Phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát (rreptilia) và ếch nhái (amphibia) tại khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong​ (Trang 62 - 66)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Tình trạng bảo tồn và các mối đe dọa

4.5.2. Phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại KVNC

Kết quả phân tích, tổng hợp số liệu ghi nhận các loài bò sát, ếch nhái tại 17 tiểu khu rừng thực hiện nghiên cứu này cho thấy tiểu khu 516, 517 ghi nhận được nhiều loài nhất với 29 loài ở mỗi tiểu khu (chiếm 51,8 tổng số loài ghi nhận được).

Tiếp theo là các tiểu khu 533, 534, 535 ghi nhận được lần lượt 26, 24, 20 loài bò sát, ếch nhái (xem hình 4.25 và bảng 4.5).

Hình 4.25. So sánh các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận được tại các tiểu khu rừng của KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong

Các tiểu khu còn lại đều ghi nhận dưới 10 loài ở mỗi tiểu khu, (chi tiết về số loài ghi nhận ở mỗi tiểu khu xem hình 4.6 và phụ lục 4).

Căn cứ vào quả ghi nhận 05 loài quý, hiếm gồm Nhái cây trường sơn, Rồng đất, Rùa bốn mắt, Rùa đầu to, Tắc kè và các loài bò sát, ếch nhái khác tại các tiểu khu rừng KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong, chúng tôi tiến hành phân vùng các khu vực ưu tiên bảo tồn các loài bò sát ếch nhái dựa theo các tiêu chí được đề xuất tại bảng 4.5 phân các khu vực ưu tiên thành 04 cấp độ gồm CAO, TRUNG BINH, THẤP, CHƯA RÕ (chưa đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá).

0 5 10 15 20 25 30

TK 496

TK 516 TK 517

TK 521

TK 522

TK 523

TK 524 TK 525 TK 527 TK 528

TK 529 TK 530 TK 531 TK 535

TK 533 TK 534

TK 538

Số loài ghi nhận cao nhất/TK Số loài ghi nhận/TK Số loài ghi nhận ít nhất/TK

Bảng 4.5. Tiêu chí đề xuất xếp hạng khu vực ưu tiên bảo tồn bò sát, ếch nhái tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong

Cấp độ ưu tiên

Tiêu chí đề xuất

CAO

Một tiểu khu rừng được phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở mức CAO khi đáp ứng ít nhất 01 (một) trong các tiêu chí sau:

1. Có ít nhất 02 loài bò sát, ếch nhái đặc hữu, hoặc bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2020 và được bảo vệ bởi Chính Phủ Việt Nam (Nghị định 06/2019, Nghị định 64/2019).

2. Có trên 20 loài bò sát, ếch nhái.

TRUNG BÌNH

Một tiểu khu rừng được phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở mức TRUNG BÌNH khi đáp ứng ít nhất 01 (một) trong các tiêu chí sau:

1. Có 01 loài bò sát, ếch nhái đặc hữu, hoặc bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2020 và được bảo vệ bởi Chính Phủ Việt Nam (Nghị định 06/2019, Nghị định 64/2019).

2. Có từ 11 đến dưới 20 loài bò sát, ếch nhái.

THẤP

Một tiểu khu rừng được phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở mức THẤP khi đáp ứng 02 (hai) tiêu chí sau:

1. Không có loài bò sát, ếch nhái đặc hữu, hoặc bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2020 và được bảo vệ bởi Chính Phủ Việt Nam (Nghị định 06/2019, Nghị định 64/2019).

2. Có dưới 11 loài bò sát, ếch nhái.

CHƯA RÕ Các tiểu khu chưa đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá

Kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá cho thấy các tiểu khu 516, 517, 533, 534, 535 được xếp hạng phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở cấp

độ CAO, do đáp ứng tiêu chí 1 của cấp độ ưu tiên này khi có lần lượt 2, 3, 3, 2, 2 loài quý hiếm, đặc hữu và đều ghi nhận số loài bò sát, ếch nhái lần lượt 29, 29, 26, 24, 20 loài (đáp ứng tiêu chí 2 của cấp độ ưu tiên CAO). Các tiểu khu này chủ yếu là rừng giàu, có hệ thủy dày đặc phân bố ở phía Tây của khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong. Các tiểu khu 496, 522, 524, 525, 528, 529, 531, 538 được xếp hạng phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái ở cấp độ TRUNG BÌNH, do đáp ứng tiêu chí 1 của cấp độ ưu tiên này khi có 01 loài quý hiếm, đặc hữu. Các tiểu khu này chủ yếu ở phía đông của KDTTN với phần lớn là rừng trung bình. Các tiểu khu còn lại được xếp hạng phân vùng ưu tiên ở cấp độ THẤP, chi tiết xem bảng 4.6, hình 4.26 và phụ lục 4). Kết quả đề xuất phân khu ưu tiên bảo tồn nhằm cho các đơn vị chức năng cũng như đơn vị quản lý nắm rõ được tình trạng phân bố của các loài bò sát, ếch nhái tại khu vực nghiên cứu từ đó có hoạch định chính sách nhằm đưa ra các biện pháp để bảo tồn các bò sát, ếch nhái quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.6. Số loài bò sát, ếch nhái ghi nhận được phân theo các tiểu khu rừng của KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong

Stt

Tên tiểu khu

Các loài quý hiếm, đặc hữu

Số loài thông thường

khác1

Tổng Rồng

đất

Tắc kè

Rùa đầu to

Rùa bốn mắt

Nhái cây trường

sơn

Tổng

1 TK 496 1 0 0 0 0 1 5 6

2 TK 516 0 1 0 0 1 2 27 29

3 TK 517 1 1 1 0 0 3 26 29

4 TK 521 0 0 0 0 0 0 7 7

5 TK 522 1 0 0 0 0 1 5 6

6 TK 523 0 0 0 0 0 0 6 6

7 TK 524 1 0 0 0 0 1 5 6

8 TK 525 1 0 0 0 0 1 3 4

9 TK 527 0 0 0 0 0 0 5 5

10 TK 528 1 0 0 0 0 1 4 5

11 TK 529 0 1 0 0 0 1 4 5

12 TK 530 0 0 0 0 0 0 5 5

13 TK 531 1 0 0 0 0 1 4 5

14 TK 533 1 1 0 0 1 3 23 26

15 TK 534 0 1 0 1 0 2 22 24

16 TK 535 1 1 0 0 0 2 18 20

17 TK 538 0 1 0 0 0 1 3 4

Tổng 9 7 1 1 2 1

TK: Tiểu khu rừng

1Loài thông thường là loài không có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2020, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và không phải loài đặc hữu.

Hình 4.26. Bản đồ phân vùng các khu vực ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát (rreptilia) và ếch nhái (amphibia) tại khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)