CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai
3.3.2 Các nhân tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống
thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi). Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C – 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm.
Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C – 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.
Với lượng mưa lớn, có 2 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Chẩy chảy qua địa bàn tỉnh cho phép Công ty cổ phần nước sạch tỉnh Lào Cai có nguồn nước ổn định thực hiện sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tác động giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh Lào Cai, tiền thân là Công ty cấp thoát nước tỉnh Lào Cai, được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ-UBND, ngày 18/02/1993 của UBND tỉnh Lào Cai, đến ngày 24/10/2006 được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên đã vượt qua khó khăn, cải tạo và xây dựng một số trạm sản xuất nước cung cấp chủ yếu là nước thô công suất 300 đến 500 m3/ng.đ, lắp đặt mạng lưới đường ống cung cấp nước cho các cơ quan và một phần nhu cầu của cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn thị xã, góp phần vào sự ổn định chung
Năm 2000 đến năm 2007 Công ty đã tiếp nhận, quản lý và khai thác hệ thống cấp nước của 6 trung tâm huyện lỵ (Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Simacai, Bắc Hà) mở rộng độ bao phủ cấp nước trên toàn tỉnh và nhận bàn giao hệ thống cấp nước khu vực thị xã Cam Đường (cũ) + khu thị trấn Tằng Loỏng của Công ty Apatit với công suất nhận bàn giao là 9.200m3/ng.đêm, nâng tổng công suất sản xuất nước của toàn Công ty đến năm 2010 là 35.900m3/ngày đêm. Năm 2010 – 2015, Công ty đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước nâng công suất cấp nước đến nay là: phục vụ
sản xuất cho khu công nghiệp Tằng Loỏng bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thương mại trong nước, vốn tự có của Công ty với công suất từ 1.500m3/ng.đêm lên 42.000m3/ng.đêm. Đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp:
(1) tuyến ống cấp nước (Minh Đức) Thị trấn Khánh Yên Văn Bàn, (2) nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước Phố Lu 3.800m3/ng.đêm bằng nguồn vốn JICA và vốn Ngân sách, nâng tổng công suất cấp nước của xí nghiệp KDNS TT Phố Lu, huyện Bảo Thắng từ 1.200m3/ng.đêm lên 5.000m3/ng.đêm; Công ty đầu tư cải tạo, nâng công suất nhà máy nước bằng nguồn vốn AFD và vốn Ngân sách nâng công suất cấp nước lên thành 6.000m3/ng.đêm; (3) tháng 12/2014 tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Cốc San (GĐ III) nâng công suất từ 12.000m3/ng.đêm lên 18.000m3/ng.đêm, dự kiến hoàn thành tháng 12/2015. (4) đầu tư xây dựng tuyến ống nước thô tự chảy D500 từ thủy điện Cốc San về nhà máy nước Cốc San, nguồn vốn vay WB với tổng mức đầu tư là 126,7 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành 2017.
* Chính sách và cơ chế kinh tế
Chính sách và cơ chế kinh tế là toàn bộ hệ thống chủ trương và các quy định của Nhà nước đóng vai trò là cơ sở cho việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Ở phạm vi quốc gia, chính sách và cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
Lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất đến từ việc kiểm soát được chi phí đầu vào, đồng thời giá bán (đầu ra) cũng thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ. Cụ thể, về giá mua bán sỉ nước sinh hoạt, Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT quy định, giá bán buôn nước sạch do 2 bên tự thỏa thuận để đảm bảo cả hai đều bù đắp được chi phí sản xuất, có lợi nhuận hợp lý và không cao hơn giá bán lẻ do cấp thẩm quyền quy định.
Với giá bán lẻ, Bộ Tài chính quy định, khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt áp dụng trong phạm vi cả nước và ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước trình và ban hành biểu giá
nước sạch sinh hoạt cụ thể trên địa bàn của tỉnh, phù hợp với khung giá do Bộ Tài chính ban hành. Hệ quả là trong khi giá nước bán sỉ nhìn chung là do bên mua và bên bán có thể chủ động điều tiết theo chi phí gia tăng hàng năm giúp doanh nghiệp sản xuất duy trì, thậm chí cải thiện biên lợi nhuận, thì với doanh nghiệp bán lẻ, mức giá tại từng địa phương sẽ do UBND tỉnh điều chỉnh, có khi cần rất nhiều thời gian, dẫn đến việc giá mua nước không tăng theo giá bán, gây tác động tới biên lợi nhuận.
