Mô hình phát tri ển du lịch cộng đồng trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 36 - 39)

Trên thế giới du lịch cộng đồng được xem là một ngành kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo và được phát triển mạnh tại các quốc gia đang phát triển. Phát triển du lịch cộng đồng là tiền đề để phát triển kinh tế.

* Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Tamaki Maori, Newzeland.

Làng Tamaki Maori nằm ở Rotorua, New Zealand. Huyện Rotorua nổi tiếng với tài nguyên địa nhiệt, huyện được bao quanh bởi nhiều hồ trong đó có hồ Rotoura và là nơi sinh sống của cộng đồng Maori. Sự tham gia của cộng đồng Maori địa phương vào các hoạt động du lịch bắt đầu từ năm 1990. Nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch đối vớinhững trải nghiệm chân thực và hấp dẫn với cộng đồng địa phương đã dẫn đến thành lập làng Tamaki Maori vào năm 1990. Ngôi làng là một địa điểm để du khách có thể trải nghiệm văn hóa Maori truyền thống và tham gia vào các hoạt động khác nhaubao gồm chuẩn bị thức ăn truyền thống, moko (xăm mình), vũ khí, chạm khắc, các bài hát và khiêu vũ, cũng như các nghi lễ Maori.

29

Sáng kiến du lịch cộng đồng ban đầu xuất phát từ người dân trong làng, những người đã thiết lập các hướng dẫn du lịch sau khi đã tham khảo ý kiến của người lớn tuổi địa phương. Tất cả các công nhân làm việc trong làng đều là người Maori. Làng cũng tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Maori hoạt động và sở hữu các doanh nghiệp nhỏ. Cuối cùng, hoạt động du lịch của làng Tamaki Maori không chỉ quảng bá văn hóa Maori, thúc đẩy giao lưu văn hóa với du khách mà còn nâng cao nhận thức về văn hóa của cộng đồng người Maori.

Sự phù hợp giữa lợi ích thương mại và văn hóa của làng Tamaki đã đạt được những thành công khi tuân theo các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Những trải nghiệm thú vị về văn hóa đã tạo nên lợi thế cạnh tranh và thành công cho địa phương thông qua hoạt động giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa phương.

Lợi ích thu được từ hoạt động du lịch cộng đồng

+ Lợi ích kinh tế thông qua việc làm và quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ (số lượng người Maori làm việc trong làng tăng từ 5 lên 98người);

+ Trang web Maori trở thành một trong những trang web được truy cập nhiều nhất ở New Zealand;

+ Mức độ hài lòng của khách truy cập cao;

+ Nâng cao nhận thức văn hóa địa phương (ví dụ: sử dụng ngôn ngữ địa phương trong làng);

+ Tạo cơ hội tiếp cận văn hóa truyền thống đối với người Maori ở đô thị + Chống lại định kiến về văn hóa Maori hiện tại;

+ Nhận thức về môi trường (ví dụ: các hoạt động trồng lại)16

* Mô hình du lịch cộng đồng tại Koh Yao Noi (KYN), Thái Lan. Được khởi xướng từ năm 1990 bởicác làng chài nhỏ như một cách để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại cho môi trường tự nhiên bằng cách đánh bắt cá thương mại, cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch cộng đồng được tổ chức từ

16Asli D.A.Tasci, Kelly J. Semrad and Semih S. Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future.

30

dưới lên trong dân làng dẫn đến thành lập câu lạc bộ du lịch sinh thái. Câu lạc bộ đã tạo điều kiện cho dân làng tham gia lập kế hoạch và quảnlý phong trào du lịch ngày càng phát triển. Mục tiêu của câu lạc bộ là nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích sự tham gia của địa phương vào du lịch; tạo thêm việc làm và cơ hội thu nhập cho người dân địa phương; hỗ trợ vệ sinh đúng cách, quản lý chất thải và an toàn trong du lịch. Dự án du lịch sinh thái có trách nhiệm, một sáng kiến của người Thái đã được Học viện du lịch Cộng đồng phối hợp cùng với câu lạc bộ KYN để phát triển mô hình du lịch bảo tồn, phát triển cộng đồng và chia sẻ đa văn hóa.

Câu lạc bộ du lịch cộng đồng KYN thực hiện các hoạt động du lịch phù hợp và phản ánh lối sống địa phương. Nó cũng nỗlực giáo dục khách về các truyền thống và phong tục của địa phương, trong khi nâng cao nhận thức về hệ sinh thái xung quanh cho cả khách và người dân địa phương. Bờ biển, tham quan đảo, lặn với ống thở, câu cá, leo núi, ngắm chim, đi xe đạp, chèo thuyền, nhà dân, cắm trại lều và chỗ ở trong nhà gỗ là những gì được cung cấp cho khách. Ngoài ra câu lạc bộ còn thúc đẩy trải nghiệm với văn hóa nghệ thuật địa phương và trảinghiệm đa văn hóa giữa chủ nhà và khách du lịch.

- Lợi ích do du lịch cộng đồng mang lại đối với dân cư và địa phương:

+ Tăng thu nhập hàng năm cho các hộ gia đình địa phương (lên đến 10%); + Cơ hội bình đẳng cho tất cả các thành viên cộng đồng tham gia vào việc ra quyết định thông qua một hệ thống luân chuyển;

+ Cải thiện điều kiện sống và chất lượng dịch vụ cho khách du lịch; + Bảo tồn văn hóa địa phương thông qua giáo dục khách du lịch; + Thúc đẩy thực hành đánh bắt bền vững;

+ Bảo vệ đại dương, rừng địa phương và cỏ biển; + Tăng các loài sinh vật biển địa phương;

+ Ngăn chặn lưới kéo thương mại.

31 - Thách thức

+ Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch đại chúng ở các điểm đến gần đó (Krabi và Phuket);

+ Sự nhạy cảm của người dân địa phương trước những tác động từ hoạt động du lịch.

- Bài học kinh nghiệm

+ Hệ thống luân chuyển: Sự tham gia vào các hoạt động du lịch của các gia đình địa phương xảy ra thông qua một hệ thống luân chuyển mà qua đó cơ hội bình đẳng cho tất cả được duy trì;

+ Nhu cầu đa dạng hóa thu nhập và bảo vệ môi trường để đảm bảo bền vững; + Hợp tác là cần thiết giữa các cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và công cộng17

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)