CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai
3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai
3.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp chính là chỉ tiêu có thể thấy dễ dàng nhất của tài chính doanh nghiệp, nó khiến cho nhà đầu tư, nhà quản trị hay các đối tượng quan tâm khác có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của một doanh nghiệp nói chung.
Bảng 3.3: Khái quát tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Cấp nước giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) IV. Tài sản dở dang dài hạn V. Đầu tư tài chính dài hạn VI. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN
* Về quy mô tổng tài sản:
Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2015 – 2019, quy mô tổng tài sản của Công ty có xu hướng biến động giảm theo các năm. Cụ thể, năm 2015 tổng tài sản của công ty là 298.051 triệu đồng. Đến năm 2016, sau khi thực hiện cổ phần hóa, tổng tài sản của công ty tăng lên là 326.483 triệu đồng. Đến năm 2017 tổng tài sản của công ty tăng lên là 352.185 triệu đồng, chủ yếu là do công ty tăng tài sản ngắn hạn và tài sản dở dang dài hạn. Năm 2018 con số này là 338.683 triệu đồng giảm 13.502 triệu đồng tương ứng giảm 3,83%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của tài sản dở dang dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Sang năm 2019, tổng tài sản của công ty lại tiếp tục giảm xuống còn 321.490 triệu đồng giảm 17.193 triệu đồng tương ứng giảm 5,08%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự thay đổi của tài sản cố định và các khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên việc giảm do giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định qua các năm, còn tài sản cố định vẫn tăng qua các năm, cho thấy Công ty vẫn đầu tư mở rộng các công trình đưa vào sử dụng, hệ số hao mòn bằng 0.47 nhỏ hơn 1 cho thấy TSCĐ của doanh nghiệp được đổi mới, cho thấy tính bền vững trong phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
120,00 100,00 80,00
60,00 40,00 20,00
0,00
So sánh tương quan giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn ta thấy, cơ
cấu tài sản của công ty với đặc trưng chủ yếu là tài sản dài hạn. Trong toàn giai đoạn 2015 – 2019, tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản của công ty luôn ở mức 76% đến trên 82% và có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2015, chưa cổ phần hóa tổng giá trị tài sản dài hạn là 237.417 triệu đồng chiếm 79,7% tổng tài sản, đến năm 2016 sau khi đã cổ phần hóa tài sản dài hạn tăng lên 270.535 triệu đồng chiếm 82.9% tổng tài sản, đến năm 2019 tổng giá trị tài sản dài hạn đạt 273.940 triệu đồng chiếm 76,81% trên tổng giá trị tài sản của công ty.
Ngược lại, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản chiếm từ 17% đến 23%
và có xu hướng tăng nhẹ. Nếu như năm 2016 tổng giá trị tài sản ngắn hạn là 55.948 triệu đồng chiếm 17,1% trên tổng tài sản, đến năm 2019 đã tăng lên 74.552 triệu đồng chiếm 23,2%, cho thấy cơ cấu tài sản dịch chuyển từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn là 4,07%. Lý giải cho cơ cấu tài sản của Công ty chính là đặc trưng ngành nghề kinh doanh. Công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước. Do đó, tài sản dài hạn chiếm chủ yếu trên tổng giá trị tài sản, tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định bao gồm:
nhà máy, máy móc, hệ thống đường ống truyền dẫn nước, trạm biến áp, đồng hồ đo nước, đồng hồ đo áp lực…Trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cấp nước thì tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản như này là hợp lý.
+ Đối với tài sản ngắn hạn:
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2015 – 2019, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty.
Năm 2015 tiền và các khoản tương đương tiền từ 11.467 triệu đồng chiếm 18,91% trong tổng tài sản. Đến năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên 74.552 triệu đồng chiếm đến 76,74% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Còn các khoản phải thu ngắn hạn của công ty thì ngược lại, năm 2015 các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 22.394 triệu đồng chiếm 36,9% trong tổng tài sản ngắn hạn, tuy nhiên đến năm 2019 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 11.619 triệu đồng chiếm 15,59% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Như vậy, trong giai đoạn 2015 – 2019, tiền và khoản tương đương tiền tăng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm, điều này cho thấy công ty đã đẩy mạnh khâu bán hàng thu tiền trong kỳ, không bị ứ đọng. Đồng thời các khoản phải thu chủ yếu là thu tiền nước của các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp, do đó đều là các khoản phải thu chắc chắn và xác thực. Còn hàng tồn kho của công ty biến động tăng giảm theo năm và chiếm tỷ trọng không lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty, cho thấy công ty có kế hoạch chủ động trong khâu mua sắm vật tư hàng hóa, tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
+ Đối với tài sản dài hạn:
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Đồ thị 3.3: Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2015 - 2019
Tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2015 – 2019 chủ yếu là tài sản cố định. Bảng 3.3 thể hiện, nguyên giá tài sản cố định cố định tăng qua các năm. Năm 2015, nguyên giá của tài sản cố định là 381.552 triệu đồng.
