Theo một số kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. Sau khi tổng quan các tài liệu về xây dựng các bộ chỉ tiêu phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam, tập thể thực hiện đề tài đã thống nhất lại phương pháp luận, phương pháp, các nội dung nghiên cứu và lộ trình thực hiện đã được phê duyệt. Quy trình lôgic thực hiện đề tài được thể hiện ở Hình 1.
29
Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát trỉến bền vững cho các địa phương tại Việt Nam
Hình 1. Quy trình lôgic thực hiện đề tài
Mỗi một nội dung lớn được thực hiện bằng các cách tiếp cận, bằng các phương pháp và kỹ thuật tính toán khác nhau. Ví dụ, nội dung xây dựng danh sách các chỉ tiêu phát triển bền vững (PTBV) thì sử dụng cách tiếp cận trên xuống, dưới lên và tham vấn các chuyên gia thông thái (túi khôn) được sử dụng. Trong bước này, các phưorng pháp và kỹ thuật được áp dụng là phương pháp hội thảo, phương pháp phỏng vấn bằng loạt câu hỏi, phương pháp Delphi xử lý các phiếu trả lời của các túi khôn (think tanks); thực hiện nội dung tính toán các giá trị của các chỉ tiêu PTBV địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận hệ thống và 3 phương pháp và kỹ thuật chính được sử dụng là tính toán
X X
Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam
dựa vào số liệu thống kê, phương pháp xử lý các số liệu phỏng vấn trên thực địa, phương pháp tính toán, chiết xuất thông tin bằng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám,...
Đến nay (tháng 9/2012) tập thể thực hiện đề tài đã thu được kết quả bước đầu quan trọng, là đã xây dựng được Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững (PTBV) phương án 1.0, bao gồm 113 chỉ tiêu PTBV cho cấp vùng, 105 chỉ tiêu PTBV cho cấp tỉnh, 84 chỉ tiêu PTBV cho cấp huyện. Bộ chỉ tiêu này được xây dựng bằng 3 cách tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên và tham vấn các “túi khôn” (các think tanks).
Cách tiếp cận từ trên xuống của đề tài đã sử dụng phương pháp “hái quả” hay “đứng trên vai người khổng lồ” là thừa kế những kết quả khoa học do các nhà khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc trên thế giới và tại Việt Nam. Đó là Bộ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá, giám sát quá trình phát triển của phòng Phát triển bền vững, Liên Hợp Quốc,năm 2007;
Dự án áp dụng Arenda 21 tại Việt Nam, 1995; Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Việt Nam năm 2010;
và Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho Bộ chỉ tiêu PTBV xây dựng cho Tây nguyên mang tính “phổ quát” về mặt quốc tế và quốc gia.
Mặc dù Bộ chỉ tiêu PTBV xây dựng mang tính “phổ quát” nhưng cần xem xét có phù hợp với điều kiện cụ thể của Tây Nguyên hay không. Để giải quyết vấn đề này cách tiếp cận từ dưới lên đã được đề tài sử dụng. Trong cách tiếp cận này phương pháp thảo luận theo nhóm, hội thảo, phỏng vấn và tham vấn các chuyên gia được sử dụng: tổ chức thảo luận nội bộ của tập thể khoa học tham gia đề tài; hội thảo với sự tham gia của các nhà quản lý tại địa phương, sau khi đề tài tiến hành khảo sát thực địa. Đề tài đã tổ chức được 2 cuộc hội thảo của các nhà khoa học tham gia đề tài tổ chức tại Hà Nội nhằm trao đổi, tranh luận thống nhất danh sách bộ chỉ tiêu sẽ tiến hành xin ý kiến, đóng góp của địa phương. Sau đó, đề tài đã tổ chức 5 hội thảo tại 5 tỉnh trên địa bàn nghiên cứu, mỗi hội thảo có từ 15 đến 20 các nhà quản lý liên quan đến PTBV tại địa phương tham gia (Ảnh 1), cũng như tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương.
