CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài tại bệnh viện sản nhi lào cai
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai 78
Cai
3.2.3.1. Nhân tố khách quan
* Cơ chế, các văn bản pháp luật quản lý tài chính của Nhà nước
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL, mở rộng hơn quyền tự chủ cho các ĐVSNCL, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo đó, các ĐVSNCL không những được giao quyền tự chủ tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Sau gần 8 năm thực hiện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao, đồng thời, góp phần cải
cập cần được sửa đổi: các đơn vị sự nghiệp chưa
được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật. Do đó, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 đã ra đời thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định 16/2015/NĐ-CP điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao. Nghị định 16/2015/NĐ-CP có một số điểm mới nổi bật so với Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ như sau:
Thứ nhất, cho phép bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai được tự chủ cao hơn về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Thứ hai, việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao. Điều này đã khuyến khích bênh viện Sản Nhi tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế cho cộng đồng nhằm tăng thu, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Thứ ba, giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định tại Mục 2, Chương II của Nghị định, bao gồm các quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường;
đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Quy định này đã tạo điều kiện cho bệnh viện Sản Nhi
tỉnh Lào Cai từng bước tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công của bệnh viện Sản Nhi vào chi phí.
Thứ tư, về quy định chuyển tiếp, Nghị định quy định trong khi chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các Nghị định hiện hành về tự chủ trong các lĩnh vực.
* Đặc điểm của ngành
Hiện nay, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã tự chủ một phần. Việc thay đổi này là xu thế bắt buộc, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Khi thực hiện tự chủ tài chính, nguồn thu chính là từ bệnh nhân và bệnh viện nào không thu hút được người bệnh sẽ không thể tồn tại, điều này bắt buộc các bệnh viện phải đổi mới trong công tác quản lý, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Từ việc thực hiện tự chủ, ban lãnh đạo của các bệnh viện đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh hiệu quả. Khi được tự chủ thì bệnh viện được chủ động trong việc lựa chọn nhân lực, phát triển chuyên môn kỹ thuật nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thay đổi phong cách thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Theo đó, để “hút” người bệnh đến khám và điều trị, ban lãnh đạo bệnh viện đã tạo điều kiện cho các cán bộ, y, bác sĩ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, từ năm 2017, bệnh viện cũng đã thực hiện việc khám, chữa bệnh vào ngày thứ 7 hàng tuần để người dân trong ngày nghỉ cũng có thể đi khám và điều trị. Đến nay, trung bình số lượt bệnh nhân khám vào ngày thứ 7 đạt từ 700 - 800 lượt/tháng.
Cơ chế tự chủ là một chủ trương đúng đắn, giúp cho các bệnh viện có thể huy động vốn mua sắm trang thiết bị hiện đại, phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng KCB, xây dựng thương hiệu, tăng được thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Nhờ đó, người dân được KCB bằng những kỹ thuật cao ngay tại địa phương,
giảm được một phần lớn về kinh tế khi phải lên tuyến trên điều trị.
* Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính
Trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính của đơn vị như tổ chức quản lý thu, quản lý chi thì việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát đơn vị như thanh tra, kiểm tra của Bộ chủ quản, của Kiểm toán Nhà nước và Kho bạc Nhà nước... Việc kiểm tra, kiểm soát tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính và nếu được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn tài chính, đồng thời giúp đơn vị phát triển kịp thời những sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý.
Hoạt động quản lý tài chính của Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai trước hết chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nội bộ đơn vị, chủ thể kiểm tra nội bộ gồm Ban Giám đốc, Phòng KT-TC, Công đoàn và các cán bộ phụ trách bộ phận có liên quan. Đồng thời, hàng năm Sở Y tế tỉnh Lào Cai đều sử dụng cán bộ về thẩm tra và xét duyệt quyết toán của đơn vị. Ngoài ra, Bệnh viện còn chịu sự kiểm tra, kiểm soát tài chính của các đơn vị Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước...Nhờ công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính làm cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện ngày càng được minh bạch, đúng với quy định của Nhà nước và của tỉnh. Tránh tình trạng trang thiết bị mua về không được sử dụng, hoặc chưa bố trí được cơ sở hạ tầng đồng bộ để lắp đặt có thể dẫn đến hỏng hóc, giảm thời gian khấu hao của máy móc, trang thiết bị gây lãng phí nguồn tài chính công. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên giúp tránh tình trạng lạm dụng nguồn lực công, lợi ích nhóm. Đồng thời, đưa ra những góp ý, đóng góp để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đạt hiệu quả ngày càng cao.
3.2.3.2. Nhân tố chủ quan
* Phương hướng chiến lực phát triển của bệnh viện
Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như quản lý tài chính của bệnh viện. Do vậy, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Để có được những bước đi cũng như lộ trình hợp lý, các nhà quản lý bệnh viện phải hướng tới những
mục tiêu và phương hướng chung của ngành y tế từ đó xác định phương hướng của bệnh viện. Việc xác định này tùy thuộc vào thực trạng, khả năng có thể đạt được của bệnh viện.
