T ổng quan về khu vực huyện Khánh Vĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 57 - 67)

Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, ở tọa độ 12°16′13″B, 108°53′33″Đ, phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh.

Hình 2.2 Bản đồ hành chính huyện Khánh Vĩnh

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh) Dân cư huyện Khánh Vĩnh chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiếu số như Raglai, Ê đê, Cơ ho, Tày, Nùng, Mường… trong đó, người Raglai chiếm gần 50%

dân số, người Kinh chiếm khoảng 27% dân số, người Cơ ho chiếm 14% còn lại là các dân tộc khác.

Địa hình: Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là đồi núi và phân thành 2 khu vực chính. Khu vực phía Đông, dọc theo lưu vực các phụlưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp, khu vực phía tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh

50

núi cao từ 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa.

Hệ thống sông suối: Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh, Mật độ sông suối bình quân là 0,65 km/km². Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang. Vì vậy, dễ gây lũ và xói mòn, sạt lở vào mùa mưa và dễ hạn hán, thiếu nước vào mùa nắng.

Tài nguyên khoáng sản của Khánh Vĩnh chủ yếu gồm thiếc, cao lanh... và các loại gỗ quí hiếm. Khánh Vĩnh có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện với tổng trữ lượng gỗ lên đến 10 triệu m3, trong đó khoảng 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

Do vị trí nằm phía tây tỉnh Khánh Hòa nên chịu ảnh hưởng gió Lào từ phía Tây thổi vào làm khí hậu khô hanh. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm.

Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.22 2.1.2.2. Lịch sử văn hóa xã hội

Khánh Vĩnh là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, trong đó người Raglai chiếm 49% dân số toàn huyện; người Kinh chiếm 27,5% dân số; còn lại là dân tộc khác. Là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lớn nhất của toàn tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Vĩnh có nền văn hóa đa dạng, phong phú với các loại hình văn hóa phi vật thể mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu sốnhư lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ tung còn, với các nhạc cụ truyền thống như Mã La, đinh chóp, đinh năm, chapivà những làn điệu dân ca Raglai, hát then dân tộc Tày đã tạo nên văn hóa đặc trưng của huyện Khánh Vĩnh.

* Văn hóa tộc người Raglai

22Cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh, truy cập ngày 1/07/2019

51

Người Raglai có quan niệm sống mang nhiều yếu tố tâm linh, nhưng nhìn chung đều nêu cao ý thức duy trì đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục con người sống có đạo đức có trước có sau, có trên có dưới, biết quý trọng Nhân - Lễ - Nghĩa. Nét đặc trưng văn hóa của người Raglai không chỉ thể hiện qua quan niệm sống, cách sống mà còn thể hiện qua nhà ở, trang phục, ca nhạc dân gian, lễ hội văn hóa truyền thống

a/ Về nhà ở

Người Raglai ở nhà sàn – còn gọi nhà dài được kết cẩu rất vững chắc với các cột chính có đường kính hơn ba gang tay, cao hơn 4m. Riêng phần thềm – phần sàn từ sân đất lên hết cầu thang rộng hơn 3m chạy suốt hiên mặt trước nhà đủđể dàn mã la diễn tấu cùng các sinh hoạt khác khi gia đình có lễ hội hay phân xử các sự việc theo luật tục; thềm trước nhà là nơi nghỉ ngơi, ăn trầu, hút thuốc. Các khu nhà ở của người Raglai thường xây dựng bên sườn đồi về một bên của dòng suối và có tập quán xây dựng cách xa nhau. Quanh khu nhà luôn có hàng rào chắc chắn, có một hoặc hai cửa ra vào và luôn có máng nước bằng tre nứa dẫn từ suối vềđảm bảo sinh hoạt hàng ngày của gia đình

b/ Về trang phục cổ truyền

Người nữ Raglai mặc cà chăn/ váy màu đen có từ 5 đến 10 đường hoa văn vòng quanh từ gấu váy lên gối, vòng hoa văn dưới cùng màu đỏ, các vòng trên màu trắng. Người Raglai có loại áo chui đầu, còn gọi là áo khoang (theo màu sắc), người Raglai còn có kiểu áo xẻ thân trước thành hai vạt, riêng áo nữ có gài nút bên dưới ngực. Chỉ có phụ nữđã có gia đình mới mặc áo xẻ để tiện việc cho con bú, còn nữ giới độc thân phái mặc áo chui đầu cho kín đáo. Nam giới mặc áo khoang và khố, lưng buộc dây thắt lưng, cả nam và nữđều có khăn quấn đầu. Ngoài trang phục hàng ngày còn có trang phục lễ hội, có trang phục cho từng tầng lớp trong xã hội

c/ Nhạc cụ dân gian

Nhạc cụ dân gian của đồng bào Raglai rất phong phú và độc đáo, cổ nhất là đá kêu (đàn đá tiền sử), tiếp đến là cồng, chiêng. Người Raglai không dùng cồng mà dùng chiêng, họ gọi là Char và theo tiếng gọi của người Việt là Mã la. Trong các