Những ý kiến đóng góp của các cuộc hội thảo tại địa phương kết hợp với các cuộc phỏng vấn độc lập trên địa bàn nghiên cứu đã hình thành được bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên, phương án 1.0. Trên cơ sở bộ chỉ tiêu này, đề tài sử dụng cách tiếp cận “túi khôn” (think tanks)
Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam
bằng cách lập các phiếu hỏi để tham vấn các chuyên gia cấp cao (các “túi khôn”), các kết quả tham vấn sẽ được xử lý bằng phưcmg pháp Delphi để chốt lại danh sách các chỉ tiêu PTBV của Tây Nguyên. Các “Think Tanks” là những chuyên gia cao cấp: các nhà quản lý cấp trung ương và địa phương, các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về PTBV tại Việt Nam, Chủ nhiệm các đề tài có liên quan của chương trình Tây Nguyên 3 và các chuyên gia đang làm việc cho các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Hiện tại, ở cấp độ “túi khôn”, đề tài đã thu được 38 ý kiến của các chuyên gia cao cấp trong nước (15 nhà quản lý tại 5 tỉnh, 23 nhà quản lý và khoa học tại các cơ quan quản lý trung ương, trường đại học) và đã sơ bộ tiến hành phân tích theo phương pháp Delphi. Bộ chỉ tiêu PTBV phương án 1.1 đã được xây dựng (bảng 1). Tiếp theo, Bộ chỉ tiêu 1.1 sẽ được xin ý kiến bổ sung của các chuyên gia công tác tại các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cuối cùng Bộ chỉ tiêu PTVB 1.2 sẽ hoàn thành là điểm “hội tụ” của 2 cách tiếp cận từ trên xuống vừa từ dưới lên, phù hợp với thông lệ quốc tế, quốc gia và đặc thù của Tây Nguyên và đồng thời được các “think tanks” khẳng định (Hình 2).
Bảng 1. Một phần của Bộ chỉ tiêu PTBV phương án 1.1
Thứ tự
TT Họ và tên chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Địa chỉ
ĩ” Vũ Văn Đản Sờ Nông nghiệp và PTNTKonTum
5 5 5 5 5 5 5 4 4 5 4 4 4 5
2 Nguyễn Liên hiệp hội KH KT 5 5 5 5 5 5 4 5 4 3 3 3 3 4
Thanh Cao Kon Tum 3 Lê Công
Dinh Sờ kế hoạch và đầu tư
Kon Tum
5 5 4 4 4 4 4 5 5 5 4 4 4 5
Min 2 1 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Max 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Trung bình cộng 4.32 4.08 4.13 4.16 4.18 4.08 3.87 4.05 3.89 4.00 3.87 3.66 3.45 3.92
Ghi chú: Bộ chỉ tiêu đề xuất gồm 113 chỉ tiêu cấp vùng, 105 chỉ tiêu cấp tỉnh, và 84 chỉ tiêu cấp huyện. Trên đây chỉ trích dẫn điểm số cho bởi các chuyên gia của 14 chỉ tiêu cấp vùng. Thứ tự các chỉ tiêu như sau:
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (tính bằng VNĐ, USD) 2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (%)
3. Giá trị gia tăng ngành nông lâm (%)
4. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng (%)
3 Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam 2
5. Giá trị gia tăng thương mại, du lịch dịch vụ (%)
6. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn (%) 7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (%)
8. Tỷ lệ thu ngân sách địa phương/tổng ngân sách (%) 9. Tỷ lệ Thu/chi ngân sách (%)
10. Tỷ lệ người kinh thuộc tuổi lao động có việc làm/dân số của người kinh (%) 11. Tỷ lệ người dân tộc thuộc tuổi lao động có việc làm/dân số của người dân tộc (%) 12. Tỷ lệ nữ thuộc tuổi lao động có việc làm/ dân số của người kinh (%)
13. Tỷ lệ nữ thuộc tuổi lao động có việc làm/ dân số người dân tộc (%)
Tỷ lệ dân thuộc tuổi lao động có việc làm/ dân số ở thành thị (%)
3 Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam 3
Sau khi Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên cuối cùng được thống nhất, đề tài chuyển sang bước tính toán giá trị cụ thể của các chỉ tiêu.
