Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai 94 1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 115 - 126)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai 94 1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Bệnh viện cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu viện phí, thu tiền thuốc, vật tư tiêu hoa, hóa chất, trông giữ xe….

Để khuyến khích các khoa, trung tâm tích cực tăng trưởng nguồn thu tại khoa, trung tâm, Bệnh viện cũng cần tạo cơ chế thưởng cho các khoa, trung tâm có nguồn

thu tại đơn vị tăng trưởng nhanh, vượt kế hoạch.

Hiện nay, tại nhiều khoa, trung tâm, phòng có hiện tượng làm thất thu rất nhiều các loại vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc…để bệnh nhân trốn viện mà chưa có cơ chế xử phạt thích đáng. Vì vậy, Bệnh viện cần có cơ chế xử phạt tài chính nghiêm khắc để hạn chế bớt thất thoát có thể kiểm soát được, làm tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện

Phát huy nội lực của Bệnh viện. Trong thời gian tới, Bệnh viện cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”. Muốn vậy, bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên; thay cho việc trả thêm thu nhập hàng tháng cào bằng như hiện nay, bệnh viện có thể trả lương theo hệ số cấp bậc, chức vụ; theo sự đóng góp...

Mức thu nhập này được trả sao cho tương xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia... Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện.

Đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của Nhân dân. Đóng góp của Nhân dân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn chủ yếu bổ xung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là: Thu đúng theo khung giá quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh; Thu đủ: ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu đủ nghĩa là thu đủ những ai có khả năng đóng góp và có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng cho những ai ít có khả năng đóng góp (Người có thẻ người nghèo). Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí bệnh viện chứ không phải

thu vào túi của một số cá nhân.

Tăng cường các nguồn thu khác: Hiện nay Bệnh viện cần phát triển loại hình khám chữa bệnh theo yêu cầu, khám chữa bệnh tự nguyện theo hướng liên doanh liên kết, xã hội hóa. Giúp Bệnh viện phát triển chuyên môn kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng dịch vụ tăng nguồn thu đáp ứng tốt nhu cầu của đối tượng có khả năng chi trả, giúp bệnh nhân có thể tiếp cận được với dịch vụ KCB hiện đại mà không cần phải chuyển lên tuyến trên.

4.2.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi

Để tiết kiệm chi mà không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt động phục vụ công tác chuyên môn. Hoạt động nào mà bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tự làm như hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê công ty chuyên trách cung cấp dịch vụ, như: hoạt động vệ sinh công cộng, buồng bệnh; bảo vệ bệnh viện; các dịch vụ ăn uống...

Để quản lý tốt các khoản chi, từng phòng, khoa, trung tâm cần thực hiện tốt các thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ theo nhiều cấp. Quy trình kiểm soát được kiểm soát từ cấp Phòng, Khoa, Trung tâm, bộ phận thực hiện, tiếp đến kiểm soát cuẩ bộ phận Tài chính kế toán và cuối cùng là sự kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo Bệnh viện. Để thực hiện được quy trình kiểm soát này, các bộ phận trực tiếp thực hiện chi phí phải hiểu đầy đủ quy trình, thủ tục chứng từ để chuyển cho bộ phận Tài chính kế toán. Sau khi kiểm soát đầy đủ qua các cấp, bộ phận Tài chính kế toán mới được phản ánh nghiệp vụ vào chi phí. Quản lý kiểm soát chặt chẽ giúp tiết kiệm chi phí, quản lý được các khoản chi phí đúng theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi phí như khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, chi phí khác,…

phải xác định rõ để phân bổ vào chi phí để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí, đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động của đơn vị

Phải chấp hành tốt công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán và báo cáo tài chính. Các khoản chi cho các cá nhân, khoa phòng trong Bệnh viện khi thanh toán phải có trong dự toán được duyệt. Quá trình thực hiện chi phải được giám sát chặt chẽ, tuân thủ theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích và phải theo đúng các khoản, mục

của mục lục NSNN.

Đảm bảo chi cho con người ở mức hợp lý, triệt để tiết kiệm trong các khoản chi hành chính. Ưu tiên chi cho nhóm nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa chữa vì đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ các khoản tiền thưởng, chi thưởng đúng người, đúng việc trên cơ sở áp dụng các chế độ của Nhà nước và các quy định của Bệnh viện. Quản lý tốt công tác hội thảo, hội nghị, hạn chế những cuộc hội thảo không cần thiết, hạn chế số lượng thành viên tham gia để tránh lãng phí cho Bệnh viện.

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, đưa tin học ứng dụng vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ, đưa phần mềm quản lý vào sử dụng cho tất cả các đối tượng đến khám và điều trị cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.

Ngoài ra, bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế; sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng, tránh tình trạng mua mà không sử dụng do thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất ...

Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức trong Bệnh viện triệt để thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần tiết kiệm chi trong đơn vị.

4.2.3. Tăng cường quản lý tài sản của đơn vị

Việc quản lý tài sản tại Bệnh viện về cơ bản tuân theo những quy định về quản lý tài sản nhà nước do Nhà nước ban hành. Tài sản mua về được theo dõi trên sổ sách kế toán chặt chẽ và đúng quy định. Các bộ phận, phòng, khoa, trung tâm khi tiếp nhận, bàn giao phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và giữ gìn tài sản đó. Bộ phận quản trị theo dõi tài sản về mặt số lượng, chất lượng để có những đề xuất về mua mới, sửa chữa hay nâng cấp tài sản. Tài sản hết khấu hao hay hỏng hóc không sử dụng được đều được nhập về kho để quản lý. Việc tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bệnh viện đặt ra một số yêu cầu sau:

- Đối với từng bộ phận, phòng ban, cá nhân sử dụng tài sản cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý đối với tài sản được giao. Khi tài sản đã được giao cho bộ

phận chuyên trách phòng, khoa, trung tâm, hay cá nhân cụ thể thì tài sản đó đã thuộc quyền sử dụng, quản lý của họ và họ phải có trách nhiệm tự bảo quản, giữ gìn để kéo dài thời gian sử dụng tài sản. Thời gian sử dụng tài sản dài hay ngắn là phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của chính người sử dụng. Mỗi tài sản đều được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi đã hết khấu hao, nếu vẫn còn tốt thì có thể tiếp tục sử dụng.

