Mục tiêu chiến lược phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương việt nam (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 3:ĐẠNH GIÁ SÀNG LỌC LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CẤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM

2. Mục tiêu chiến lược phát triển bền vững

Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã được Đại hội IX thông qua là: "Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao".

Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được cụ thể hoá trong mục tiêu phát triển bền vững: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".

Cần làm cho mọi người nhận thức rằng: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội cho mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.

Theo đó, văn bản Chiến lược Định hướng Chiến lược phát triển bền vững đã xác định mục tiêu cần đạt được và các hướng ưu tiên như sau:

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tể:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.

- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường.

Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".

Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội:

- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.

- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm.

- Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố họp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị.

- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường - Sử dụng họp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.

- Bảo vệ và phát triển rừng.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.

Trên cơ sở các nhóm mục tiêu nêu trên; các Bộ, ngành, tỉnh thành phố cụ thể hoá mục tiêu trong mục tiêu phát triển bền vững trong Bộ, ngành và tỉnh thành phố.

Với những định hướng chiến lược phát triển dài hạn, văn bản Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn về con đường phát triển bền vững ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hoá hiện hành, văn bản Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung vào những

99

Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giả phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam

hoạt động ưu tiên cần được triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt.

3.3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẤC CÀN ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI XÂY DỰNG KÉ HOẠCH PHÁT TRIỀN BÈN VỮNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Ở CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

Nguyên tắc 1:

Chương trình Nghị sự 21 của ngành và lĩnh vực được xây dựng trên cơ sở phối họp liên ngành và liên vùng; kết hợp chặt chẽ kế hoạch phát triển bền vững giữa ngành và lãnh thổ; giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc 2:

Các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường phải được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch phát triển bền vững của từng ngành và lĩnh vực. Điều đó có nghĩa là, khi nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển bền vững một ngành kinh tế nào đó phải chú ý đến mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường và ngược lại các ngành trong lĩnh vực khác cũng phải được gắn kết như vậy.

Mục tiêu phát triển bền vững của ngành và lĩnh vực phải được xem xét trên 3 giác độ tác động về kinh tế - xã hội - môi trường; được mô phỏng theo sơ đồ sau đây:

Nguyên tắc 3:

Coi sự nghiệp phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Huy động sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa hoc, các trường đại học và các đoàn thể quần chúng cùng tham gia.

10 Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chỉ đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương tại Việt Nam 3

Tầm nhìn trung hạn, dài hạn; các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành và lĩnh vực; cũng như các giải pháp thực hiện đều được thảo luận, bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa phương.

Huy động rộng rãi các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa hoc, các trường đại học và các đoàn thể quần chúng tham gia vào các khâu: (1) Xây dựng được kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện kế hoạch đó; (2) giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững; (3) lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và lĩnh vực vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của vùng, lãnh thổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho các địa phương việt nam (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w