năm 2016 sau khi cổ phần hóa tài sản tăng lên 405.850 triệu đồng, năm 2017 tăng 432.401 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 512.980 triệu đồng tương ứng tăng 80.579 triệu đồng tương ứng tăng 18,64% so với năm 2017. Năm 2019 tài sản cố định đạt 525.555 triệu đồng tăng 12.575 triệu đồng tương ứng tăng 2,45% so với năm 2018. Ta thấy tài sản dở dang dài hạn tăng trong năm 2016 và năm 2017, là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng. Từ khi cổ phần hóa, Công ty đẩy mạnh xây dựng thêm các hệ thống cấp nước của 8 trung tâm huyện lỵ (Sa Pa, Bảo, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Simacai, Bắc Hà) và khu công nghiệp thị trấn Tằng Loong, mở rộng độ bao phủ cấp nước trên toàn tỉnh với tổng công suất thiết kế là 95.500m3/ng.đêm. Đến năm 2018 và năm 2019, các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, vì vậy nguyên giá của tài sản cố định tăng qua các năm và tài sản dở dang dài hạn giảm xuống.
Như vậy, qua phân tích về quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy, cơ cấu tài sản của công ty dịch chuyển nhẹ từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn, đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm ứ đọng vốn thông qua giảm lượng vật tư tồn kho, tốc độ đầu tư nâng cấp tài sản giảm do công trình xây dựng đã hoàn thành được quyết toán, vận hành phát huy hiệu quả đầu tư.
3.2.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn có vai trò quan trọng trong kinh doanh vì nó có thể phát huy hết sức mạnh vốn của công ty hoặc tận dụng được nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn của công ty được hiểu là nguồn hình thành nên các tài sản của công ty. Theo phân loại thì nguồn vốn doanh nghiệp thường bao gồm 2 nguồn cơ bản: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác như kinh phí xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp….Bên cạnh nguồn vốn
chủ sở hữu các công ty còn phải đi vay, chiếm dụng vốn để phục vụ cho quá trình kinh doanh đó chính là nợ phải trả. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chính vì thế, việc phân tích nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính của công ty cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà công ty chiếm dụng được từ các đối tượng bên ngoài.
Bảng 3.4: Khái quát biến động nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nước giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán ngắn hạn 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 9. Phải trả ngắn hạn khác 10. Vay và nợ thuê tài chính NH 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 8. Quỹ đầu tư phát triển
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
* Quy mô nguồn vốn:
Quy mô nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng giảm xuống. Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2015 – 2019 giảm xuống. Năm 2017, nợ phải trả của công ty là 157.290 triệu đồng, năm 2018 giảm xuống 145.934 triệu đồng, giảm 11.356 triệu đồng tương ứng giảm 7,22% so với năm 2017. Năm 2019, nợ ngắn hạn là 126.726 triệu đồng, giảm 19.208 triệu đồng tương ứng giảm 13,16% so với năm 2018.
Còn nguồn vốn của công ty lại có xu hướng tăng lên, sau khi cổ phần hóa nguồn vốn của công ty là 175.401 triệu đồng. Năm 2019 đã tăng lên 194.765 triệu đồng. Điều này cho thầy, sau khi cổ phần hóa công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao khả năng kinh doanh, tăng lợi nhuận qua các năm, giúp cho nguồn vốn của công ty tăng lên.
