Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại tỉnh Lào Cai, giai đoạ n 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 68)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

3.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư trong nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019

3.3.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại tỉnh Lào Cai, giai đoạ n 2017-2019

Về quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: Đến năm 2019, tỉnh đã tiến hành xây dựng trên 40 quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Các quy hoạch cơ bản bám sát các quy hoạch ngành cho vùng và cả nước cũng như quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh; đồng thời được điều chỉnh kịp thời cho sát thực tiễn của địa phương. Trong quy hoạch của địa phương đã có nghiên cứu quy hoạch có tính liên kết với các địa phương trong vùng nhằm tạo sự phát triển bền vững.

Về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng và khu dân cư: Với tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng, công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đã được quan tâm đẩy mạnh và xây dựng kịp thời. Trong giai đoạn 2015-2019, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng và phê duyệt trên 150 dự án quy hoạch các loại về: đô thị, quy hoạch chi tiết kết cấu hạ tầng (Lưới điện quốc gia, mạng lưới giao thông đường bộ, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tái định cư và một số dự án lớn khác), quy hoạch trung tâm cụm xã, trung tâm xã và quy hoạch chi tiết các điểm dân cư... . Công tác quy hoạch các điểm dân cư nông thôn được quan tâm, có 143/143 xã trên địa bàn đã hoàn thành đồ án quy hoạch cấp xã.

Do căn cứ pháp lý cao nhất để thu hút đầu tư, kêu gọi đầu tư, quản lý hoạt động thu hút đầu tư, quản lý nhà nước sau đầu tư là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, phân khu và chi tiết), do đó, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung đề nghị Trung ương phê duyệt nhiều quy hoạch quan trọng, cụ thể:

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015.

- Quy hoạch mở rộng khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số40/2016/QĐ-TTg ngày 22/9/2016.

- Quy hoạch khu du lịch quốc gia Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 17/5/2018.

Biểu đồ 3.2: Số lượng quy hoạch tỉnh Lào Cai xây dựng trong giai đoạn 2004 - 2019

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai) Về lập, quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị: Luôn được quan tâm thực hiện, qua đó các khu đô thị của tỉnh Lào Cai không ngừng phát triển, mở rộng ngày càng khang trang. Nổi bật công tác quy hoạch xây dựng là việc nâng cấp xây dựng đô thị thành phốLào Cai thành đô thị loại II, đang tiếp cận tiêu chí đô thị loại I, đã di chuyển toàn bộ khu hành chính cũ của tỉnh về khu đô thị mới, để dành không gian quy hoạch xây dựng mở rộng khu kinh tế cửa khẩu; Thị trấn Sa Pa nâng cấp thành đô thị loại IV (hoàn thiện các tiêu chí để công nhận thành thị xã)...

Tuy nhiên, công tác dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế, cụ thể:

- Nhiều quy hoạch được phê duyệt nhưng còn chồng chéo như: quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng; quy hoạch chung xây dựng không phù hợp với quy hoạch khoáng sản (nhiều khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng tại vị trí này vẫn còn khoáng sản chưa khai thác nên không thể kêu gọi đầu tư do phải ưu tiên khai thác khoáng sản theo Luật Khoáng sản 2010);

quy hoạch khu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới... Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất

lại không có trong quy hoạch được nên quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai dự án còn kéo dài do phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, bổ sung cập nhật quy hoạch. Việc này, dẫn đến làm nản lòng các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn cũng như tạo ra áp lực về khối lượng công việc đối với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý quy hoạch do phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

* Đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách vềđầu tư tại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017-2019 qua khảo sát thực tế

Bảng 3.6: Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ quản lý về chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Rất tốt Tốt TB Kém Rất kém

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

12.9% 18.6% 52.1% 12.9% 3.6%

Đánh giá của cán bộ quản lý về hoạt động xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước tại Lào Cai?

20.0% 30.0% 50.0% 0.0% 0.0%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát) Qua điều tra, khảo sát, đánh giá thực tế về công tác trên tại các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chỉ có 8,6% số ý kiến đánh giá rất tốt, 39,3% đánh giá tốt, 50% đánh giá trung bình và 2,1% đánh giá kém. Như vậy tổng quan đánh giá cho thấy đối với các doanh nghiệp thì hoạt động lập quy hoạch của tỉnh Lào Cai chỉ trên mức trung bình và tiệm cận mức tốt

Qua khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, mức độ đánh giá chiếm tỷ trọng lớn nhất là trung bình với 52,1% số lượng các doanh nghiệp đánh giá, mặc dù mức độ phù hợp này cũng được 12,9% doanh nghiệp đánh giá rất rốt và 18,6%

doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tốt, nhưng đây lại là tiêu chí nhận được sự đánh giá ở mức kém và rất kém tương đối cao. Cụ thể: có tới 12,9% doanh nghiệp đánh giá ở mức kém và 3,6% đánh giá với mức rất kém. Có sự phân tán của doanh

nghiệp trả lời khảo sát trong đánh giá về tính hợp lý của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội này có thểđược giải thích bởi sự tác động của chính sách tới hoạt động của doanh nghiệp là khác nhau, chính sách kế hoạch có sự phân hóa trong việc tác động tới mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Điều này đưa ra gợi ý giải pháp là khi xây dựng chính sách thì cần phải xem xét tính phù hợp và độ phân hóa trong lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện chính sách kế hoạch đó.

Tuy nhiên kết quả khảo sát với cán bộ quản lý nhà nước về vấn đề này thì cho kết quả khảo sát tương đồng không cao với đánh giá của doanh nghiệp. Cụ thể: không có đánh giá kém và rất kém; 50% cán bộ quản lý cho rằng hoạt động xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách vềđầu tư của cơ quan quản lý nhà nước tại Lào Cai ở mức trung bình; 30% đánh giá ở mức tốt; 20% đánh giá ở mức rất tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)