Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thị xã Gò Công

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thị xã gò công luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thị xã Gò Công

4.1.1 Giới thiệu về Agribank Thị Xã Gò Công

Agribank Chi nhánh Thị Xã Gò Công được thành lập theo Quyết định 280/NHNN-QĐ ngày 15/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Agribank Chi nhánh Thị Xã Gò Công là chi nhánh loại 2, hạch toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối riêng, đại diện theo ủy quyền của Agribank; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và khoán tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 15/04/2005 Chủ tịch Hội đồng, Quản trị đã ban hành quyết định số 92/QĐ/HĐQT-TCCB chia tách Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn thị xã Gò Công theo địa giới hành chính và thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông. Do đó từ ngày 01/05/2005 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Gò Công hoạt động kinh doanh trên địa bàn thị xã Gò Công gồm 5 phường và 7 xã: Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận, Tân Trung, Bình Đông, Bình Xuân.

Trải qua 30 năm nhìn lại chặng đường đã đi qua của Agribank thị xã Gò Công mới thấy được Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn mạnh, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng khu vực Nông nghiệp nông thôn.

4.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Agribank Thị Xã Gò Công

Agribank Thị Xã Gò Công thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh cấp II trực thuộc Agribank, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm: Ban Giám đốc, 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐTV Agribank về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc là 02 Phó Giám đốc, phụ trách các các mảng chuyên môn nghiệp vụ là Tín dụng và Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính nhân sự,... là những người trợ giúp

Giám đốc trong quản trị điều hành một số công việc thuộc lĩnh vực được phân công và cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động chung của Chi nhánh: Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công việc, thực hiện chủ trương chính sách và quan điểm Nhà nước, của ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh doanh từ 2017 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Tổng số vốn huy động 252.400 304.819 364.524 Tiền gởi của các tổ chức kinh tế 130.116 151.171 193.408 Tiền gởi dân cư và huy động khác 122.284 153.648 171.116

2 Tổng dư nợ 193.537 804.575 796.166

Trong đó nợ xấu (nhóm 3+4+5) 0 8.204 4.200

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0 1,02 0,53

3 Tổng thu nhập 44.134 114.591 141.604

Thu nhập từ hoạt động tín dụng 8.487 72.401 103.267 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác

và thu nội bộ

35.151 40.421 35.771 Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng (NHĐT,

thanh toán…) 496 1.769 2.565

4 Tổng chi phí 57.402 113.791 129.513

5 Lợi nhuận (lãi +; lỗ -) -13.267 800 12.091 Nguồn: Agribank thị xã Gò Công, 2017 - 2019

Bảng 4.1 phản ánh các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank thị xã Gò Công từ năm 2017 đến năm 2019. Tổng số vốn huy động tăng đều qua các năm, đạt 252.400 triệu đồng năm 2017 cho đến năm 2019 thì giá trị huy động vốn đạt 364.524 triệu đồng. Phần lớn nguồn tiền huy động tiền gửi là từ các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, do địa bàn hoạt động là thị xã Gò Công, chủ yếu là dân cư hoạt động và kiếm sống bằng nghề nông. Do đó, nguồn huy động tiền gửi từ người nông dân cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, tiêu biểu năm 2019 thì số tiền gửi huy động từ cá nhân và huy động khác là 171.116 triệu đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm và dịch vụ đối với hoạt động tín dụng của doanh nghiệp cũng phát huy tính hiệu quả. Từ 193.536 triệu đồng cho vay năm 2017 thì có sự thay đổi tăng đột biến ở năm 2018 là 804.575 triệu đồng và giảm nhẹ ở năm 2019 tương ứng 796.166 triệu đồng. Do xuất hiện nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 nên quy trình cho vay được kiểm soát chặt chẽ hơn, Agribank thị xã Gò Công cũng tăng cường theo dõi tiến độ thanh toán nợ vay cũng như tình trạng thẩm định hồ sơ và tài sản đảm bảo. Nên điều này dẫn đến sự sụt giảm dư nợ tín dụng vào năm 2019. Tuy nhiên, do sự kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ 1.02% năm 2018 chỉ còn 0.53% trong năm 2019. Điều này thể hiện tính hiệu quả của chính sách cho vay mà Agribank thị xã Gò Công áp dụng và hạn chế rủi ro cho phía NH trong hoạt động này.

Về tổng thu nhập của Agribank thị xã Gò Công thể hiện xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là năm 2018 đạt 114.591 triệu đồng, trong khi năm trước đó chỉ có 44.134 triệu đồng. Thu nhập có sự tăng nhẹ ở năm 2019 với giá trị thu nhập là 141.604 triệu đồng. Tổng thu nhập nguồn chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Tuy rằng, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm 1 phần nhỏ (như ngân hàng điện tử, các dịch vụ hỗ trợ thanh toán…) nhưng có sự thay đổi đáng kể như chỉ đạt 496 triệu đồng năm 2017 thì con số này tăng gấp 4 lần năm 2018 với giá trị tương ứng là 1.769 triệu đồng và đạt 2.565 triệu đồng năm 2019. Đạt được kết quả như vậy là do Agribank thị xã Gò Công chú trọng nâng cao dịch vụ hỗ trợ khách hàng, hoặc các dịch vụ đính kèm liên quan tới các sản phẩm và chú trọng đến CNTT để cải thiện

cũng như phát triển NHĐT. Về mảng chi phí thì tăng qua các năm 2017 - 2019. Nên dẫn đến lợi nhuận của Agribank thị xã Gò Công bị lỗ 13.267 triệu đồng năm 2017.

Mặc dù chi phí tăng gấp đôi, do đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở vật chất, nâng cao đào tạo nguồn nhân lực cũng như hệ thống giao dịch trên NHĐT nhưng đã mang lại hiểu quả hoạt động tốt thể hiện ra hoạt động có lãi vào năm 2018 mặc dù chỉ có 800 triệu đồng, và đạt được kết quả tích cực khi nguồn lợi nhuận được cải thiện đạt 12.091 triệu đồng năm 2019.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thị xã gò công luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)