả cũng kế thừa từ các nguồn thông tin của thầy Vương Duy Hưng và một số tài liệu khác như: Sách Đỏ Việt Nam. Đặc điểm hình thái hoa và quả của loài như sau:
- Hoa gồm 5-9 cái, màu nâu hồng, có cuống, cuống và nụ hoa có chứa lông tơ nhỏ màu trắng, nụ hoa có màu xanh lục, mọc ở gần gốc lá, rủ xuống.
Hoa có 6 lá đài, mặt ngoài có lông (Hình 4.6). Cánh hoa có 6 lá đài, hình thuôn, tròn đầu. Nhị 6, ngắn hơn cánh hoa. Bầu thuôn, đầu nhụy to.
- Quả mọng, hình bầu dục hoặc hình trứng.
- Hạt nhiều, nhỏ.
Hình 4.6. Hình thái nụ, hoa Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội 4.1.2.2. Đặc điểm tái sinh và khả năng tái sinh của Bát giác liên
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu), dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng... Tái sinh rừng là một quá trình phủ
định biện chứng rừng non thay thế rừng già trên cở sở được thừa hưởng hoàn cảnh thuận lợi do thể hệ rừng ban đầu tạo nên, thúc đẩy việc hình thành cần bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục.
Đối với Bát giác liên đang bị đe doạ như hiện nay, nghiên cứu tái sinh là căn cứ khoa học để áp dụng các biện pháp bảo tồn phù hợp nhất, cứu loài thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Kết quả điều tra khả năng tái sinh của Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra cây tái sinh tại các tuyến điều tra, kết quả điều tra đã phát hiện được cây con của Bát giác liên tại Vườn quốc gia Ba Vì. Đây cũng là nơi phát hiện các cây Bát giác liên trưởng thành.
Kết quả điều tra về cây tái sinh được liệt kê tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả điều tra Bát giác liên tái sinh Chỉ tiêu
Số hiệu
Nguồn gốc
Hvn
(cm) Vị trí mọc Chất lượng
Khoảng cách cây mẹ (m)
BGLTS1 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ T 0,2
BGLTS2 Hạt 0,5 Gốc cây mẹ TB 0,3
BGLTS3 Chồi 2,0 Gốc cây mẹ TB 00
BGLTS4 Hạt 1,1 Gốc cây mẹ TB 0,2
BGLTS5 Hạt 1,2 Gốc cây mẹ T 0,1
BGLTS6 Hạt 0,8 Gốc cây mẹ T 0,3
BGLTS7 Hạt 1,2 Gốc cây mẹ TB 0,2
BGLTS8 Chồi 1,5 Gốc cây mẹ T 00
BGLTS9 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ TB 0,2
BGLTS10 Hạt 0,6 Gốc cây mẹ TB 0,2
BGLTS11 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ TB 0,1
BGLTS12 Chồi 1,4 Gốc cây mẹ T 00
BGLTS13 Hạt 1,2 Gốc cây mẹ T 0,4
BGLTS14 Hạt 0,7 Gốc cây mẹ T 0,3
BGLTS15 Hạt 0,9 Gốc cây mẹ TB 0,1
BGLTS16 Hạt 2,0 Gốc cây mẹ TB 0,5
BGLTS17 Hạt 0,5 Gốc cây mẹ TB 0,2
BGLTS18 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ TB 0,3
BGLTS19 Chồi 1,6 Gốc cây mẹ TB 00
Chỉ tiêu Số hiệu
Nguồn gốc
Hvn
(cm) Vị trí mọc Chất lượng
Khoảng cách cây mẹ (m)
BGLTS20 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ TB 0,3
BGLTS21 Hạt 0,7 Gốc cây mẹ T 0,2
BGLTS22 Hạt 1,4 Gốc cây mẹ T 0,4
BGLTS23 Chồi 1,0 Gốc cây mẹ TB 00
BGLTS24 Hạt 1,5 Gốc cây mẹ TB 0,1
(Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Bảng trên thể hiện số lượng cây tái sinh của quần thể Bát giác liên là rất ít, chỉ có 24 cây tái sinh. Trong số đó có 19 cây tái sinh hạt với chiều cao trung bình là 1,3 cm. Các cá thể này còn nhỏ, mới chỉ tái sinh trong khoảng thời gian gần đây.
Tất cả các cây tái sinh phát hiện thấy nằm ở gốc cây mẹ, điều này là do quả Bát giác liên sau khi rụng sẽ bị thối mục và tái sinh tại chỗ. Khoảng cách của cây con tái sinh tới cây mẹ xa nhất 0,5m và gần nhất cây tái sinh từ chồi nằm cạnh cây mẹ. Các cây này đều mọc ở các ven suối, hốc đá ẩm nơi có đất và mùn ẩm ướt.
Với hiện trạng nguồn hạt từ cây mẹ và cây tái sinh hiện tại thì khả năng kế cận của tầng cây tái sinh Bát giác liên thành cây trưởng thành là rất khó.
Nếu như không có các giải pháp bảo tồn phù hợp thì nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài là rất cao. Vấn đề bảo tồn và phát triển loài cây này là điều vô cùng cấp bách hiện nay.
Tuy nhiên, Bát giác liên có khả năng tái sinh hạt và chồi là rất lớn. Đây là một đặc điểm rất tốt.
