Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Mô tả một số đặc điểm hình thái các loài Bò sát, ếch nhái ghi nhận mới cho Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong
4.2.1. Đặc điểm hình thái các loài bò sát ghi nhận mới cho KVNC
So với nghiên cứu của Phạm Thế Cường và cs (2019), trong nghiên cứu này tôi đã bổ sung 3 họ cho Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong, và ghi nhận mới 12 loài cho KVNC, trong đó có 10 loài bò sát có vảy và 1 loài rùa: Thằn lằn rắn hác Dopasia harti (Boulenger, 1899), Rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789), Rắn rào quảng tây Boiga guangxiensis (Wen, 1998), Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus (Boie, 1827), Rắn lệch đầu fut sing Lycodon futsingensis (Pope, 1928), Rắn khuyết lào Lycodon laoensis (Günther, 1864), Rắn khiếm trung quốc Oligodon chinensis (Günther, 1888), Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos (Schlegel, 1837), Rắn bồng chì Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827), Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bambusicola (Vogt, 1922), Rùa đất sepon Cyclemys oldhamii
(Gray, 1863). Một số đặc điểm hình thái của các loài này được trình bày cụ thể ở phần dưới đây:
Hình 4.3. Các loài bò sát ghi nhận mới tại KVNC Họ Thằn lằn rắn Anguidae
1. Thằn lằn Rắn hác Dopasia harti (Boulenger, 1899)
Mẫu vật nghiên cứu (n = 1): 01 mẫu cái kí hiệu KNT.19.45
Đặc điểm nhận dạng: SVL 120,5 mm. 16 hàng vảy giữa hai nếp gấp sườn;
95 hàng vảy dọc nếp gấp sườn. Mặt lưng nâu xám hoặc trắng-kem; dọc lưng có sọc ngang sẫm màu; 2 bên lưng có sọc sẫm màu nhỏ chạy từ sau mắt tới mút đuôi; bụng trắng đục (định loại theo Nguyen et al., 2011.
Thông tin khác về mẫu: Mẫu vật được thu vào khoảng 9h30, ở ven đường mòn có nhiều lá khô, trong rừng phục hồi.
Hình 4.4. Thằn lằn Rắn hác Dopasia harti
4 3 1 7
2 8
3 1 3 2 1 3 2 5 3 5 6 8 1
6
1
1 1
1 1 2 2
02 4 6 8 1012 14 16
Agamidae Gekkonidae Lacertidae Scencidae Anguidae Pythonidae Colubridae Natricidae Pảeatidae Elapidae Homalopsidae Peseudoxenodae Viperidae Platysternidae Geomydidae Bufonidae Megophryidae Microhylidae Dicroglossidae Ranidae Rhacophoridae
SỐ LOÀI
Phạm Thế Cường và cộng sự Nghiên cứu này
Họ Rắn nước Colubridae
2. Rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)
Mẫu vật nghiên cứu (n=1): 01 mẫu đực KNT.19.30 (SVL 685,2 mm, TaL 303 mm).
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Smith (1943), Nguyễn Văn Sáng (2007), Ngô Đắc Chứng và Dương Đức Lợi (2016): Dài đầu 20,2 mm; rộng đầu 9,6 mm; đầu phân biệt với cổ; dài tấm gian mũi 1,9 mm; dài tấm trước trán 2,5mm; DSR 15-11-11, trơn; 201 tấm bụng; vảy dưới đuôi 145, chia đôi; tấm hậu môn chia; môi trên 9 tấm, tấm thứ 3,4,5 tiếp giáp mắt ở bên trái, tấm 4,5,6 tiếp giáp mắt ở bên phải, tấm thứ 5/6 lớn nhất; môi dưới 9 tấm, có 04 tấm tiếp giáp tấm sau cằm trước; 01 tấm trước ổ mắt; 02 tấm sau ổ mắt; 02 tấm thái dương trước; 2/3 tấm thái dương sau.
Màu sắc mẫu sống: Mặt lưng vàng nâu. Bên đầu có một đường đen từ mõm qua mắt tới bên gáy. Có một đường vàng nhạt viền đen chạy dọc sườn. Môi, họng và bụng màu vàng rất nhạt.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật thu được bị chết do xe cán ở đường. Sinh cảnh xung quanh là rừng trồng keo, nhiệt độ môi trường 27,00C, độ ẩm 65,0%.
Thức ăn của loài là ếch nhái, thằn lằn và chim nhỏ (theo Nguyễn Văn Sáng, 2007).
Phân bố: Ở Việt Nam loài này phân bố từ Điện Biên đến Cà Mau. Trên thế giới loài này phân bố tại Ấn Độ, Nê-pan, Trung Quốc, Đông Nam Á (Nguyen et al.
