Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát (rreptilia) và ếch nhái (amphibia) tại khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong​ (Trang 22 - 28)

Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Thiết bị, dụng cụ: bản đồ địa hình, GPS, la bàn, đèn pin, dao, túi sơ cứu, gậy bắt rắn, máy ảnh, thước, túi vải đựng mẫu, cồn xử lý mẫu, bộ đồ mổ, xi lanh, nhãn, bút kim, bút chì, lọ nhựa đựng mẫu vật, sổ tay ghi chép.

Điều tra theo tuyến: 10 tuyến điều tra chính được thiết lập tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong. Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của các loài bò sát, ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, các tuyến điều tra chính được thiết lập dựa trên các đường mòn tuần tra, giám sát được thiết kế bởi Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, chi tiết các tuyến điều tra chính xem hình 3.1 và bảng 3.2. Các tuyến điều tra phụ sẽ được thiết kế dựa trên các tuyến chính nhằm đảm bảo sẽ đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nước, vách đá và thung lũng. Mỗi tuyến điều tra được đánh dấu điểm đầu và điểm cuối bằng các cây to hay địa vật cụ thể.

Chọn điểm thu mẫu: Tập trung vào các khu vực ẩm ướt như ven suối, vũng nước, vách đá, cửa hang, trên cây và quan sát dưới mặt đất.

Ghi chép các ghi nhận: Ghi các toạ độ bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 78s (Hệ toạ độ VN-2000), ghi chép vào sổ thực địa. Ghi độ ẩm bằng máy Rocktrail Z29592. Chụp ảnh bằng máy ảnh Canon Rebel XL2.

Thời gian thu mẫu: Thời gian điều tra quan sát và thu thập mẫu vật ban ngày từ 09:00 - 16:00, ban đêm từ 19:00 - 24:00.

Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập mẫu vật bằng tay và các dụng cụ chuyên dụng (như kẹp và gậy bắt rắn). Mẫu vật được đựng trong túi vải hoặc túi nilon chắc chắn. Sau khi chụp ảnh và định loại sơ bộ, một số mẫu vật phổ biến sẽ được thả lại tự nhiên, các mẫu vật đại diện sẽ được lưu giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.

Hình 3.1. Bản đồ các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu Khe Nước Trong

Bảng 3.2. Các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong Tên tuyến Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối

X Y X Y

Tuyến 1: Rum Ho- Ngọn khe Đan 567120 1881520 561230 1880562 Tuyến 2: Cầu Khỉ - Ngọn khe Le 567914 1878860 563779 1877580 Tuyến 3: Cầu Khỉ -Ngọn khe Vàng 567914 1878860 567308 1874016 Tuyến 4: Trung Đoàn - Ngọn khe Lương 571069 1878527 569796 1874130 Tuyến 5: Trung Đoàn - Ngọn khe Máy Bay 574068 1879075 569948 1876631 Tuyến 6: TK527 - Ngọn khe Gõ 582886 1876659 578856 1875438

Tuyến 7: TK527-Hang Đá 582668 1878279 576258 1876922

Tuyến 8: Trạm 525-TK523 583910 1884882 580188 1879718

Tuyến 9: Chốt Rộp - Ngọn Kiến Giang 579400 1883584 574639 1879478 Tuyến 10: An Bai - TK529 578114 1885597 574776 1881649

Làm tiêu bản BSEN:

Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl acetate. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly formalin.

Gắn nhãn kỹ hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Đối với ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối. Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu bò sát, ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.

Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%.

3.4.2. Phương pháp phân tích hình thái và định danh mẫu vật BSEN 3.4.2.1. Phương pháp phân tích hình thái mẫu vật BSEN

Các chỉ số hình thái sử dụng theo Nguyen el al. (2012) cho các loài ếch nhái, Phung & Ziegler (2011) cho các loài thằn lằn, và theo David et al. (2012) cho các

loài rắn. Các chỉ số về hình thái được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm. Một số chỉ số chính được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bảng các chỉ số đo chính của BSEN

Stt Kí hiệu Giải thích

Thân và đầu

1 SVL Chiều dài mút mõm đến hậu môn 2 HH Chiều cao tối đa của đầu

3 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới 4 SNL Khoảng cách mút mõm đến mũi

5 SE Khoảng cách từ mõm đến mắt

6 NEL Khoảng cách từ góc trước của mắt đến mũi 7 SL Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt 8 ED Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang

9 TED Khoảng cách từ bờ trước của màng nhĩ đến góc sau của mắt 10 TD Đường kính lớn nhất của màng nhĩ

11 HW Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu 12 IND Khoảng cách gian mũi (giữa 2 lỗ mũi) 13 AOD Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt

14 IOD Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt 15 UEW Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên

Chi trước

16 FLL Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách 17 LAL Chiều dài cánh tay đo từ nách đến khuỷu tay

18 F1L Chiều dài ngón tay I 19 F2L Chiều dài ngón tay II

20 F3L Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất) 21 F4L Chiều dài ngón tay IV

22 FD3 Chiều rộng đĩa bám ngón tay III 23 MTTi Chiều dài củ bàn trong

Stt Kí hiệu Giải thích 24 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài

Chi sau

25 HLL Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn 26 FL Chiều dài đùi (từ lỗ huyệt đến đầu gối)

27 TL Chiều dài ống chân (từ đầu gối đến khớp cổ-bàn) 28 FOT Chiều dài bàn chân (từ khớp cổ bàn đến mút ngón IV) 29 T1L Chiều dài ngón I

30 T2L Chiều dài ngón II 31 T3L Chiều dài ngón III

32 T4L Chiều dài ngón IV (ngón dài nhất) 33 T5L Chiều dài ngón V

34 TD4 Chiều rộng đĩa bám ngón chân IV 35 TBW Chiều rộng ống chân

36 MTTi Chiều dài củ bàn trong 37 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài Đuôi

38 TAL Chiều dài đuôi

3.4.2.2. Phương pháp định danh mẫu vật

So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các mẫu đã được định tên đang lưu giữ ở Trường Đại học Lâm nghiệp. Định loại tên loài theo các tài liệu của Inger et al. (1999), Bain & Nguyen (2004), Bain et al. (2006, 2009), Hendrix et al. (2008), Nguyen Van Sang et al. (2009), Nguyen Quang Truong et al. (2012), Ziegler & Vu (2009) và một số tài liệu khác có liên quan. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen Van Sang et al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.

3.4.3. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực

Dựa trên số liệu thu thập được trong quá trình thực địa, kết hợp tham khảo các công trình đã công bố, nghiên cứu này so sánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong với các KBT, VQG có sinh

cảnh tương tự gồm KBTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), VQG Cúc Phương (Ninh Bình). So sánh tương quan giữa thành phần loài giữa các khu vực, sử dụng phần mềm PAST Statistic (Hammer et al. 2001) để phân tích thống kê. Số liệu được mã hoá theo dạng đối xứng (1: Có mặt; 0: Không có mặt). Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice index) được tính như sau: djk=2M/(2M+N); trong đó M là số loài ghi nhận cả 02 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi nhận ở một vùng.

3.4.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm phân bố các loài bò sát, ếch nhái 3.4.4.1. Phân bố theo sinh cảnh

Căn cứ vào phân chia dạng thảm thực vật của UNESCO 1973 và mức độ tác động của con người đếm thảm thực vật theo tài liệu “Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học (2003), căn cứ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu và căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực địa, chúng tôi đánh giá phân bố của các loài rắn ở 03 dạng sinh cảnh chính gồm: Khu dân cư và đất nông nghiệp (ao, vườn quanh nhà, đất canh tác), rừng thứ sinh đang phục hồi (rừng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, rừng bị khai thác mạnh, cây bụi) và rừng thường xanh ít bị tác động (rừng giàu, rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao thường xanh), kết quả sẽ được thể hiện theo mẫu biểu 01.

Mẫu biểu 01: Phân bố các loài rắn theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu

Stt Tên

khoa học

Tên phổ thông

Sinh cảnh ghi nhận Sinh cảnh

1

Sinh cảnh 2

Sinh cảnh 3 1

2

3.4.4.2 Phân bố theo độ cao

Tác giả Bain & Hurley (2011) căn cứ vào điều kiện tự nhiên gồm địa hình và thảm thực vật đã phân chia khu vực Đông Dương thành 02 đai độ cao dưới 800 m và trên 800 m. Về nguyên tắc chúng tôi vẫn tuân thủ theo phương pháp phân chia như trên và vẫn tổng hợp số liệu để so sánh. Tuy nhiên, do căn cứ vào đặc điểm

thực tế sinh cảnh và mức độ tác động của con người tại KDTTN, chúng tôi chia độ cao tại KVNC theo mỗi mức 400 m, vì ở độ cao dưới 400 m là khu vực dân cư, 400 m đến 800 m là rừng thứ sinh đang phục hồi, trên 800 m là rừng thường xanh ít bị tác động. Kết quả sẽ được thể hiện theo mẫu biểu 02.

Mẫu biểu 02: Phân bố thành phần loài rắn theo độ cao tại KBT Nam Động

Stt Tên

khoa học

Tên phổ thông

Đai cao (m)

Dưới 400 m Từ 400 -800 Trên 800 1

2

3.4.5. Đánh giá tình trạng bảo tồn

- Đánh giá tình trạng bảo tồn: Dựa trên các căn cứ pháp lý gồm Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Căn cứ khoa học gồm Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2020), các loài hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam được coi là đặc hữu.

- Xác định khu vực ưu tiên: Từ kết quả đánh giá tình trạng bảo tồn kết hợp dữ liệu về phân bố các loài bò sát, ếch nhái. Xây dựng bộ tiêu chí để phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái theo tiểu khu ở 03 mức: Cao, trung bình, thấp.

3.4.6. Xác định các mối đe dọa

Đánh giá và xác định các mối đe dọa thông qua quan sát trực tiếp trên thực địa và phỏng vấn bán cấu trúc đối với người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh cán bộ Bảo vệ rừng của KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong, cán bộ bảo vệ rừng của Lâm trường Khe Giữa. Đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các loài bò sát, ếch nhái như: Mất và suy thoái sinh cảnh sống; khai thác quá mức.

3.4.7. Đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo tồn

Căn cứ vào các loài ưu tiên bảo tồn, khu vực ưu tiên bảo tồn và các mối đe dọa được xác định sẽ đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo tồn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát (rreptilia) và ếch nhái (amphibia) tại khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong​ (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)