Kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh zénsho việt nam nghiên cứu tại nhà hàng sukiya midori park (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ HÀNG SUKIYA CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2023

2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà hàng

2.2.1 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Zénsho Việt Nam

2.2.1.1 Kế hoạch đào tạo

Những nhân viên mới, người chưa thành thạo kỹ năng tay nghề rất cần được đào tạo bài bản để đảm bảo hiệu suất công việc. Trước khi thực hiện, cần xây dựng bảng kế hoạch bài bản với danh sách các việc phải làm, đảm bảo nội dung đào tạo phù hợp với từng nhân sự.

a. Đào tạo mới

Sự hòa nhập của nhân viên mới chịu ảnh hưởng rất lớn từ quy trình đào tạo hội nhập cho nhân viên mới tại mỗi doanh nghiệp. Quy trình đào tạo nhân viên mới rất quan trọng giúp nhân viên thích nghi được với môi trường làm việc mới:

33 Bước 1: Chào đón nhân viên mới

Việc chào đón nhân viên mới có thể diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như một buổi chào đón chung các nhân viên mới, buổi tiệc nho nhỏ, sắp xếp nhân viên cũ hướng dẫn, chào đón để người mới không bị bỡ ngỡ,… Nhân viên mới sẽ cảm nhận được sự thân thiện và gần gũi hơn với môi trường sắp làm việc.

Bước 2: Đào tạo quy định chung của doanh nghiệp

Công ty tổ chức 2 ngày đầu đào tạo lý thuyết, nội dung chủ yếu đề cập đến các thông tin về doanh nghiệp, bộ máy quản lý, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, các quy định chung của công ty, chính sách đối với nhân viên, giờ làm việc, thông tin liên hệ,…

Sau đó, tổ chức đào tạo thực hành trong 12 ngày kế tiếp, định hướng công việc cho nhân viên mới, giúp nhân viên mới hiểu thêm về công việc định làm, tiềm năng phát triển, cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Bước 3: Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn

Trong quy trình đào tạo nhân viên mới thì không thể bỏ qua khâu đào tạo kỹ năng chuyên môn cho họ. Mỗi công ty, từng vị trí công việc sẽ đòi hỏi nhân viên phải có các kỹ năng chuyên môn khác nhau, có vững chuyên môn thì quá trình triển khai công việc mới có thể diễn ra thuận lợi.

- Đối với nhân viên phục vụ: Cách chào đón, hướng dẫn khách hàng, số bàn phục vụ, vị trí vật dụng, thông tin thực đơn món ăn và thức uống, thái độ phục vụ khách, cách bưng món ăn và thức uống, cách xử lý một vài tình huống cơ bản.

- Đối với nhân viên bếp: Mô tả từng vị trí trong bếp, cách chào khách, cách sử dụng các công cụ và dụng cụ, nội dung công việc các ca, hướng dẫn sơ chế thực phẩm, công thức và thời gian chuẩn bị món, quy trình nhập hàng, kiểm tra hạn sử dụng thực phẩm, quy trình rửa dụng cụ đã sử dụng.

Bước 4: Đánh giá quy trình đào tạo

34

Sau 14 ngày kết thúc chương trình đào tạo, doanh nghiệp sẽ có buổi gặp nói chuyện thân thiện và cởi mở với nhân viên mới để xem họ nêu quan điểm, suy nghĩ như thế nào về chương trình đào tạo vừa qua. Nếu có chỗ nào chưa tốt thì doanh nghiệp sẽ chú ý sửa đổi, bổ sung kịp thời cho các lần đào tạo nhân viên mới kế tiếp.

- Phục vụ: chào khách to rõ, di chuyển nhanh, ghi món chính xác, thái độ với khách vui vẻ, niềm nở, cách bưng món đúng tư thế,…

- Bếp: Để đồ đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ, làm món đúng công thức, trình bày bắt mắt, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thành công việc trước khi bàn giao ca, thực hiên tốt quy trình kiểm tra hạn sử dụng thực phẩm,…

Việc đánh giá giúp doanh nghiệp xem xét nhân viên mới đã tiếp nhận được các thông tin, kiến thức gì trong suốt quá trình đào tạo, từ đó đánh giá năng lực của mỗi ứng viên và xây dựng được nguyện vọng phát triển công việc của họ.

b. Đào tạo lại

Việc đào tạo lại nhân viên giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất làm việc và đảm bảo chất lượng:

Bước 1: Đánh giá nhu cầu

Bước đầu trong quy trình đào tạo là cần đánh giá được nhu cầu đào tạo của nhân viên. Từ đó phân tích các yêu cầu lâu dài của tổ chức để đưa ra được quy trình đào tạo phù hợp nhất.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo lại

Khi xác định được mục tiêu đào tạo lại, tổ chức đặt ra các mục tiêu đào tạo phù hợp. Dựa trên những thiếu hụt kiến thức, kỹ năng của nhân viên cùng với những mong muốn đưa ra phương pháp đào tạo hợp lý và hiệu quả.

