Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 90 - 111)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Một số giải pháp bảo tồn loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu

4.3.3. Các giải pháp khác

4.5.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Cần thực hiện tốt hơn nữa trong cơ chế thu hút vốn đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, vận dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã và đang đầu tư trên địa bàn.

Quảng bá mạnh mẽ hơn nữa các tiềm năng về đa dạng sinh học, điều kiện kinh tế xã hội vùng đệm đến các tổ chức trong và ngoài nước đang quan tâm, có chương trình hỗ trợ về lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường, đa dạng sinh học và quan tâm đặc biệt tới loài Bát giác liên hiện có tại địa phương.

Tiến hành đầu tư và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn tại chỗ thông qua các hoạt động dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội ở vùng đệm trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện.

Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ trong công tác quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc tổ chức và tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn và ngắn hạn, tăng cường việc học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác, các VQG, Khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, cần tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của các cơ quan lãnh đạo và người dân trong vùng.

4.5.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Tiếp tục tiến hành thử nghiệm giâm hom ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau, đặc biệt lưu ý mùa giâm hom, chất điều hòa sinh trưởng. Lợi dụng việc tái sinh chồi của cây để có thể lấy hom phục vụ nhân giống. Song phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi tái sinh.

Tiếp tục thử nghiệm nhân giống hữu tính từ hạt, thận trọng trong quá

trình áp dụng kỹ thuật xử lý và chăm sóc hạt. Chọn thời điểm thích hợp gieo hạt (mùa xuân hoặc mùa thu). Thiết lập một vườn ươm nhỏ tại VQG Ba Vì để

nhân giống loài Bát giác liên có thể sẽ thuận lợi hơn cho quá trình phát triển của hom.

Khi đã tạo được cây con để đem trồng tại vườn huấn luyện hay đủ số lượng để trồng rừng thì cần chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây.

Thử nghiệm phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô.

Bát giác liên phân bố chủ yếu ở vùng lõi của VQG nên việc tác động đến rừng là vấn đề hạn chế. Tuy nhiên, có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách làm giảm độ che phủ tầng cây bụi, thảm cỏ, mở rộng diện tích đất để tạo điều kiện cho hạt Bát giác liên rơi xuống có thể tiếp đất và nảy mầm phát triển thành cây con.

4.5.3.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội

Trong thực tiễn đã khẳng định: Để làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên thì cần phải gắn chặt với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, có nghĩa là nguyên tắc xã hội hóa trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói riêng cần phải được thực hiện một cách triệt để, đây là tiền đề để khơi dậy, để huy động đông đảo nhân dân cùng tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm cần phải tập trung vào một số luận điểm như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo VQG thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Ðối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Ðể làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, pa nô, phim ảnh... Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trưởng bản, nhà văn hóa cộng đồng. Khuyến

khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.

- Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng: Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Ðề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Ðặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.

- Kiểm soát nhu cầu thị trường: Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các tổ, đội tuần rừng theo buôn, làng, xã theo các chương trình trồng rừng. Xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...).

- Ổn định đời sống của người dân: Tập trung xây dựng các mô hình

trình diễn cây con năng suất cao, phù hợp với điều kiện và nhận thức của địa phương để chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân trong khu vực.

Trước mắt cần tập trang giúp người dân phát triển các mô hình kinh tế và ổn định đời sống như: nuôi ong lấy mật, nuôi nhím, don, lợn rừng, ...

Giúp các hộ gia đình triển khai và sử dụng có hiệu quả các nguồn quỹ đất lâm nghiệp, nông nghiệp trong vùng đệm như: khai hoang đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô hình nông lâm kết hợp,... chú trọng các mô hình canh tác trên đất dốc, đất nông nghiệp, lâm nghiệp giao cho hộ gia đình theo Nghị định 02/CP của Chính phủ.