Bám sát các các kết quả phải đạt được, nội dung đã được phê duyệt; phương pháp luận, phương pháp và lộ trình thực hiện đã được cân nhắc, sau 9 tháng thực hiện, sản phẩm “Bộ (danh sách các) chỉ tiêu PTBV cấp khu vực, tỉnh, huyện thuộc Tây Nguyên về các lĩnh vực kỉnh tế, xã hội và môi trường’' sẽ được hoàn thành đúng tiến độ vào khoảng từ 12/2012-1/2013.
Đề tài cũng đã bước đầu triển khai các nội dung thu thập số liệu, điều tra khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu để hướng tới các sản phẩm “ổộ chỉ tiêu PTBV được tỉnh toán cho 2 huyện, 1 tỉnh và vùng Tây Nguyên" và “Kết quả đánh giá hiện trạng PTBV khu vực Tây Nguyên” của các năm 2013-2014.
Theo:http://www.vast.ac.vn/proiects/tavnguyen3/index.php?
option=com_content&view=articl e&id=21:mot-so-ket-qua-nghien-cuu-buoc- dau-cua-de-tai-nghien-cuu-xay-dung-bo-chi-tieu- phat-trien-ben-vung-ve- cac-linh-vuc-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truong-cac-tinh-tay-nguyen-ma-
Bộ chỉ tiêu cùa LHQ nàm 2007 V
A
Bộ danh sách các chỉ tiêu
PTBV Tây Nguyên 1
Khảo sát '\1
Hội thào lấy ý kiến địa phương Hội thảo nội bộ đề tài
z Tống quan tài liệu
Ý kiến cùa các chuyên gia tại địa phương
Hình 2. Sơ đồ cách tiếp cận xây dựng bộ (danh sách các) chỉ tiêu
C
<2 5 õ
Think tanks (Tú khôn) = Key experts, phươnỊ
pháp Delphi Bộ chỉ tiêu PTBV của Liên Hiệp
Quốc
Nghỉên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam
so-tn308&catid=l:tin-hoat-dong&Itemid=5
2.1.2.2. Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu và phát triển con người” được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2007, cho ta thấy rõ hơn về quan điểm và phương pháp tiếp cận đang được áp dụng phổ biến trên thế giới
Một số phương pháp tiếp cận được trích từ bài viết của GS Trương Quang Học và các cộng sự trong báo cáo ở hội thảo “ Biến đổi khí hậu và phát triển con người” được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2007, cho ta thấy rõ hơn về quan điểm và phương pháp tiếp cận đang được áp dụng phổ biến trên thế giới:
* Phương pháp tiếp cận dựa trên mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại giữa phát triển và môi trường (phương pháp tiếp cận sinh thái hệ thống).
Khi đề cập đến quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường theo phương pháp tiếp cận sinh thái hệ thống, thực chất là đề cập đến các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tổ chức xã hội và chất lượng môi trường trong sự phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn tài nguyên của một vùng, một lãnh thổ, ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô của nhà nước, tác động khoa học công nghệ và đặc biệt là tác động của con người tới môi trường. Nói cách khác, cần có cách tiếp cận hệ thống và tổng thể trong nghiên cứu phát triển bền vững.
Đánh giá tính bền vững của sự phát triển của một xã hội là điều hết sức khó khăn, vì phát triển liên quan tới nhiều mặt của xã hội. Trong các mặt này, quan trọng nhất là kinh tế, xã hội, môi trường.
Vì vậy, sự bền vững của một xã hội cần phải được đánh giá trên cả ba mặt này. Ben vững về kinh tế: Tính bền vững về kinh tế có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu về phát triến kinh tế quen thuộc như: - Tổng sản phẩm trong nước, GDP - Tổng sản phẩm quốc gia - Tổng sản phẩm bình quân đầu người - Tăng trưởng của GDP - Cơ cấu của GDP (% đóng góp từ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).
Bền vững về xã hội: Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia cũng thường được đánh giá qua một số độ đo như: - Chỉ số phát triển con người (HDI) - Độ đo về kinh tế thể hiện qua ngang giá sức mua/người; - Độ đo về sức khỏe của con người thể hiện qua tuổi thọ trung bình (L) - Độ đo về trình độ học vấn trung bình của người dân (e) (theo đấy HDI = f(PPP,l,e) - Hệ số bình đẳng thu nhập; các chỉ tiêu về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa...
