- Thực trạng QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thời gian qua như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc?
- Các giải pháp nào cần được thực thi nhằm tăng cường QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Các thông tin thứ cấp được thu thấp cho luận văn bao gồm các thông tin về tình hình quản lý nguồn nhân lực được thu thập tại các phòng: Phòng hành chính của ban quản lý, Phòng kế toán….. Thêm vào đó, luận văn cũng thu thập các quyết định, chỉ thị, công văn… liên quan đến quản lý nguồn nhân lực. Ngoài ra, luận văn cũng tìm hiểu hoạt đông quản lý nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án đầu tư thuộc tổng công ty điện lực Miền Trung, Ban kế hoạch thuộc Tổng công ty điện lực Miền Nam.
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua việc điều tra qua bảng hỏi. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát đội ngũ LĐ tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm đo lường mức độ đánh giá của NLĐ tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về các hoạt động tăng cường QLNNL tại đơn vị.
Sốlượng phỏng vấn: tính đến thời điểm 31.12.2018 sốlượng cán bộ công nhân viên tại BQLDA là 168 người. Để đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính ý nghĩa thống kê và số lượng cán bộ công nhân viên như vậy, tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể.
Nội dung phỏng vấn: để có những câu trả lời của cán bộ, công nhân viên BQLDA tác giả tiến hành phỏng vấn với phương pháp linh hoạt: tác giả phỏng vấn trực tiếp, có một số trường tác giả tiến hành gửi mail để thuận tiện cho những người trả lời. Tác giả
cũng đã sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có những câu trả lời theo đúng nội dung tác giả nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Tổng hợp số liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành phân loại và đánh giá các số liệu đang được thu thập theo các nội dung tác giả phân loại.
Tổng hợp số liệu sơ cấp: Sau khi nhận được các câu trả lời của các đối tượng cần thu thập, tác giả sẽ tổng hợp trên phần mềm Excel để tính toán theo các chỉ tiêu cần thiết.
Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp thông tinh theo phương pháp phân tổ thông tin, phân loại thông tin .….
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp so sánh: Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá sựthay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu từđó thấy được xu hướng thay đổi và tìm ra nguyên nhân của những thay đổi đó.
Phương pháp thống kê mô tả: Để nghiên cứu phân tích rõ các số liệu, các chỉ tiêu, phương pháp thống kê mô tảđược sử dụng để mô tả sửthay đổi các chỉ tiêu, số liệu…
để có thể đánh giá một cách chi tiết trong nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu - Sốlượng lao động thay đổi Tỷ lệ thay đổi số lượng
lao động = Số lượng LĐ năm N – Số lượng LĐ năm N-1 Sốlượng LĐ năm N-1
Việc thay đổi số lượng người lao động phải phù hợp với mục tiêu phát triển của BQLDA. Nếu không phù hợp thì quá trình quản lý không hiệu quả
- Sự tăng mức lương người lao động Tăng mức lương người
lao động = Lương NLĐ năm N – Lương NLĐ năm N-1 Lương NLĐ năm N-1
Khi quản lý nguồn lao động tốt dẫn đến mức lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại. Lương người lao động càng cao thì người lao động càng có nhiều đóng góp BQL.
- Tăng tiền thưởng
Tăng tiền thưởng = Tiền thưởng năm N – Tiền thưởng năm N-1 Tiền thưởng năm N-1
Người lao động càng có nhiều đóng góp giúp nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm… thì người lao động được tăng tiền thưởng. Do vậy, sự tăng tiền thưởng là một trong những chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả QLNNL.
Tăng thu nhập tăng thêm Tăng thu nhập tăng thêm =
Thu nhập tăng thêm năm N - Thu nhập tăng thêm năm N-1
Thu nhập tăng thêm năm N-1
Thu nhập tăng thêm càng tăng thì chứng tỏ năng suất lao động tăng, khả năng cạnh tranh tốt cũng như hợp lý hóa các khâu trong sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này càng cao thì quản lý nguồn nhân lực càng hiệu quảvà ngược lại