2009). Loài ghi nhận phân bố mới cho KVNC.
Hình 4.5. Rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus (Ảnh: Hà Văn Nghĩa)
3. Rắn rào quảng tây Boiga guangxiensis (Wen, 1998) Mẫu vật nghiên cứu (n=1): 01 mẫu cái (KNT.19.34).
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật thu được phù hợp với mô tả của Ziegler et al. (2007). Kích thước SVL 985 mm; TaL 380 mm; Đầu dài hơn rộng HL 23,32 mm, HW 13,2 mm, mắt to hình bầu dục, tấm thái dương trước 2/2; tấm sau thái dương 3/3; vảy môi trên 8/8; vảy môi dưới 10/10; hàng vảy thân:
23:15:15, vảy bụng 270; vảy dưới đuôi 145; kép.
Màu sắc khi mẫu sống: Đầu và thân có màu nâu đỏ, phía trước thân có những khoang màu đỏ đen càng về cuối thân càng mờ đi và không rõ. Bụng màu vàng nhạt.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu khi đang trườn trên mặt đất rừng ở rừng thứ sinh tự nhiên.
Hình 4.6. Rắn rào quảng tây Boiga guangxiensis 4. Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus (Boie, 1827)
Mẫu vật nghiên cứu (n=1): 01 mẫu đực (KNT.19.36).
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật thu được phù hợp với mô tả của Hoàng Xuân Quang và cs. (2012): Kích thước SVL 925 mm, TailL 180 mm. Đầu dài, phân biệt rõ với cổ. Mắt trung bình, con ngươi tròn. Lỗ mũi nằm giữa tấm mũi chia. Tấm mõm rộng hơn cao, có thể nhìn thấy một phần từ phía trên; 2
tấm gian mũi bé hơn 2 tấm trước trán; tấm trán dài hơn rộng, chạm tấm trước mắt ở một điểm. Có 1 tấm má dài hơn cao, nằm trên tấm mép trên thứ hai và thứ ba; 1 tấm trước mắt cao, 2 tấm sau mắt. Tấm thái dương 2 + 2.Có 9 tấm mép trên, tấm thứ 4, 5 và 6 chạm mắt; 10 tấm mép dưới mỗi bên, 4 tấm đầu tiên chạm tấm sau cằm thứ nhất. Tấm cằm bé, hình tam giác, viền tấm cằm bé hơn viền của tấm mõm. Có 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất lớn hơn cặp thứ hai, tiếp xúc nhau, cặp thứ hai phân cách nhau bởi 1 + 2 vảy họng. Vảy thân 19 hàng có gờ yếu trừ hàng vảy ngoài cùng nhẵn; 227 vảy bụng; 60 vảy dưới đuôi, kép. Tấm hậu môn nguyên. Thân và đầu màu nâu hồng. Xung quanh mắt có 3 vệt đen nhỏ, gồm 2 vệt chạy xuống môi và 1 vệt chạy ra sau nối với vòng đen ở phía bên gáy. Lưng màu nâu xám hay xám. Có 4 sọc đen chạy dọc tới quá nửa thân, 2 sọc ở giữa lưng to, liên tục, 2 sọc hai bên mảnh hơn và đứt đoạn. Bụng màu vàng nhạt.
Phân bố: Việt Nam: Khắp các vùng trong cả nước
Hình 4.7. Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus 5. Rắn lệch đầu fut sing Lycodon futsingensis (Pope, 1928)
Mẫu vật nghiên cứu (n =1): 01 mẫu đực KNT19.35 (SVL 470,0 mm, TaL 130,0 mm).
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Bourret (1936), Nguyễn Văn Sáng (2007), Vogel et al. (2009), Luu et al. (2013b),
Nguyen et al. (2016), Pham et al. (2017), Nguyen et al. (2018): Thân dài, đầu phân biệt với cổ; 02 tấm thái dương trước; 03 tấm thái dương sau; 01 tấm má không chạm mắt; 01 tấm trước ổ mắt; 02 tấm sau ổ mắt; môi trên 08 tấm, tấm thứ 3,4,5 tiếp giáp với mắt, tấm số 06 lớn nhất; môi dưới 10 tấm, 05 tấm tiếp giáp với tấm sau cằm trước; DSR 17-17-15, trơn; 201, tấm bụng; tấm hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 81.
