Vai trò của quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch

1.1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về du lịch

Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự quản lý, điều tiết của Nhà nước nhằn đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, và du lịch cũng không ngoại lệ. Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, phát huy được tối đa những lợi ích và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để đảm bảo ngành du lịch phát triển theo định hướng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền trong hiến pháp của công dân nói chung và văn hóa nói riêng, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển của du lịch, lợi ích văn hóa của các nhóm xã hội, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các vùng miền trên lãnh thổ cả nước. Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội

một cách hài hòa, phù hợp với giá trị và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương.

Mặt khác, với tính chất mà một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái. Điều này xuất phát từbản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện… Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại, sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để du lịch phát triển. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành có liên quan, đồng thời có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành có liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính… nhằm tạo ra cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với du lịch và các hoạt động liên quan.

Nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là Nhà nước không buông lỏng hay thả nối công tác quy hoạch, kế hoạch nhưng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát huy tối đa mọi lợi thế về du lịch và cáchoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương. Thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch, nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử.

Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.

Cơ quan quản lý nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu buông lỏng quản lý nhà nước để tự nó phát triển, hoạt động du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch là việc làm không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối vợi sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của ngành du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w