52

sinh hoạt văn hóa, người Raglai thường dùng bộ mã la 5 chiếc để diễn tấu độc lập hoặc đi kèm với các nhạc cụkhác. Năm mặt chiêng trong bộ mã la của người Raglai được lấy tên theo trật tự của một gia đình mẫu hệ và âm chủ của một dàn mã la là chiêng mẹ (tên gọi các mặt chiêng bao gồm: mẹ, cha, con gái lớn, con gái thứ, con gái út), cách gọi này rất phổ biến ở các bản Raglai ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Nếu như người Ê đê đánh chiêng trong tư thế ngồi thì người Raglai diễn tấu mã la trong tư thế vừa đi vừa nhún nhẩy, nên thường được gọi là múa Mã la. Đây cũng là nét đặc sắc trong nhạc cụ dân tộc của người Raglai ở Khánh Vĩnh.

Ngoài ra người Raglai còn có một loại nhạc cụđược xem là linh hồn của dân tộc, đó chính là cây đàn Chapi, là một loại nhạc cụđược làm từ tre già và khi đánh phát ra âm thanh trầm ấm. Tiếng đàn Cha pi thường được ngân lên sau những buổi lao động mệt nhọc trên nương rẫy; theo người dân vào núi rừng; giúp các đôi trai gái tìm hiểu nhau và ngân lên khi bóng chiều khuất sau núi. Bên cạnh đó, tiếng salahkhel cùng những điệu múa của trai làng được vang lên trong các mùa lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng.

Tộc người Raglai ngoài nét đặc trưng về làn điệu dân ca, về nhạc cụ họ còn có hệ thống nghi lễ rất phong phú và đa dạng, nó phản ảnh môi trường sống, cảnh quan và cuộc sống tâm linh của họ. Các nghi lễthường thấy như lễ hội cầu mưa, lễ bỏ mả, lễăn mừng lúa mới, lễđền đáp cha mẹ. Tất cảđều tạo nên nét đặc trưng văn hóa của người Raglai.

d/ Các nghi lễ truyền thống

Lễ bỏ mả là một trong những lễ hội đặc trưng của đồng bào Raglai, theo quan niệm của người Raglai sau khi làm lễ bỏ mả xong là cắt đứt quan hệ giữa người sống và người chết, vì thế họ cũng không quay lại thăm mồ mả của người thân và cũng không làm bia đề tên như người Kinh. Theo quan niệm của người Raglai, có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người đã khuất (cõi vĩnh hằng). Trong nghi lễ cầu cúng của người Raglai, lễ bỏ mả là lễ

53

quan trọng nhất, đánh dấu thới khắc người sống và người chết chia tay nhau vĩnh viễn đểngười chết được trở vềcõi vĩnh hằng.

Ngoài lễ bỏ mả, người Raglai còn có lễ mừng lúa mới đặc sắc, là nét văn hóa đẹp trong đời sống văn hóa của người Raglai và cũng là dịp để con cháu trong gia đình, bà con lối xóm cùng chung vui, uống rượu cần, đánh mã la, cồng chiêng hát múa quanh đống lửa thâu đêm. Trong nghi lễ nông nghiệp của người Raglai lễ hội mừng lúa mới rất quan trọng, được xem là ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc và thường diễn ra vào tháng Mười một âm lịch đến giữa tháng Giêng âm lịch, đây cũng là thời điểm sau thu hoạch vụ mùa. Lễăn mừng lúa mới gồm hai phần gồm lễ lên rẫy và lễăn mừng lúa mới.

Lễ lên rẫy hay còn gọi là lễ cúng thần lúa, mời lúa mới về làng…, chọn rẫy tốt nhất làm lễ cúng thần Lúa, “xin rước thần Lúa về nhà”, lễcúng này đơn giản với các lễ vật như trầu cau, cơm, rượu, trứng luộc. Sau khi cũng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch, cho vào gùi và rước thần Lúa về nhà. Phần thứ hai là lễăn mừng lúa mới được tổ chức linh đình, rộn ràng với nhiều món ăn truyền thống như món canh Bùi. Sau phần lễ, mọi người cùng nhau ăn mừng và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, mọi người cùng nhau đốt lửa trại và ăn mừng, nhày múa suốt đêm và cùng ngân nga những điệu hát truyền thống A lâu, Ma Diêng với tiếng cồng chiêng ngân vang khắp núi rừng.

Ngoài ra người Raglai cũng có một nghi lễ không kém phần đậc sắc khác, đó là lễđền đáp cha mẹ đểtưởng nhớ đến công lao sinh thành, nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ. Lễđược tổ chức khi cha mẹđã già yếu, gồm các lễ vật như heo, gà, rượu, trầu, thuốc, đặc biệt phải có dĩa lòng với đấy đủ món. Sau khi người con thưa với cha mẹ và dân làng biết mình làm lễ đền đáp cha mẹ, hai mẹ con cùng vái nhang, mời ông bà tổ tiên về dự và chứng kiến tấm lòng của con cái dành cho cha mẹ, cầu mong cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu.