Màu sắc mẫu sống: Màu sắc màu xám đen có 19 vòng trắng quanh thân, có 14 vòng trắng quanh đuôi, bụng màu trắng đục.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật thu được vào ban đêm, mẫu đang trườn ở ven suối. Sinh cảnh xung quanh là rừng thường xanh núi đất, thời gian từ 19h30- 21:20, nhiệt độ môi trường từ 22,9 - 24,10C, độ ẩm không khí từ 88,0 - 93,0%.
Phân bố: Ở Việt Nam loài này phân bố từ Lào Cai đến Đà Nẵng. Trên thế giới loài này phân bố tại Trung Quốc, Đài Loan, Mi-an-ma, Lào, Nhật Bản (Nguyen et al. 2009, Nguyen et al. 2016, Vogel et al. 2009). Loài ghi nhận phân bố mới cho KVNC.
Hình 4.8. Rắn lệch đầu fut sing Lycodon futsingensis 6. Rắn khuyết lào Lycodon laoensis (Günther, 1864)
Mẫu vật nghiên cứu (n =1): 01 mẫu cái kí hiệu thực địa KNT 19.42.
Mô tả đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Vassilieva và cs. (2016). Kích thước nhỏ (SVL 346,6 mm, TaL 91,9 mm; cơ thể
hình trụ; đầu phân biệt với cổ, hơi dẹp trên dưới; mắt tương đối lớn; con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mũi hình tam giác, rộng hơn cao; vảy gian mũi rộng bằng dài, gần bằng một nửa chiều dài của vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình lục giác; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; 1 tấm má, không tiếp xúc với ổ mắt và vảy gian mũi; 1 vảy trước mắt; 2 vảy sau mắt; 2 vảy thái dương trước; 3 vảy thái dương sau; 9 vảy môi trên, vảy 1 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy 2-3 tiếp xúc với vảy má, vảy 3-5 tiếp xúc với ổ mắt, vảy 6 lớn nhất; 10 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy 1-4 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy 6 lớn nhất; vảy thân: 17- 17-15 hàng, nhẵn; tấm bụng 183 ở con đực; tấm hậu môn chia đôi; tấm dưới đuôi 68 chia đôi.
Màu sắc khi sống: mặt lưng màu nâu tối hoặc đen nhạt với 22 khoanh màu vàng ở thân, 17 khoanh ở đuôi, các khoanh ở thân không mở rộng từ hàng vảy giữa thân đến hàng ngoài cùng; khoanh đầu tiên kéo dài khoảng 1-2 vảy giữa lưng; mặt bụng màu trắng sữa.
Một số đặc điểm sinh thái học: Mẫu vật được tìm thấy vào ban đêm 20:30 ven suối. Sinh cảnh xung quanh là rừng thứ sinh ít bị tác động có nhiều cây gỗ vừa và nhỏ, xen lẫn cây bụi và tre nứa.
Phân bố: Ở Việt Nam, ghi nhận phân bố ở tỉnh Đà Nẵng vào đến tỉnh Kiên Giang
Trên thế giới, ghi nhận phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.
Hình 4.9. Rắn khuyết lào Lycodon laoensis
7. Rắn khiếm trung quốc Oligodon chinensis (Günther, 1888)
Mẫu vật nghiên cứu (n =1): 01 mẫu cái kí hiệu thực địa KNT 19.20
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Bourret (1936), Smith (1943), Nguyễn Văn Sáng (2007), Hecht et al. (2013): Chiều dài thân 412 mm, chiều dài đuôi 113 mm đầu không phân biệt rõ với cổ; 1 tấm thái dương trước; 1 tấm thái dương sau; Tấm má không chạm mắt; 1 tấm trước ổ mắt; 2 tấm sau ổ mắt; môi trên 8 tấm, tấm thứ 4,5 tiếp giáp với mắt, tấm thứ 6 lớn nhất;
môi dưới 9 tấm, 4 tấm tiếp giáp với tấm sau cằm trước; số hàng vảy thân 17-17-15, trơn; hàng vảy bụng từ 190 tấm; tấm hậu môn đơn; vảy dưới đuôi từ 64 hàng, chia đôi.
Màu sắc mẫu sống: Mặt lưng có màu nâu đến nâu đỏ có 12 đốm màu đen trên thân, đuôi có từ 3 vòng đen; trên đầu có hình chữ V ngược màu đen kéo dài đến sau cổ, bụng màu trắng, có chấm màu đen hình chữ nhật.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật thu khi đang trườn trên mặt đất, xung quanh rừng cây gỗ nhỏ Thời gian từ 19h30’, nhiệt độ từ 28oc, độ ẩm không khí 78%
Phân bố: Việt Nam từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Gia Lai (Nguyen et al. 2009).
