Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải việt nam vietravel chi nhánh hà nội (Trang 31 - 38)

Để lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta cần có các tiêu chí định lượng và định tính để đo lường và đánh giá năng lực cạnh tranh. Có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá, trong đó các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất và có thể phản ánh tương đối đầy đủ và sát thực về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là:

 Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp dược tính dựa trên tỷ trọng giữa số sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiêp được cung ứng trên thị trường trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Hoặc là tỷ trọng được tính giữa doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó so với tổng doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó trên toàn thị trường. Nếu nói thị phần là tỷ lệ so sánh giữa doanh thu của một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thì nó đánh giá và cho biết vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ chiếm được thị phần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều khả năng thị phần sẽ được tăng lên.

Thị phần là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, nếu muốn giành và giữ vững được thị phần của mình trên thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và sản xuất đủ số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, làm tốt công tác Marketing, đặc biệt phải duy trì đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết.

 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính: năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài

sản và khả năng sinh lợi… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần xem xét kết cấu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhưng vẫn không vững mạnh, đó là do kết cấu tài sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đó đã duy trì được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động được những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, do vậy sẽ giữ vững và nâng cao được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

 Hệ thống sản phẩm, dịch vụ

Hệ thống sản phẩm dịch vụ là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua. Hệ thống sản phẩm của một doanh nghiệp thường bao gồm:

- Chiều rộng hệ thống sản phẩm thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau.

- Chiều dài hệ thống sản phẩm dịch vụ là tổng số mặt hàng trong hệ thống sản phẩm.

- Chiều sâu hệ thống sản phẩm thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm dịch vụ trong loại.

- Mật độ sản phẩm dịch vụ thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng.

 Mức giá của sản phẩm, dịch vụ

Giá cả sản phẩm là nhân tố rất quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Giá cả phải chăng phù hợp với chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ dễ dàng được người mua chấp nhận.

Cạnh tranh về giá trong kinh doanh vừa gay gắt vừa tồn tại hai mặt trái ngược nhau: nếu doanh nghiệp hạ giá thấp có nghĩa là doanh nghiệp có thể thu hút khách bởi giá rẻ, vừa có thể đẩy khách vì chất lượng dịch vụ đã bị giảm tương ứng và khi các doanh nghiệp cùng ngành thi nhau giảm giá thì lợi nhuận của họ bị giảm rất nhiều và doanh nghiệp khó có thể đứng vững trước nguy cơ phá sản nếu không có những biện pháp kinh doanh phù hợp. Vì vậy, cạnh tranh về giá đồng nghĩa với cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Giá cả sản phẩm dịch vụ là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Khoa học công nghệ, kỹ thuật

Khoa học công nghệ, kỹ thuật và máy móc thiết bị và một bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Để đánh giá về năng lực công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị có thể dựa vào một số đặc tính như sau:

- Tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công nghệ thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị.

- Tính đồng bộ: thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa công nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

- Tính hiệu quả thể hiện trình độ sử dụng máy mức thiết bị công nghệ sẵn có để phục vụ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tính đổi mới: trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến động, máy móc thiết bị công nghệ phải thích ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh.

Nếu máy móc thiết bị công nghệ không được sử dụng một cách linh hoạt và chậm đầu tư đổi mới thì sẽ không đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vậy, một doanh nghiệp với hệ thống công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị tiến triển hiện đại, cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốt các công tác về quản lý nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân dẫn đến làm giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nếu làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác được mọi tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.

Yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo và quản trị viên các cấp không chỉ cần giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm , sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất

kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, nếu một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Đây là nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là các chỉ tiêu rất quan trọng, chủ chốt và là căn cứ đưa ra các quyết định trong tương lai.

Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp. Tổng doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như:

thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường…

Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể hay đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.

Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí kinh tế. Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Dựa vào lợi nhuận kinh tế có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

 Thương hiệu, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp

Việc xây dựng được một thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được khách

hàng nhớ đến và nhận biết một cách dễ dàng những sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ tiêu dùng và sẽ tin tưởng để tiếp tục tiêu dùng nó. Thương hiệu thành công sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào hình thức và chất lượng, yên tâm tin dùng và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó. Thương hiệu mạnh còn giúp cho việc tạo dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới, thu hút nhân tài và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.

Để sở hữu một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược về thương hiệu nằm trong chiến lược Marketing tổng thể, dựa trên các kết quả về nghiên cứu thị trường, đồng thời phải đăng ký bản quyền thương hiệu trong và ngoài nước. Như vậy, thương hiệu mới trở thành một tài sản thực sự có giá trị của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải việt nam vietravel chi nhánh hà nội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)