* Cơ cấu nguồn vốn:
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Đồ thị 3.5: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2015 - 2019
và nợ phải trả không quá lớn. Năm 2015, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 59,85% cơ cấu nguồn vốn, năm 2016 giảm xuống 53,72%, sự sụt giảm này là do công ty vừa thực hiện xong cổ phần hóa. Từ năm 2017 đến năm 2019, vốn
chủ sở hữu của công ty đã tăng lên và chiếm lần lượt là 55,34%, 56,91, 60,58% cơ cấu nguồn vốn. Còn nợ phải trả của công ty lại có xu hướng giảm xuống trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2015, nợ phải trả chiếm 40,15% cơ cấu nguồn vốn, năm 2016 chiếm đến 46,28% cơ cấu nguồn vốn. Nhưng bắt đầu từ năm 2017, nợ phải trả đã có xu hướng giảm, năm 2017 chiếm 44,66%
cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2019 giảm xuống chỉ chiếm có 39,42% cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi, cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tăng, cơ cấu nợ phải trả giảm ho thấy công ty đang càng ngày càng tự chủ về mặt tài chính so với những năm chưa thực hiện cổ phần hóa.
+ Đối với nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong giai đoạn 2015 – 2019, cơ cấu của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong nợ phải trả cũng có những thay đổi:
100,00 90,00 80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00 0,00
Đồ thị 3.6: Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2015 - 2019
68,18%. Đến giai đoạn 2017 – 2019, tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng tăng lên, năm 2019 nợ dài chiếm 76,6% cơ cấu nợ phải trả. Nợ dài hạn của công ty là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Trong giai đoạn sau khi cổ phần hóa, công
ty tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm xây dựng hệ thống cấp thoát nước mở rộng độ bao phủ cấp nước trên các huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai đồng thời tiếp tục nâng cao công suất của hệ thống cấp nước. Công ty vay dài hạn chủ yếu của một số đơn vị: Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai với số tiền 32 tỷ VND; Ngân hàng TMCP Ngoại thương 3,1 tỷ VNĐ; Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai 98 tỷ VND và 2,016 EUR; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 44,5 tỷ VND; UBND với khoản vay là 5,3 tỷ VND. Năm 2019, công ty đã hoàn trả dần cho các khoản vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư và nợ dài hạn còn 97,068 tỷ VND.
Nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng giảm xuống.
Năm 2019 chỉ chiếm 23,4% cơ cấu nợ phải trả. Nợ ngắn hạn có xu hướng giảm là do phải trả ngắn hạn và vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn giảm qua các năm. Đối với phải trả người bán năm 2016 là 48.070 triệu đồng, đến năm 2019 giảm xuống còn 29.657 triệu. Đối với khoản vay và thuê tài chính ngắn hạn từ 16.899 triệu đồng năm 2016 giảm xuống còn 14.992 triệu đồng năm 2019. Nợ ngắn hạn có xu hướng giảm xuống là do các dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, đã trả được các khoản nợ mà công ty đến hạn trả. Phải trả ngắn hạn khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Sau khi cổ phần hóa, nợ phải trả khác lên đến 16.880 triệu đồng, nhưng đến năm 2019 giảm xuống chỉ còn 6.805 triệu đồng. Các khoản phỉa trả ngắn khác của công ty chủ yếu là chi phí thẩm tra quyết toán giải phóng mặt bằng, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích lại, thuế VAT đầu vào chờ quyết toán của các Ban quản lý dự án Jica…
+ Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu từ vốn góp chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận chưa phân phối. Trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu. Năm 2018
– 2019, vốn chủ sở hữu chiếm đến 100% cơ cấu vốn chủ sở hữu cuả công ty.
Vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua các năm. Đối với vốn góp của chủ sở hữu giữ ổn định, năm 2016 sau khi cổ phần hóa vốn góp của chủ sở hữu là 171.627 triệu đồng, đến năm 2017 tăng 177.177 triệu đồng và vẫn duy trì đến năm 2019. Quỹ đầu tư phát triển tăng qua các năm, năm 2016 là 717 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 2.021 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng qua các năm, năm 2016 đạt 787 triệu đồng, đến năm 2019 đã tăng lên 15.567 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu được bảo toàn và phát triển vốn qua các năm, cho thấy công ty đã chủ động được nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, hạn chế rủi ro về tài chính và đặc biệt là công ty không có nợ xấu.
Như vậy qua phân tích về quy mô và cơ cấu nguồn vốn cảu công ty, ta thấy xu hướng nợ phải trả của công ty đang giảm và tăng dần vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy hoạt động của công ty sau khi cổ phần hóa đã mang lại hiệu quả, trả dần được các khoản nợ, tăng lợi nhuận làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty. Cho thấy Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc của công ty đã có định hướng đúng trong chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả, giúp công ty có tình hình tài chính lành mạnh.