Bước đầu đi vào hoạt động trong điều kiện rất khó khăn về mọi mặt: nhân lực, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị; đặc biệt là năng lực chuyên môn chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của một bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản – Nhi của tỉnh. Tuy nhiên, sau gần 6 năm hoạt động Bệnh viện luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, kết quả đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện nay, bệnh viện đã chính thức trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản và Bệnh viện Nhi Trung ương, đồng thời đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng trong phát triển công tác chuyên môn. Trong đó, về chuyên ngành nhi khoa bệnh viện nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Bệnh viện Nhi Trung ương với các hoạt động: khảo sát nhu cầu đào tạo hàng năm, đào tạo liên tục theo nhu cầu của từng chuyên ngành, giám sát kết quả hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật sau đào tạo, đào tạo cầm tay chỉ việc tại chỗ. Trong lĩnh vực sản phụ khoa, bệnh viện đã có những bước tiến quan trọng trong khám và điều trị vô sinh hiếm muộn. Để phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian tới Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau : Xây dựng đội ngũ, xác định yếu tố con người là trọng tâm. Bệnh viện tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế giỏi về chuyên môn, giàu về y đức; Triển khai các hoạt động để xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai là bệnh viện vệ tinh khu vực Tây Bắc nhằm giảm tải cho Bệnh viện Nhi TW và Bệnh viện Phụ sản TW; Phấn đấu là cơ sở đào tạo thực hành cho các trường y và các đơn vị tuyến dưới. Chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phương hướng, mục tiêu phát triển của Bệnh viện có ảnh hưởng đến hoạt động thu hút nguồn tài chính cũng như quyết định đến việc sử dụng nguồn tài chính trong thời gian tới của Bệnh viện. Tác động đến quyền tự chủ toàn diện của bệnh viện, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa, tạo điều kiện cho bệnh viện tiếp cận để phát triển kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, để việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm có hiệu quả nhất.
* Trình độ cán bộ quản lý tài chính bệnh viện
Cán bộ tài chính kế toán chuyên môn giỏi sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị theo đúng với những quy định của Nhà nước sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, phát huy tối đa những ưu thế mà cơ chế tài chính đem
lại cho đơn vị, đồng thời tham mưu cho thủ trưởng để có những quyết sách đúng đắn cho việc quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Hiện nay, Phòng Tài chính kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tài chính kế toán của đơn vị. Tổng số nhân lực của Phòng Tài chính kế toán gồm có 11 cán bộ. Tất cả cán bộ của Phòng Tài chính kế toán đều đạt trình độ đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoạt động tài chính kế toán.
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát nhân tố trình độ tổ chức bộ máy quản lý tài chính
TT Tiêu chí
1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Bệnh viện đã phù hợp
Đội ngũ quản lý tài chính kế toán ứng dụng 2 công nghệ thông tin, xử lý nghiệp vụ cẩn thận,
nhanh chóng
Bệnh viện đã làm tốt công tác đào tạo, bồi 3 dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ làm công tác tài chính
4 Chất lượng cán bộ làm công tác tài chính tại bệnh viện đáp ứng được yêu cầu cơ chế tự chủ (Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên)
Qua bảng 3.8, nhìn chung cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết nên đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác tài chính có kết quả tốt. Tuy nhiên năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị nên phân tích lập kế hoạch về tài chính còn nhiều hạn chế, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, bất cập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện, đặc biệt là thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong tình hình hiện nay.
* Nhận thức của cán bộ, công chức và người lao động
Ngay từ khi thành lập, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã tiến hành tuyên truyền rộng rãi đến mọi người, mọi đối tượng trong đơn vị về các chính sách mới liên quan đến công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng kinh phí của đơn vị. Chính sự tuyên truyền, phổ biến đó đã giúp họ nhận thức được tác động của sự đổi mới đó ảnh hưởng trực tiếp tới công việc cũng như thu nhập bản thân họ. Từ đó, cán bộ viên chức và người lao động đã thay đổi cách thức làm việc để đáp ứng được các yêu cầu đó. Chính sự tuyên truyền, phổ biến đó đã giúp họ nhận thức được tác động của sự đổi mới đó ảnh hưởng trực tiếp tới công việc cũng như thu nhập của cán bộ viên chức và người lao động trong bệnh viện. Từ đó, họ đãy thay đổi cách thức làm việc để đáp ứng được các yêu cầu đó. Các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đều được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện và được công khai đến toàn cán bộ viên chức và người lao động. Những năm qua cho thấy, nhận thức của cán bộ viên chức và người lao động về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Bệnh viện ngày càng được cải thiện thông qua tổng kinh phí tiết kiệm qua các năm của Bệnh viện tăng cao. Được sử ủng hộ của cán bộ viên chức và người lao động trong Bệnh viện giúp cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và giúp cải thiện được đời sống của cán bộ viên chức và người lao động, được thể hiện đó chính là thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức và người lao động tăng qua các năm.