Tại tỉnh Lào Cai, giá bán nước sạch công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai theo Quyết định số: 2770/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2015 và Quyết định số: 262/QĐ-KDNS ngày 28 tháng 8 năm 2015; Quyết định số: 263/QĐ- KDNS ngày 28 tháng 8 năm 2015. Cụ thể:
1. Giá tiêu thụ nước sạch bình quân đã có thuế giá trị ga tăng (VAT):
7.750 đồng/m3;
2. Giá tiêu thụ và cơ cấu sử dụng nước sạch sinh hoạt dân cư đã có thuế
VAT:
Từ 2,5 m3 Từ 2,5 m3
Từ 5m3 đến 7,5m3/ người/ tháng:
Trên 7,5m3/ người/tháng:
3. Nước phục vụ công cộng:
4. Nước dùng cho cơ quan hành chính:
5. Nước dùng cho đơn vị sự nghiệp:
6. Nước dùng cho hoạt động SX và kinh doanh vật chất: 11.700 đồng/m3; (Không phân biệt đối tượng sử dụng là cá nhân hay tổ chức)
7. Nước dùng cho kinh doanh-dịch vụ: 13.200 đồng/m3; (Không phân biệt đối tượng sử dụng là cá nhân hay tổ chức)
8. Đối với các khách hàng sử dụng nước Công nghiệp ≤ 1.000m3 bình quân/ ngày đêm (tính theo tháng): 8.600đồng/m3
9. Đối với các khách hàng sử dụng nước Công nghiệp >1.000m3
≤
2.000 m3 bình quân/ngày đêm (tính theo tháng) 8.300 đồng/m3.
10. Đối với các khách hàng sử dụng nước Công nghiệp >2.000m3 bình
quân/ngày đêm (tính theo tháng) 7.900 đồng/m3.
Hiện nay, theo Quyết định số 09/2020/QĐ – UBND ngày 20/3/2020 về quy định giá nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Giá nước sạch của công ty phải chịu sự điều chỉnh của chinh sách này, cụ thể:
Bảng 3.26: giá nước sách khu vực nông thôn tỉnh Lài Cai
TT Mục đích sử dụng nước
a) Nước sạch dùng cho sinh hoạt các hộ gia đình - Từ mức 1m3-10m3 đầu (hộ/tháng)
- Từ mức trên 10m3-20m3 (hộ/tháng) - Từ mức trên 20m3-30m3 (hộ/tháng) - Trên 30m3 (hộ/tháng)
Nước sạch dùng cho cơ quan hành chính, đơn b) vị sự nghiệp, phục vụ mục đích công cộng
Nước sạch dùng cho hoạt động sản xuất vật
c) chất
Nước sạch dùng cho các nhu cầu sản xuất kinh
d) doanh dịch vụ
Giá nước sạch bình quân Nguồn: Quyết định số 09/2020/QĐ – UBND ngày 20/3/2020 Mức giá quy định trên không bao gồm thuế Tài nguyên, thuế Giá trị gia tăng (VAT), phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định và không tính giá trị khấu hao tài sản cố định.
động từ yếu tố địa bàn kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng. Nguyên nhân là bởi mỗi doanh nghiệp ngành nước hiện chỉ được giao phụ trách một địa bàn nhất định.
Chính sách và cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo động lực và trở thành công cụ đắc lực phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, gia tăng của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội. Ngược lại, chính sách và cơ chế chính sách kinh tế lạc hậu, đi ngược lại các quy luật khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách và cơ chế chính kinh tế còn giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế. Yếu tố quyết định vai trò và ảnh hưởng của chính sách và cơ chế chính sách kinh tế là tính khoa học, tính phù hợp, tính ổn định của chủ trương chính sách và luật pháp của Nhà nước.
* Người cung ứng
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Người mua
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được.
Trong năm qua, số lượng khách hàng lớn tại khu công nghiệp Tằng Lòng sử dụng nước sạch tuần hoàn, làm giảm sản lượng nước, giảm doanh thu dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không đạt được theo dự kiến. Mặt khác, có khách hàng đăng ký sử dụng với khối lượng lớn, tuy nhiên không thống nhất được giá tiêu thụ do không bù đắp được chi phí đầu vào. Dẫn đến kết quả sản xuất giảm xuống, hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tình hình hạn hán xảy ra, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước thô tại khu vực thị trấn Sa Pa dịp 30/4 – 1/5/2019 đã ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước của công ty đến khách hàng.
* Tính chất và mức độ cạnh tranh của thị trường
Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là sự tranh đua trong kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành vị thế và lợi ích tối đa cho mình.
Cạnh tranh là một yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì ở đó có cạnh tranh.