Bền vững về môi trường: Môi trường bền vững là môi trường luôn làm tròn được ba chức năng: - Tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; - Cung cấp cho con người các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lượng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; - Chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, một số độ đo khác cũng cần phải được đề cập đến trong việc xem xét bền vững về môi trường: - Chất lượng yếu tố môi trường sau sử dụng lượng khôi phục, tái tạo; - Lượng chuẩn quy định; - Lượng sử dụng tài nguyên phế thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý...
Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam
Vì cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ để phát triển bền vững, quản lý dựa trên hệ thống sinh thái phải là một cách tiếp cận chủ đạo trong các dự án hoặc chương trình phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng phải kết hợp hài hòa với chính sách ở tầm vĩ mô (chương trình phát triển quốc gia, chưong trình hành động môi trường quốc gia) và vùng để đảm bảo tính thống nhất trong một quốc gia. Hơn nữa, cách quản lý sinh thái hệ thống cũng phải đảm bảo hài hòa giữa hai xu hướng tiếp: quản lý từ trên xuống và từ dưới lên. Nói cách khác, trong tiếp cận hệ thống, điều quan trọng hàng đầu là phải chú ý tiếp cận theo hướng những ảnh hưởng của các cơ chế chính sách vĩ mô cho phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường.
* Phương pháp tiếp cận theo ngành
Phương pháp tiếp cận theo ngành là một quá trình lồng ghép dần từng bước tất cả các nguồn lực (kinh phí và nhân lực) trong một ngành, làm cho các dự án đầu tư của Nhà nước và viện trợ của nước ngoài hiện đang triển khai phù họp với chính sách và khuôn khổ chỉ tiêu của ngành, đề ra các thủ tục chung và chuyển ngày càng nhiều kinh phí tài trợ của nước ngoài qua ngân sách nhà nước.
Phương thức tiếp cận theo ngành là cơ chế tổng hợp của Chính phủ và các nhà tài trợ đối với sự phát triển của ngành thông qua một chương trình chi tiêu và một chính sách thống nhất của ngành đó dưới sụ lãnh đạo của Chính phủ. Từ “ngành” tương ứng với một chức năng chủ yếu của một bộ và chương trình cụ thể (y tế, giáo dục, lâm nghiệp, nông nghiệp), ở Việt Nam, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp là ví dụ thành công nhất trong phương thức tiếp cận ngành với sự cam kết hỗ trợ của 20 nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam trong phát triển ngành lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học tới năm 2010. Tiếp cận ngành còn là phương thức chuyển việc quản lý các dự án cho phát triển được đầu tư rời rạc, chồng chéo về mục tiêu và kết quả thành những chương trình tổng quát, toàn diện với cơ chế điều phối, phối hợp và điều hành thống nhất và các nguyên tắc tài chính rõ ràng minh bạch. Công cụ chính của tiếp cận theo ngành là cơ chế đối tác, ví dụ cơ chế đối tác của chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), và cơ chế đối tác phòng chống thiên tai (NDMP) là những mô hình thành công hiện nay ở Việt Nam mà đã được các nhà tài trợ và Chính phủ đánh giá cao. Cơ chế đối tác được hình thành trên cơ sở họp tác và đồng thuận giữa người hưởng lợi và người đầu tư; giữa nhà tài trợ và các tổ chức (ngành) nhận tài trợ; giữa ngành và các bên có liên quan (nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ). Hay nói một cách khác, các bên liên quan thỏa thuận và nhất trí với nhau về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nhiệm vụ của mình cho việc quản lý một lĩnh vực cụ thể hoặc nguồn lực nào đó. Phương thức tiếp cận theo ngành đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và duy trì tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái.
(Theo : http://ipsard.gov. vn/dspr/news/newsdetail.asp?targetID=2500) 2.1.2.3. Một so cách tiếp cận khác:
-Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
-Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc.
-Tiếp cận đa mục tiêu
-Tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững
Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam