Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh zénsho việt nam nghiên cứu tại nhà hàng sukiya midori park (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.4 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Priyanka Rani và M.S.Khan (2015) cho rằng: “Tác động của phát triển nguồn nhân lực lên hiệu năng của tổ chức. Tác giả sử dụng các công cụ phân tích để kiểm tra một khung nghiên cứu được cấu tạo bởi một tập hợp các mối quan hệ nhân quả giữa các tổ chức và tính ngẫu sinh, nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực, kỹ năng, thái độ, hành vi và hiệu năng tổ chức. Nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu thứ cấp.

Sử dụng dữ liệu từ các tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, kết quả cho thấy tác động của phát triển nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức là tích cực và chỉ ra tác động của nó lên kỹ năng, thái độ và hành vi, và được tiết chế bởi nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các tình huống ngẫu nhiên khác. Do đó, bài báo không chỉ khẳng định rằng phát triển nguồn nhân lực có một tác động tích cực đến hiệu năng tổ chức mà còn giải thích cơ chế qua đó phát triển nguồn nhân lực có thể cải thiện hiệu năng tổ chức. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là các dữ liệu và các tài liệu được thu thập từ nhiều cuốn sách, tạp trí liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và hiệu suất tổ chức tức là trên các tài liệu nghiên cứu có sẵn, không có một công cụ thống kê cụ thể nào được sử dụng để phân tích.”.

15

Theo Schultz (1961) và Becker (1964) cho rằng: “Không có quốc gia nào vững mạnh khi không có nguồn nhân lực vững mạnh. Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất, là thước đo hiệu quả sản xuất của một nền kinh tê, là một trong những yếu tố quyết định cạnh tranh quốc gia. Nguồn tài sản trí tuệ này không những giữ vững hiệu quả cho hoạt động hiện tại mà còn sinh lợi cho tương lai.”

1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu Bùi Văn Nhơn (2018) với nghiên cứu: “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Đã đặt ra một số vấn đề trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu bật những đặc điểm của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nước ta, các nguồn chủ yếu hình thành nguồn nhân lực và tác động của nguồn nhân lực đến kinh tế và xã hội.”

Nghiên cứu Hồ Sỹ Qúy (Con người và phát triển con người, 2007): “Đưa ra những lý luận cơ bản về con người và phát triển con người, các khái niệm, vai trò chức năng của nguồn nhân lực, tài liệu cũng xác định phương hướng, giải pháp xây dựng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn này.”

Những vấn đề này được tập trong những nghiên cứu của một số tác giả. Mặc dù có phương pháp nghiên cứu khác nhau, tiếp cận vấn đề nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều có cùng quan điểm, đó là: để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng.

16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với nội dung như: 1.1 Các khái niệm đào tạo và phát triển nguồn lực, 1.2 Mục đích và vai trò đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 1.3 Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 1.4 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan. Đây là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà hàng Sukiya Midori Park thuộc Công ty TNHH Zénsho Việt Nam.

17

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh zénsho việt nam nghiên cứu tại nhà hàng sukiya midori park (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)