Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đặc điểm phân bố các loài bò sát, ếch nhái tại KVNC
4.3.1. Phân bố các loài bò sát theo đai cao
Có 20 loài bò sát được ghi nhận ở độ cao dưới 400 m như: Thạch sùng đuôi sần, Hemidactylus frenatus, Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster, Nhông xám Calotes versicolor, Nhông em-ma Calotes emma, Rồng đất Physignathus cocincinus…
Có 25 loài bò sát được ghi nhận ở độ cao từ 400 - 800m như: Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster, Nhông xám Calotes versicolor, Nhông em-ma Calotes emma, Rồng đất Physignathus cocincinus, Rắn khiếm Trung Quốc Oligodon chinensis, Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos…
Có 5 loài bò sát được ghi nhận từ độ cao trên 800 m: Thạch sùng ngón giả bốn vạch Cyrtodactylus cf. pseudoquadrivirgatus, Gekko reevesii, Rắn roi thường Ahaetula prasina, Rắn lệch đầu hồng Lycodon rosozonatus, Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bambusicola.
Độ cao từ 400 – 800 m có mức độ đa dạng về loài với 25 loài bò sát ( so với 31 loài ghi nhận tại đợt nghiên cứu này) cho thấy độ cao này thuận lợi cho nhiều loài bò sát sinh sống và phát triển. Độ cao từ 800 m chỉ ghi nhận 5 loài bò sát, cho thấy với độ cao này có thể do điều kiện điều tra rất ít và độ cao trên 800 m ở khu vực này cũng không nhiều, nên có thể ghi nhận chưa được nhiều loài.
Hình 4.20. Phân bố các loài bò sát theo đai cao 4.3.1.2. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao
Kết quả tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy các loài ếch nhái tại KVNC đươc phân bố như sau: độ cao dưới 400 m có 11 loài được ghi nhận gồm các loài như: Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi, Nhái bầu vân Microhyla pulchra, Ngoé Fejervarya limnocharis…
Từ 400 - 800m có 15 loài được ghi nhận gồm các loài như Ếch nhẽo Limnonectes bannaensis, Ếch lim-boc Limnonectes limborgi, Ếch poa-lan Limnonectes poilani, Cóc mắt bên Megophrys majo…
Từ độ cao 800m có 2 loài được ghi nhận gồm Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa, Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale
Ta thấy được độ cao từ 400 - 800 m thì số loài ghi nhận được nhiều nhất với 15 loài so với tổng số 19 loài ếch nhái ghi nhận trọng đợt điều tra này. Điều này có thể lý giải do độ cao này là môi trường thích hợp cho nhiều loài ếch nhái sinh sống.
20
25
5
0 5 10 15 20 25 30
Sốloài
Độ cao trên 800 m ghi nhận được số loài ít nhất với 2 loài do thời gian ít và sinh cảnh ở đây đi lại điều tra khó khăn.
Hình 4.21. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao 4.3.2. Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
Tùy theo đối tượng và KVNC, các tác giả khác nhau có cách phân chia sinh cảnh khác nhau như: Trần Ngũ Phương (1970) đã đề xuất bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam theo các yếu tố đất đai, khí hậu, độ cao; UNESCO (1973) đã phân loại thảm rừng ở Việt Nam thành 2 lớp quần hệ; Thái Văn Trừng (1999) chia thành các kiểu thảm thực vật khác nhau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) đã đưa ra tiêu chí xác định và phân loại rừng Việt Nam; Vũ Tấn Phương và nnk (2012) đã phân chia thành 10 kiểu rừng khác nhau... Chúng tôi theo quan điểm phân chia các dạng sinh cảnh của Lê Nguyên Ngật (2003) trong Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và các điều kiện tự nhiên (địa hình, thảm thực vật) cũng như mức độ tác động của con người tại KVNC, chúng tôi chia KVNC thành 3 sinh cảnh chính: Khu dân cư và đất nông nghiệp (ao, vườn quanh nhà, đất canh tác), rừng thứ sinh đang phục hồi (rừng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, rừng bị khai thác mạnh, cây bụi) và rừng thường xanh ít bị tác động (rừng giàu, rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao thường xanh).
4.3.2.1. Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh
Nhìn vào biểu đồ hình 4.22 ta thấy số lượng loài bò sát phân bố nhiều nhất ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh ít bị tác động với 25 loài (chiếm 50 % tổng số loài
11
15
2 0
2 4 6 8 10 12 14 16
Từ 400 - 800 m Sốloài
bò sát tại KDTTN). Đây là sinh cảnh rừng giàu chủ yếu ở các tiểu khu như 517, 516, 535,…Các loài bò sát ghi nhận ở sinh cảnh này như Rồng đất, Thạch sùng ngón giả bốn vạch, Tắc kè, Rắn lục cườm, …Như vậy, có thể thấy rằng sinh cảnh sinh cảnh này phù hợp nhất cho nhiều loài bò sát sinh sống và phát triển.
Tiếp đến là sinh cảnh rừng thứ sinh đang phục hồi ghi nhận phân bố của 16 loài (chiếm 32 % tổng số loài bò sát tại KDTTN). Đây là sinh cảnh rừng phục hồi chủ yếu ở các tiểu khu 523, 523, 527,…Các loài bò sát ghi nhận được ở sinh cảnh này như Thằn lằn bóng đuôi dài, Thằn lằn phê nô ấn độ, Rắn nhiều đai,….
Sinh cảnh ghi nhận ít loài nhất là sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp với 7 loài (chiếm 14 % tổng số loài bò sat tại KDTTN), đây là sinh cảnh chủ yếu phân bố các loài bò sát phổ biến như Thằn lằn bóng đuôi dài, Rắn sọc dưa, Ô rô vảy,….
Hình 4.22. Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh tại KVNC 4.3.2.2. Phân bố các loài ếch nhái theo sinh cảnh
Nhìn vào biểu đồ hình 4.23 ta thấy sinh cảnh rừng thường xanh ít bị tác động ghi nhận được nhiều loài ếch nhái nhất với 19 loài (chiếm 38 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái được ghi nhận ở sinh cảnh này như Cóc mắt bên, Ếch gai sần, Ếch cây trung bộ,…Như vậy, có thể thấy đây là sinh cảnh có phù hợp nhất cho nhiều loài ếch nhái sinh sống và phát triển.
6
16
19
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Khu dân cư và đất nông
nghiệp Rừng thứ sinh đang phục hồi Rừng thường xanh ít bị tác động
Tiếp theo là sinh cảnh rừng thứ sinh đang phục hồi ghi nhận 16 loài ếch nhái (chiếm 32 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái được ghi nhận ở sinh cảnh này như Hiu hiu, Ếch cây oóc-lốp, Chàng mẫu sơn,….
Sinh cảnh ghi nhận ít loài ếch nhái nhất là khu dân cư và đất nông nghiệp với chỉ 6 (chiếm 12 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái ghi nhận tại sinh cảnh này như Ếch cây đầu to, Chẫu chuộc, Ngóe,… Đây là khu vực gần dân nhất nên có thể bị tác động của người dân ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài ếch nhái, hơn nữa các hoạt động thu bắt ếch nhái làm thức ăn cũng như hoạt động mua bán thương mại vẫn diễn ra do vậy chỉ ghi nhận phần lớn là các loài thông thường tại sinh cảnh này.