Các phương pháp tạo ưu thế lai (14p)

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 9 theo Công văn 5512 (Trang 188 - 192)

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:

- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự

182

? Nêu VD cụ thể?

- GV giải thích thêm về lai khác thứ và lai khác dòng.

- Lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.

? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở

vật nuôi bằng phương pháp nào?VD?

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về các giống vật nuôi.

? Ở vật nuôi người ta dùng phương pháp lai nào là chủ yếu?

? Lai kinh tế là gì?

? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?

- GV mở rộng: ở nước ta lai kinh tế thường dùng con cái trong nước lai với con đực giống ngoại.

- Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.

+ HS nêu ví dụ.

- HS lăng nghe, tiếp thu.

- HS nghiên cứu SGK và hiểu được các phương pháp.

+ Lai kinh tế: ở lợn, bò.

- HS quan sát tranh vận dụng trả lời.

+ Dùng phương pháp lai kinh tế.

+ HS nêu khái niệm lai kinh tế.

+ Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.

thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.

VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.

- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài.

VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với OM80 năng suất cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:

- Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.

VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch  Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1:

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:

 A. Các cá thể khác loài

 B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

 C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ

 D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây Câu 2:

Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai:

 A. Thứ 1

 B. Thứ 2

 C. Thứ 3

 D. Mọi thế hệ Câu 3:

Lai kinh tế là:

183

 A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm

 B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống

 C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống

 D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm Câu 4:

Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

 A. Giao phối gần

 B. Cho F1 lai với cây P

 C Lai khác dòng

 D. Lai kinh tế Câu 5:

Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

 A. Tự thụ phấn

 B. Cho cây F1 lai với cây P

 C. Lai khác dòng

 D. Lai phân tích Câu 6:

Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

 A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

 B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

 C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

 D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ . Câu 7:

Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

 A. Lai khác dòng

 B. Lai kinh tế

 C. Lai phân tích

 D. Tạo ra các dòng thuần Câu 8:

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây?

 A. Bò và lợn

 B. Gà và lợn

 C. Vịt và cá

 D. Bò và vịt Câu 9:

Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?

 A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau

 B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…

184

 C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau

 D. Cho F1 lai với P Câu 10.

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

 A. P: AABbDD X AABbDD

 B. P: AaBBDD X Aabbdd

 C. P: AAbbDD X aaBBdd

 D. P: aabbdd X aabbdd

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Câu1/ Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng ưu thế lai để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? (MĐ2)

Câu2/ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? (MĐ2)

Câu3/ Lai kinh tế là gì? ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ?

(MĐ3)

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Đáp án:

Câu1/ Hiện tượng cơ thể lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

- Cơ sở di truyền học: ( Nội dung II)

- Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.

- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép,...) Câu2/ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ (Nội dung 2)

Câu3/ Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái lai với con đực Đại Bạch.

Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao?

3. Dặn dò (1p):

185

- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Soạn trước bài mới: “ Thực hành: Tập dượt các thao tác giao phấn”

********************************************************

Bài 38: THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 9 theo Công văn 5512 (Trang 188 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(347 trang)