2.1. Một số nét khái quát về công ty
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty
2.1.2.2. Tình hình nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn
BẢNG 2.1: BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIETRAVEL HÀ NỘI TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM THÁNG 12/2013
TT Bộ phận Số
lượng
Trình độ chuyên môn
Trình độ ngoại ngữ
Hợp đồng lao động
ĐH CĐ TC A B C NH DH
1 Ban Giám đốc 3 3 3 3
2 Phòng kế toán 5 5 5 5
3 Bán hàng và
marketing 20 18 2 20 4 16
4 Quản lý thiết bị
và công nghệ 7 3 4 2 5 7
5 Outbound 25 24 1 6 19 4 21
6 Inbound 8 8 8 1 7
7 Nội địa 22 18 2 2 5 17 3 19
8 Nghiên cứu và
phát triển 6 6 6 6
9 Bộ phận khác 24 15 6 3 5 4 15 4 20
Tổng 120 100 15 5 5 17 98 16 104
Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự công ty
Qua bảng 2.1 có thể thấy so với nhu cầu về số lượng nhân viên thì công ty có đội ngũ nhân viên tương đối đông (120 người). Điều này chứng tỏ rằng
công ty đã có kế hoạch tuyển dụng nhân viên một cách đầy đủ và kịp thời, phù hợp với nhu cầu của công ty để hoàn thành công việc tốt nhất.
Về trình độ chuyên môn, công ty có phần lớn là tốt nghiệp đại học, chiếm đến 83,33% (100 người), tốt nghiệp cao đẳng chiếm 12,5% (15 người) và tốt nghiệp trung cấp chiếm 4,17% (5 người). Hầu hết tất cả nhân viên công ty đều tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Đây sẽ là một thế mạnh cho sự phát triển tích cực của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.
Về trình độ ngoại ngữ, số nhân viên trong công ty đạt bằng C chiếm khoảng 81,67% (98 người), bằng B chiếm 14,17% (17 người) và bằng A là 4,17% (5 người). Ngoại ngữ là yếu tố rất cần thiết đối với nhân viên một công ty lữ hành đặc biệt là công ty kinh doanh lữ hành cả về nội địa và quốc tế. Với trình độ ngoại ngữ của nhân viên rất cao như trên đã đáp ứng tương đối đủ điều kiện của công ty.
Với trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên công ty như vậy, công ty đang muốn dần đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay. Đầu vào của nhân viên cao thì mới có thể có được đội ngũ nhân viên tạo nên sự chuyên nghiệp cũng như uy tín của công ty.
Ngoài ra, nhân viên trong công ty đều là nhân viên dài hạn, tùy theo thời hạn của hợp đồng có thể kéo dài bao lâu. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí của từng phòng ban, vị trí của từng người, từng công việc. Từ đó cho thấy, đội ngũ nhân viên của công ty dày dạn kinh nghiệm, tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Tiền lương nhân viên
BẢNG 2.2: BẢNG TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN THEO NĂM VÀ THEO THÁNG CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY VIETRAVEL HÀ NỘI
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy rằng:
- Tiền lương bình quân theo năm của nhân viên công ty từ 2011 đến 2012 tăng 10,9 triệu đồng/người/năm, tăng 107,88% và từ năm 2012 đến 2013 tăng 11,98 triệu đồng/người/năm, tăng 108,003%.
- Tiền lương bình quân theo tháng của nhân viên công ty từ 2011 dến 2012 tăng 0,91 triệu đồng/người/tháng, tăng 107,88% và từ năm 2012 đến 2013 tăng 0,995triệu đồng/người/tháng, tương ứng với 108,003%.
Điều này cho thấy ban lãnh đạo công ty đã có chính sách tăng lương cho nhân viên, tạo điều kiện tốt cho nhân viên trong vấn đề vật chất để họ làm việc hiệu quả hơn. Đây chính là một phần trong công tác đãi ngộ của ban lãnh đạo đối với nhân viên. Trong một năm, tiền lương bình quân theo tháng và theo năm của nhân viên công ty tăng như vậy là tương đối tích cực trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy rằng đãi ngộ tốt cho nhân viên chính là một phần quan trọng giúp cho công ty phát triển bền vững bởi nhân viên chính là nền tảng của công ty, nền tảng của sự phát triển. Việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho nhân viên là một công việc quan trọng và thiết yếu đối với ban lãnh đạo công ty.
Chỉ tiêu 2011 (trđ/ng)
2012 (trđ/ng)
2013 (trđ/ng)
So sánh 2012/2011
So sánh 2013/2012
+/- % +/- %
Tiền lương BQ
theo năm 138,34 149,24 161,22 10,9 107,88 11,98 108,03 Tiền lương BQ
theo tháng 11,53 12,44 13,435 0,91 107,88 0,995 108,03