Thế giới: Trung Quốc (Nguyen et al. 2009).
Hình 4.10. Rắn khiếm trung quốc Oligodon chinensis
8. Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos (Schlegel, 1837)
Mẫu vật nghiên cứu (n=1): 01 mẫu cái kí hiệu thực địa KNT 19.21
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật thu được phù hợp với mô tả của Hoàng Xuân Quang và cs. (2012): Kích thước 205 mm; TailL 72 mm.
Loài rắn có kích thước nhỏ. Đầu rộng hơn dài, phân biệt rõ với cổ, rộng hơn chiều rộng thân. Mõm cụt phía trước. Mắt lớn, con ngươi tròn. Lỗ mũi nằm giữa tấm mũi chia. Tấm mõm rộng hơn cao, tiếp xúc với tấm mũi. Có 2 tấm gian mũi, đường nối của nó bé hơn đường nối giữa 2 tấm trước trán; tấm trước trán tiếp xúc với tấm má ở phía bên của đầu; tấm trán dài hơn rộng, dài hơn khoảng cách từ nó đến mút mõm, lớn hơn tấm trên ổ mắt; 2 tấm đỉnh lớn, phía bên tiếp xúc với 2 hoặc 3 tấm thái dương trên. Có 1 tấm má nằm trên tấm mép trên thứ hai, một phần tiếp xúc với tấm mép trên thứ ba; 1 tấm trước mắt cao, phần dưới hẹp, phần trên rộng, cao gần bằng 2 lần tấm má; 3 (hiếm khi 4) tấm sau mắt, tấm dưới cùng ngăn cách tấm mép trên thứ 6 với mắt; tấm thái dương 2 + 2 hoặc 2 + 3, hàng đầu tiên dài bằng khoảng 3 lần cao, đôi khi giữa 2 tấm thái dương trên có 1 tấm phụ xen kẽ, tấm thái dương dưới của hàng thứ hai nằm trên tấm mép trên thứ 8. Tấm cằm hình tam giác, bề rộng hẹp hơn tấm mõm. Có 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất tiếp xúc nhau, cặp thứ hai tiếp xúc ở phần trước, phần sau phân cách nhau bởi 1 + 2 hàng vảy họng, hoặc phân cách nhau hoàn toàn bởi 1 + 1 + 2 hàng vảy họng. Có 8 tấm mép trên, một phần tấm thứ 3, tấm thứ 4 và thứ 5 chạm mắt; 10 tấm mép dưới ở mỗi bên, tấm thứ nhất chạm nhau sau tấm cằm, 4 tấm tiếp theo tiếp xúc tấm sau cằm trước. Vảy thân 19 hàng, có gờ; 166 vảy bụng; 86 vảy dưới đuôi, kép. Tấm hậu môn chia. Nửa trước của đầu nâu nhạt, phần sau đầu và cổ màu đen, gáy có vòng trắng lớn. Môi trên trắng nhạt, có các vệt đen ở giữa các tấm mép trên, vệt lớn nhất ở nơi tiếp giáp giữa tấm mép trên thứ 5 và thứ 6. Phần trước thân từ màu vàng đến nâu vàng, phần sau nâu xám. Trên lưng có các đốm sẫm tương ứng với các vệt sáng mảnh ở hai bên thân chạy theo hướng lưng - bụng, cách đều nhau, khoảng cách giữa các vệt bằng 2,5 vảy. Bụng trắng đục.
Phân bố: Việt Nam: Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Hình 4.11. Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos (Ảnh: Lê Công Tình) 9. Rắn bồng chì Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827)
Mẫu vật nghiên cứu: 01 mẫu cái ký hiệu thực địa KNT.19.16.
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật thu được phù hợp với mô tả của Hoàng Xuân Quang và cs. (2012): Kích thước SVL 325 mm; TailL 50 mm. Thân ngắn, đầu phân biệt với cổ. Mắt bé, lỗ mắt tròn; lỗ mũi nằm ở giữa tấm mũi chia, hướng lên trên; 2 tấm mũi chạm nhau; tấm gian mũi hình tam giác, không tiếp giáp tấm má; 2 tấm trước trán rộng và ngắn, tiếp giáp với tấm gian mũi, một phần tấm mũi, tấm má, tấm trước mắt, tấm trên ổ mắt và tấm trán; tấm 133 trán dài gần gấp 2 lần rộng, dài hơn nhiều so với tấm trên ổ mắt, dài hơn khoảng cách từ nó đến mút mõm; 2 tấm đỉnh dài, phần tiếp giáp giữa hai tấm đỉnh ngắn hơn chiều dài tấm trán. Có 1 tấm má nằm trên tấm mép trên thứ hai và thứ ba, đôi khi tiếp xúc với một phần nhỏ tấm thứ tư; 1 tấm trước mắt cao; 2 tấm sau mắt; tấm thái dương 1 + 2.