- Tài sản sau khi giao cho từng bộ phận, phòng, khoa, trung tâm, hay cá nhân phải có biên bản bàn giao và ghi rõ trách nhiệm của bên giao cũng như bên sử dụng để làm căn cứ về sau khi quy ra trách nhiệm. Yêu cầu không tự ý điều chuyển tài sản, tránh gây ra hỏng hóc, thất lạc và khó khăn cho người quản lý tài sản. Yêu cầu các bộ phận, phòng ban, cá nhân nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản nơi công sở. Hàng năm sau khi kiểm kê đánh giá lại tài sản, những tài sản hỏng không sử dụng được có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản. Tiền thanh lý tài sản bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vận dụng triệt để chính sách của Nhà nước trong việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng quỹ để đầu tư tài sản mới của đơn vị.

- Đổi mới công tác lập dự toán: Việc mua sắm và sửa chữa tài sản được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp mua sắm tài sản có giá trị lớn thực hiện theo quy chế đấu thầu của Nhà nước, tài sản mua sắm có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng phải đấu thầu… Lập dự toán cho mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định là rất cần thiết, nhưng phải căn cứ vào yêu cầu thực tế để có kế hoạch chi tiết. Hiện nay, bộ phận tài chính kế toán lập dự toán cho công tác này chủ yếu căn cứ vào số liệu thực hiện năm ngoái và ước sẽ chi trong năm nay, không có cơ sở để lập dự toán chính xác. Vì khi lập dự toán, các bộ phận, phòng ban trong đơn vị chưa phối hợp đầy đủ, không phản ánh hết nhu cầu mua sắm thực tế, khi thấy thiếu mới yêu cầu. Do vậy, công tác lập dự toán luôn bị đặt vào thế bị động, khó khăn trong chủ động nguồn kinh phí. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi các bộ phận, phòng ban cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với bộ phận tài chính kế toán để có cơ sở lập dự trù kinh phí, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm phải tiến hành đánh giá hiện trạng tài sản cố định và mở sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định.

Công việc này hiện vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng.

4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Để công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng kinh phí được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với đơn vị là rất cần thiết. Đơn vị cần phải cụ thể hoá chính sách, chế độ chi tiêu bằng việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Mọi khoản thu - chi phải được cụ thể, chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ và phải được thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của Nhà nước.

-Kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến hành đúng theo tuần tự: Trước tiên, phải kiểm tra khâu lập kế hoạch tài chính, kiểm tra quy trình lập dự toán thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp. Tiếp theo phải kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt, tức là kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Khâu này rất quan trọng vì sẽ có sự đối chiếu, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm chính sách, chế độ tài chính. Trên cơ sở đó sẽ ngăn ngừa được những hậu quả xấu, đồng thời góp phần thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu. Cuối cùng là kiểm tra khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính, đó là kiểm tra, xét duyệt các khoản đã thu - chi của đơn vị sự nghiệp. Kiểm tra các số liệu, các báo cáo, tính đúng đắn, trung thực của của các báo cáo để rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ sau. Yêu cầu các giai đoạn kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến hành theo đúng tuần tự, quy định, đảm bảo kết quả thu được sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về tài chính kế toán cũng như các quy định của nhà nước.

- Các kết luận, kiến nghị xử lý của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính phải yêu cầu đơn vị thực hiện nghiêm túc và phải có kiểm tra việc thực hiện kiến nghị để đánh giá xem đơn vị chấp hành đến đâu để có chế tài xử lý. Các kết luận, kiến nghị đó phải được gửi đến thủ trưởng các đơn vị và các bộ phận, cá nhân có liên quan để tiến hành giám sát việc thực hiện.

- Tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính. Trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát tài chính tại các đơn vị sự nghiệp phải lập kế hoạch và gửi cho các tổ chức, cơ quan có liên quan để phối hợp trong công tác

- Bố trí những cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc gương mẫu, đúng mực, đạo đức tốt.

-Thanh tra đột xuất theo vụ việc, xuất toán những khoản chi không đúng chế độ.

Đồng thời, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại Bệnh viện đòi hỏi phải thực hiện công khai tài chính. Đó là quy luật tất yếu nhằm phát huy quyền kiểm tra, giám sát của chính cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị. Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CBVC và tập thể người lao động trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý sử dụng kinh phí của đơn vị; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức quy định.

Hoạt động công khai tài chính giúp cán bộ, viên chức nắm bắt được tình hình tài chính của trường tham gia việc quản lý, theo dõi hoạt động thu chi nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng kinh phí được thực hiện tốt thì quyền lợi của người lao động mới được bảo đảm, tạo động lực để hoàn thành những nhiệm vụ được đơn vị giao cho. Các thông tin liên quan đến sự thay đổi các chế độ, chính sách, các định mức thu, chi các liên quan đến toàn đơn vị và cá nhân các thành viên cần được biết các thông tin đó. Tăng cường tính công khai minh bạch tại Đại hội Cán bộ công nhân viên chức, trên wedsite của Bệnh viện như:

- Phương án chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động, hệ số tăng thêm phải phù hợp đúng với năng suất và hiệu quả làm việc của từng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 115 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w