Theo đại cao ta có thể bắt gặp cây tái sinh Bát giác liên trên tuyến điều tra số liệu tong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Phân bố cây tái sinh Bát giác liên theo đai cao TT Đai cao bắt gặp
(m)
Cây Bát giác liên tái sinh bắt gặp
Sinh trưởng
1 400 - 600 2 Tốt
2 600 - 800 12 Tốt
3 800 - 1000 7 Tốt
4 1000 - 1200 3 Tốt
(Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020) Qua bảng trên, cho thấy trên đai cao từ 400 - 600m bắt gặp 2 cá thể Bát giác liên chiếm 8,33% là điểm tái sinh ít nhất. Điểm bắt gặp nhiều nhất là từ 600 – 800m bắt gặp 12 cá thể Bát giác liên chiếm tỷ lệ 50,00%, do điều kiện sinh cảnh nên có một cá thể sinh trưởng trung bình, còn lại sinh trưởng phát triển tốt. Đai cao từ 800 – 1000m bắt gặp 7 loài Bát giác liên chiếm tỷ lệ 29,17%. Đai cao 1000 – 1200m chiếm tỷ lệ 12,5%. Qua bảng trên cho thấy, điểm bắt gặp chủ yếu ở sườn núi ở đai cao từ 600 – 800m với tỷ lệ 50% số cá
thể tái sinh.
4.1.2.3. Đặc điểm vật hậu của Bát giác liên
Nghiên cứu đặc điểm vật hậu loài Bát giác liên có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, đặc điểm này phản ánh được khả năng duy trì nòi giống trong tự nhiên và dự đoán được sự tồn tại của loài trong tương lai, đây là một trong những cơ sở đánh giá tính nguy cấp để có hướng bảo tồn tại chỗ thích hợp. Mặt khác, biết được đặc điểm ra hoa, ra nón, sự chín của nón, thời gian ra chồi sẽ giúp việc thu thập vật liệu (cành hom, hạt giống) cho công tác nhân giống được chủ động.
Kế thừa thông tin từ các tài liệu và kết quả nghiên cứu về đặc điểm vật hậu thực tế cho thấy: Bát giác liên là cây đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm, thường mọc rải rác hay tập trung thành đám nhỏ, trên đất mùn, hốc mùn lá, dọc theo các bờ, khe suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, đặc biệt là ở rừng núi đá
vôi, ở độ cao từ 800-1000 m. Phần thân rễ của Bát giác liên thường mọc nổi trên mặt đất, theo hướng nằm ngang. Thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông để lại các vết sẹo trên thân rễ, đến đầu mùa xuân năm sau từ thân rễ mọc lên chồi thân mới, khi lá gần đạt đến độ trưởng thành sẽ ra hoa. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt. Phần thân rễ còn lại sau khi bị gẫy cũng có khả năng nảy mầm. Như vậy, nên lấy hom giâm vào thời điểm bắt đầu mùa xuân vì lúc này thời tiết mát mẻ, hom sẽ không bị mất nước, tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Nên lấy thân rễ bánh tẻ.
Qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ VQG, các thầy lang… tại khu vực nghiên cứu tác giả đã có thể hoàn thiện bảng theo dõi vật hậu loài như sau:
Bảng 4.6. Bảng theo dõi vật hậu loài Bát giác liên Đặc điểm
quan sát
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Chồi lá Ѵ
Lá mở Ѵ
Lá rụng Ѵ Ѵ
Chồi hoa Ѵ
Hoa bắt
đầu nở Ѵ
Hoa nở rộ Ѵ
Hoa tàn Ѵ
Quả non Ѵ Ѵ
Quả chín Ѵ Ѵ
Bát giác liên bắt đầu ra hoa từ tháng 3 - 5, quả xuất hiện vào tháng 5 – 8 và chín vào thường vào tháng 8 - 9. Theo đó việc thu hái hạt giống nên thực hiện khi quả đã chuyển màu, trước khi rụng và để tránh hạt bị gió thổi.
Bát giác liên có tính chu kỳ sai quả (hiện tượng giãn cách), nghĩa là trong một giai đoạn nhất định, khả năng ra hoa kết quả của cây rừng không đồng đều giữa các năm, ở thời kỳ thành thục cũng có năm nhiều, năm ít. Hầu hết các loài cây sau một năm sai quả (được mùa), phải mất một thời gian nhất định thường là 1 - 3 năm hoặc nhiều hơn nữa (tùy từng loài và điều kiện ngoại cảnh) mới lại có năm được mùa. Chu kỳ sai quả phụ thuộc loài cây và điều kiện dinh dưỡng. Thực tế cho thấy những loài cây có quả (hạt) nhỏ bé, chu kỳ ít rõ rệt và ngược lại những loài cây quả (hạt) to, những năm sai quả phải tiêu hao số lượng lớn chất dinh dưỡng, do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng, tới phân hóa mầm hoa, làm giảm sản lượng hoa quả ở năm sau. Bát giác liên có kích thước ở mức bình thường nên căn cứ vào lý thuyết trên có thể nói rằng loài cây này có tính chu kỳ sai quả.
Tóm lại, loài Bát giác liên có tính chu kỳ sai quả điều đó cũng có nghĩa là không thể thu hái hạt giống hàng năm. Mặt khác số lượng cây trưởng thành còn lại rất ít vì vậy cần theo dõi quá trình sinh sản của loài để kịp thời thu hái và bảo quản hạt giống, thời gian thu hái thích hợp từ tháng 8 đến tháng 9 vào năm sai quả.