Tấm mõm rộng hơn nhiều so với cao. Có 8 tấm mép trên, tấm thứ 4 và 5 tiếp giáp mắt; 10 tấm mép dưới, 5 tấm đầu tiên tiếp giáp tấm sau cằm trước. Tấm cằm hình tam giác, bé. Có 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất lớn hơn cặp thứ hai, tiếp xúc nhau, cặp thứ hai phân cách nhau bởi 2 vảy họng. Có 19: 19: 17 hàng vảy thân, nhẵn; 126 vảy bụng; 32 vảy dưới đuôi; tấm hậu môn chia. Mặt lưng màu xám chì, mặt bụng (kể cả 2 hoặc 3 hàng vảy thân gần phía bụng), mép dưới và một phần mép trên màu trắng đục hoặc vàng nhạt, màu vàng càng rõ về phía cuối thân.
Phân bố: Việt Nam: Khắp các vùng trên cả nước.
Hình 4.12. Rắn bồng chì Hypsiscopus plumbea 10. Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bambusicola (Vogt, 1922)
Mẫu vật nghiên cứu: 01 mẫu đực trưởng thành ký hiệu thực địa KNT.19.24 Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật thu được phù hợp với mô tả của Hoàng Xuân Quang và cs. (2012): Kích thước SVL 602 mm; TailL 132 mm. Đầu rộng và hơi dẹp, phân biệt rõ với cổ. Mắt trung bình, lỗ mắt tròn. Mõm cụt ở trước; tấm mõm rộng hơn cao. Lỗ mũi lớn nằm giữa tấm mũi chia. Có 2 tấm gian mũi bé hơn 2 tấm trước trán. Tấm trán dài hơn rộng một chút, bằng khoảng cách từ nó tới tấm mõm. Có 1 tấm má; 1 tấm trước mắt cao bằng 2 lần rộng, tiếp xúc với tấm trước trán, tấm trên ổ mắt, tấm má và tấm mép trên thứ 3, thứ 4; có 3 tấm sau mắt, tấm thứ 3 tiếp xúc với tấm mép trên thứ 5 và 6, phân cách tấm mép trên thứ 6 với mắt. Vảy thái dương 2 + 2 hoặc 2 + 3. Có 8 tấm mép trên ở mỗi bên, tấm thứ 4 và thứ 5 chạm mắt; 9 tấm mép dưới mỗi bên, cặp tấm mép dưới đầu tiên chạm nhau sau tấm cằm, 5 tấm mép dưới tiếp xúc với tấm sau cằm thứ nhất ở mỗi bên. Tấm cằm hình tam giác, rộng hơn dài. Có 2 cặp tấm sau cằm, cặp thứ nhất tiếp xúc với nhau, cặp thứ hai dài hơn một chút, phía sau phân cách bởi 1 + 2 vảy họng.
Vảy thân 17 hàng có gờ rõ, vảy phía bên có gờ yếu, 2 hàng vảy ngoài cùng nhẵn;
137 vảy bụng; 52 vảy dưới đuôi, kép. Tấm hậu môn chia. Thân màu xám tro, có vệt đen lớn trước mắt, nằm ở trên 1/2 tấm trán mũi và tấm trước trán, kéo xuống nửa trên tấm trước ổ mắt, phía sau mắt kéo dài qua tấm sau mắt thứ 2, tấm thái dương dưới thứ nhất và tấm mép trên thứ 7, thứ 8 đến hết mép; 1 đốm thẫm lớn màu đen
nằm trên 2 tấm đỉnh, kéo dài đến hết gáy và chia đôi, chạy dọc theo cổ nối với đốm thẫm đầu tiên trên thân; tiếp theo có 14 đốm thẫm lớn ở trên lưng; 7 đốm thẫm trên đuôi, các đốm này bé dần về phía sau và mút đuôi. Đốm đen ở cổ nối với trên đầu dài 7 hàng vảy, các đốm trên thân và đuôi 2 hàng. Mặt dưới màu vàng nhạt; ở 1/3 thân phía trước là các đốm đen nhỏ nằm ở hai bên vảy bụng, phía sau thân lốm đốm các chấm đen bé; dưới đuôi đen, có vệt sáng màu dọc giữa đuôi.
Hình 4.13. Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bambusicola
Phân bố: Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội (Hà Tây cũ), Thừa Thiên-Huế.