Bước 3: Thiết kế một chương trình đào tạo

35

Khi đã xác định được đối tượng, mục tiêu đào tạo thì tiếp đến cần lên kế hoạch đào tạo vào hoạt động. Đảm bảo chương trình đào tạo đưa ra có sự thu hút đối với nhân viên, tạo ra một bầu không khí thoải mái làm việc và đạt chất lượng.

Bước 4: Thực hiện chương trình đào tạo

Sau khi thiết kế chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đào tạo.

Bước 5: Đánh giá và theo dõi

Bước cuối cùng, đánh giá chất lượng đào tạo và kiểm tra các mục tiêu đã đạt hay chưa bằng cách theo dõi quy trình làm việc của nhân viên và cùng với đó là sự đánh giá của đồng nghiệp.

c. Đào tạo bổ sung

Đào tạo bổ sung giúp nhân viên bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng còn thiếu sót nhằm giúp doanh nghiệp hoàn tất hệ thống quản lý toàn diện. Bên cạnh đó, cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên, tìm hiểu từng cá nhân chưa tốt, chưa thực hiện được cần tăng cường giám sát và bổ sung cần thiết.

Bước 1: Kiểm tra kiến thức còn thiếu ở nhân viên Sukiya Midori Park

- Phục vụ: Chào khách, order, ra món và thức uống, sắp xếp vị trí món ăn trên khay, biết tên món ăn, thanh toán, dọn bào, dọn dẹp khu làm việc.

- Bếp: Xác định được món, làm đúng công thức, trình bày đẹp, ra đúng món ăn, chuẩn bị thực phẩm đủ dùng, dọn dẹp khu vực làm việc.

Bước 2: Hướng dẫn thực hiện, hoán đổi công việc phục vụ và bếp

- Phục vụ: Công thức làm món, xác định được món khách gọi, thời gian làm món, chuẩn bị đồ ăn cần sử dụng.

- Bếp: Số bàn, hướng dẫn khách vào bàn, order, phục vụ nước, sắp xếp món ăn, thanh toán, dọn bàn.

Bước 3: Kiểm tra và đánh giá

36

Hướng dẫn các bạn thực hiện thời gian 14 ngày và đưa ra nhận xét. Những việc các bạn đã thực hiện được và chưa thực hiện được. Đưa ra thêm thời gian và đào tạo lại.

d. Đào tạo nâng cao

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Việc đào tạo nâng cao giúp tìm ra những nhân tố tiềm tăng có thể đưa vào các vị trí cao hơn, phù hợp hơn, qua đó giúp cá nhân có thể phát triển bản thân.

Bước 2: Lên kế hoạch đào tạo

Cần đưa ra bảng đào tạo chi tiết, hình ảnh minh họa, đối tượng tham gia, người trực tiếp đào tạo, để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian, nhân lực.

Bước 3: Triển khai kế hoạch đào tạo

Sau khi lên kế hoạch đào tạo, người trực tiếp phụ trách đào tạo cần triển khai để đảm bảo hiệu quả mục tiêu đề ra.

Đưa ra các nội dung nâng cao nhân viên cần thực hiện:

- Phục vụ: Chạy bước nhỏ để bưng món ra khách hàng, tốc độ di chuyển mỗi giây hai bước, thao tác nhanh nhẹn, chính xác.

- Bếp: Thực hiện tư thế đứng, cầm dụng cụ đúng yêu cầu, ra món nhanh, trình bày đẹp mắt.

Bước 4: Đánh giá và nhận xét

Sau thời gian đào tạo, công ty kiểm tra và đánh giá các cá nhân thực hiện, gặp trực tiếp từng cá nhân nêu ra quan điểm đã thực hiện và chưa thực hiện được, giúp nhân viên hiểu rõ vấn đề và cải tiến trong công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh zénsho việt nam nghiên cứu tại nhà hàng sukiya midori park (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)