Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải việt nam vietravel chi nhánh hà nội (Trang 20 - 24)

Trên thương trường, khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành thắng lợi về phía mình, các chủ thể đó phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của doanh nghiệp mình trên thương trường đó. Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng hoặc một năng lực của chủ thể thì nó được gọi là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó. Một tác giả sau khi đã nghiên cứu, phân tích bản chất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình”.

Một số quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với việc thu lợi nhuận nhất định.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh nếu nó có được đánh giá là đứng vững với các doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm thay thế hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho các sản phẩm cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính và chất lượng ngang bằng hay cao hơn.

Tất cả các nghiên cứu mặc dù xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều cho thấy năng lực cạnh tranh đều liên quan tới hai khía cạnh đó là chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận mang lại. Vì thế, ta có thể đưa ra một khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp đó, là khả năng tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưa đến cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của mình nhằm duy trì, gia tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”.

Chúng ta phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong đó, năng lực cạnh tranh hàng hóa dịch vụ có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đó cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng để ganh đua với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho chủ thể tham gia cạnh tranh.

Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, WEF cho rằng “Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách về thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ, có thể đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khác nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện năng lực sản phâm rđó có thể thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm. Do vậy, năng lực cạnh tranh

của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh chung cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ cung ứng trên cùng một thị trường những sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng có thể thay thế cho nhau. Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác thì doanh nghiệp đó được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hơn.

Còn năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện này, trong xu thế chúng ta dang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung cần quan tâm chú trọng đầu tư toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động giành phần thắng lợi về mình trước những đối thủ cạnh tranh khác.

1.2.1. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Trong giai đoạn hiện này, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang thúc đẩy mạnh mẽ, sâu sắc quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, lực lượng sản xuất lớn mạnh đang dần được quốc tế hóa. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang làm cho nền kinh tế thế giới gắn bó, ràng buộc lẫn nhau dẫn tới không một quốc gia nào, một nền kinh tế, một dân tộc nào muốn phát triển mà có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới, không hòa nhập vào sự vận động chung của cả nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của nước mình vào với nền kinh tế khu vực và thế giới, là sự

tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chúng ta gia nhập các tổ chức kinh tế song phương và đa phương, là chúng ta chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của tổ chức. Trong quá trình hội nhập, các nước tham gia đều phải tuân thủ những quy ước chung, những luật chơi chung khá phức tạp được thể hiện trong nhiều điều ước quốc tế.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, nó tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập. Nó thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng.

- Khi cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển không ngừng, đó là tiền đề tác động ngược trở lại cho doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Những thành tựu của sự phát triển sẽ tạo đà giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới. Khi doanh nghiệp có đủ khả năng nguồn lực về vốn và con người, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại. Từ đây những sản phẩm mới có chất lượng cao được ra đời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề có tính chất quyết định là mỗi doanh nghiệp phải nhận thức được và luôn cố gắng nâng cao năng lực của mình, sẵn sàng nắm lấy cơ hội để vươn lên, chuẩn bị đủ mọi điều kiện để đủ khả năng đối mặt với những thách thức trong quá trình hội nhập giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải việt nam vietravel chi nhánh hà nội (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)