Triển khai các chương trình, dự án đầu tư phục vụ cho công tác quản lý, khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng,... nhằm thay thế cho các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và nâng cao thu nhập, làm giảm áp lực vào rừng tự

nhiên trong khu vực nghiên cứu.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nghiên cứu đã phát hiện được 40 cá thể Bát giác liên trên các tuyến và ô tiêu chuẩn điều tra. Bát giác liên phân bố rải rác tại Vườn quốc gia Ba Vì và bắt gặp nhiều nhất ở tuyến 3 (từ độ cao 686 -710 m) với tỷ lệ 35%, tiếp đến là tuyến 4 (từ độ cao 798 - 826 m) với tỷ lệ 17,5%,… thấp nhất là tuyến 7 và tuyến 8 (từ độ cao 1120 – 1195 m) với tỷ lệ 5%.

- Bát giác liên tập trung phân bố tại khu vực sườn Đông Bắc, xung quanh các khu vực: Phế tích hội tại hè thời Pháp, Đền thờ Bác Hồ, Phế tích nhà thờ Pháp và khu vực rừng Bương (chủ yếu là tuyến 3 và tuyến 4).

- Đề tài đã đánh giá được một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu:

+ Đặc điểm tái sinh tự nhiên: Số lượng cây tái sinh của quần thể Bát giác liên là rất ít, chỉ có 24 cây tái sinh. Trong số đó có 19 cây tái sinh hạt với chiều cao trung bình là 1,3 cm.

+ Đặc điểm vật hậu: Bát giác liên bắt đầu ra hoa từ tháng 3 - 5, quả xuất hiện vào tháng 5 – 8 và chín vào thường vào tháng 8 - 9. Theo đó việc thu hái hạt giống nên thực hiện khi quả đã chuyển màu, trước khi rụng và để tránh hạt bị gió thổi.

- Công thức tổ thành tâng cây cao như sau:

Công thức tổ thành: 24,6Kv + 10,8Sp + 9,6 Tm + 7,3Cc + 5,9 Lh+41,8 CLK.

- Công thức tổ thành tầng cây tái sinh như sau:

Công thức tổ thành: 4,1Kv + 1,4Sp + 1,2Bgt + 1,2Sql + 1,1Đh + 0,9 CLK.

- Nghiên cứu về tầng cây bụi, thảm tươi: Các loài cây bui chủ yếu ở đây là: Dương xỉ, Tắc kè đá, Găng, Lá dong, Chân chim, …

- Nghiên cứu đã xác định Bát giác liên tại khu vực VQG Ba Vì bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp chủ yếu là do các hoạt động của con người như khai thác du lịch, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép... Ngoài ra khu vực cũng có một số nguy cơ từ tự nhiên gây ảnh hưởng đến loài như: Cháy rừng, sâu bệnh hại.. tuy nhiên khả năng này xảy ra là khá nhỏ.

- Về thử nghiệm nhân giống:

+ Công thức phù hợp nhất để nhân giống Bát giác liên bằng hom là công thức 1 – Hom non. Vì công thức 1 cho tỷ lệ sống cao nhất, tỷ lệ bật chồi cao nhất, tỷ lệ ra rễ cao nhất.

+ Nền đất dùng để ươm, trồng Bát giác liên: ở công thức 1 có giá thể là đất lấy từ rừng là tốt nhất tiếp đến là công thức 2 có giá thể là đất lấy từ vườn ươm và sinh trưởng kém nhất là công thức 3 giá thể là đất cát.

- Đề tài cũng đưa ra biện pháp bảo tồn chính cho loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu là: bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ. Ngoài ra còn giải pháp về cơ chế, chính sách. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và giải pháp về

kinh tế - xã hội Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:

Thời gian nghiên cứu ngắn hạn, khu vực nghiên cứu rộng lớn, nguồn nhân lực hạn chế nên chưa đi sâu vào được phân bố chi tiết của loài.

Điều tra tổ thành chỉ mang tính chất tương đối do khu vực phân bố ít chưa thể có đánh giá chính xác về môi trường sinh thái của loài Bát giác liên.

Đề tài mới chưa thử nghiệm nhân giống Bát giác bằng hạt hoặc thí nghiệm nhân giống vô tính có sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng; chưa đánh giá được ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng và phát triển của Bát giác liên; Chưa thực hiện được các thí nghiệm trồng Bát giác liên dưới tán rừng.

Chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về hoạt chất của Bát giác liên tại VQG Ba Vì.

Khuyến nghị

- Cần có nghiên cứu sâu hơn về phân bố loài ở nhiều khu vực khác nhau để có được bản đồ chi tiết hơn về loài cũng như đánh giá chính xác về

qua hệ sinh thái với các loài xung quanh.

Lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương cần tích cực hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, bảo vệ tốt số lượng cây Bát giác liên còn lại.

Tiếp tục theo dõi động thái sinh sản của loài để xác định chu kỳ sau quả phục vụ cho công tác thu hái kịp thời và bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt.

Nghiên cứu các thí nghiệm nhân giống Bát giác liên bằng hạt, hoặc giâm hom có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.

Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về hàm lượng các hoạt chất chữa bệnh có trong Bát giác liên tại VQG Ba Vì. Đây là căn cứ khoa học quan trọng trong bảo tồn và phát triển các giá trị của loài tại khu vực nghiên cứu.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu tiếp theo, song cần có nghiên cứu bổ sung về ở khu vực khác nơi có loài Bát giác liên phân bố để có cơ sở khoa học chính xác hơn cho việc xác định lập địa trồng, phương thức trồng cho loài Bát giác liên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nhiều đồng tác giả (2007); Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật – NXB. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập. Bùi Xuân Chương, Mai Nghị (1978), Hướng dẫn Khoanh vùng bảo vệ tái sinh và Khai thác dược liệu – NXB. Y học, Hà Nội.

4. Đỗ Huy Bích & Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam; tái bản lần 1. NXB. Y học, Hà Nội.

5. Đỗ Huy Bích và các đồng tác giả, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Nghiên cứu nhân giống cây Vú bò (Ficus simplicissima Lour.) bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật. Luận văn thạc sĩ.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BYT (30/9/2009) của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn áp dụng các tiêu chí GACP – WHO, 2003

9. Bộ Y tế, Cục Dược (2012), Danh sách các loại dược liệu và thuốc từ dược liệu của Việt Nam (Tài liệu cập nhật hàng năm, lưu trữ nội bộ).

10. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ Điển Cây thuốc Việt Nam; NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh.

12. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

13. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam Quyển 1-3, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

14. Trần Minh Hợi (chủ biên) (2013), Tài nguyên thực vật Việt Nam, NXB.

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

15. Triệu Văn Hùng (chủ biên) và nhiều đồng Tác giả (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG pha II xuất bản.

16. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Xuất bản lần thứ; NXB. KH&KT, Hà Nội.

17. Man Thanh Long (2018), Nghiên cứu thành phần hóa học cây Bát giác liên (Dysosma difformis), Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

18. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích, NXB Thế Giới, Hà Nội.

19. Cao Thanh Mai (2014), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Bát giác liên, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) thu tại Ba Vì, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

20. Vũ Văn Sơn, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh (2007), Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Ba Vì.

21. Vũ Văn Sơn (2007), Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Ba Vì, Luận văn thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp.

22. Nguyễn Tập (2006), Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn – Trong:

Nhiều Tác giả; Nghiên cứu thuốc từ thảo dược; NXB. KH&KT, Hà Nội.

23. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan tại Hà Nội, IUCN, Bộ NN & PTNT, IUCN xuất bản.

24. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (1998-1999), Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào Dao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

25. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Hà Thị Thúy, Góp phần nghiên cứu và đánh giá đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc VQG Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả” Luận văn ThSKH.

27. Trần Minh Tuấn (2014), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

B. Tiếng nước ngoài

28. Gagnepain, F. (1938) Tome 1. Flore Générale de l'Indo-Chine 1: 146.

Paris.

29. Jie Zhang, et al. (2014), "Simultaneous determination of five active compounds from Dysosma difformis roots by HPLC", Journal of Liquid Chromatography & Related Technologies, 37, pp. 1226-1236.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 90 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)