Sau khi người con mời cha mẹ chén rượu đầy, người con bưng dĩa thịt lòng đút từng miếng cho cha mẹ. Nếu cha mẹ ăn hết dĩa thịt lòng thì đó là niềm hạnh phúc lớn của người con và gia đình, nếu chỉ ăn được vài miếng thì đó là niềm vui

54

sướng. Hết phần nghi lễ, hai mẹ con mời dân làng cùng hưởng lễ. Mọi người cùng nhau múa những điệu múa truyền thống với tiếng nhạc Mã lai đầy âm sắc.

e/ Tôn giáo, tín ngưỡng

Người Raglai theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”, họ lấy tên đá, núi, cây rừng, con vật làm họcho mình và xem đó như vị thần hộ mạng. Người Raglai quan niệm rằng “Giàng” là vị thần tối cao nhất và cũng có thể mang lại cho con người may mắn hoặc mang tai họa đến cho con người. Vì vậy, họthường thờ cúng

“Giàng” để không bị trừng phạt và cầu cho mùa màng bội thu, ngoài ra họ còn thờ thần rừng, thần núi, thần cây, thần lúa. Người Raglai quan niệm người chết nhưng linh hồn vẫn “sống” ở thế giới bên kia, nên quanh mộ thường được trồng mía, chuối, khoai môn và chia cho người chết bằng ché, muôi, gáo vỡ. Trên mộ dựng nhà mồ nhô lên những cột, trên các cột ấy khắc hình chiếc thuyền, chim dang cánh, bông lan, khi có điều kiện họ cúng lần cuối và bỏ mả hẳn23

* Văn hóa tộc người T’Rin

Tộc người T’Rin là dân tộc thiểu số lớn thứ hai ởKhánh Vĩnh sau tộc người Raglai. Tộc người T’Rin có khoảng hơn 5000 người và có nét đặc trưng, bề dày về văn hóa không kém gì tộc người Raglai.

a/ Về trang phục truyền thống

Dân tộc T’Rin là một nhánh của dân tộc Cơ ho, còn được gọi là Cơ Ho String (Lâm Đồng). Trang phục truyền thống của họ thường rất đặc sắc, đàn ông mặc khố bằng vải bản rộng dài khoảng 1,5 đến 2m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ mặc váy bằng vải rộng quấn quanh người rồi giắt cạp, váy nền đen có điểm hoa văn trắng, nếu trời lạnh họ khoác thêm chăn ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, khuyên, bông tai làm đồ trang sức.

Tuy nhiên hiện nay, trang phục truyền thống của người T’Rin dần thay đổi, từ khi di cư tới lưu trú tới sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh, người T’Rin đã không còn mặc trang phục đặc trưng của dân tộc mà thay vào đó là trang phục váy, áo và khăn quấn đầu của người Raglai và bịảnh hưởng trang phục của người Kinh.

23Cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh, truy cập ngày 1/07/2019

55 b/ Về tôn giáo, tín ngưỡng

Người T’Rin tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Các thế lực siêu nhiên trong quan điểm của người T’Rin có tính chất đa thần: vị thần tối cao là Ndu, thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Rừng. Họthường cúng tế trong những dịp quan trọng (hiếu hỷ, ốm đau bệnh tật, các giai đoạn của mùa vụ), trong các dịp lễ, tùy thuộc vào mức độ quan trọng lễ vật có thể bao gồm gà, trâu, dê, heo để tế sống cùng rượu. Bàn thờ được đặt ở một góc trang trọng trong nhà.

c/ Lễ hội truyền thống

Nghi lễ hỏi vợ là một nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc T’Rin ở huyện Khánh Vĩnh. Nghi lễ hỏi vợ và lễcưới truyền thống của người T’Rin là một nghi lễmang đậm nét văn hóa truyền thống của người đồng bào T’Rin.

Theo phong tục của người T’Rin ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa bước vào tuổi cập kê, các chàng trai bắt đầu đi đốn củi để hỏi vợ. Người xưa đặt ra tập tục này trước tiên để xem cái sức, cái chí của chàng trai sắp làm chồng con gái mình.

Chặt củi mất nhiều sức lực, cực khổ, mất nhiều thời gian. Người không chặt đủ số củi theo thời gian, sốlượng thử thách chứng tỏ anh ta không quyết tâm đến với con mình, hoặc anh ta không đủ sức khỏe, tính nhẫn nại. Người già quan niệm thanh niên mà như vậy thì không đủ mạnh mẽ để chăm lo, bảo vệcho gia đình. Theo tập tục, sau khi chàng trai đốn đủ số củi để làm lễ vật và được gia đình cô gái đồng ý, gia đình nhà trai phải sang nhà gái làm lễ dạm hỏi với các lễ vật cần thiết gồm:

chiếc vòng đồng, những sợi dây cơm (chuỗi hạt nhiều màu sắc), chiếc khăn lau mặt mới… Có gia đình tùy theo yêu cầu của họ nhà gái còn bổsung thêm ché rượu cần, chiếc nhẫn vàng hay con heo 3 gang tay (chiều dài heo bằng 3 gang tay)

Phần quan trọng nhất trong lễ dạm ngõ chính là việc đôi trai gái trao những chiếc vòng đồng đính ước mà hai nhà đã chuẩn bị. Những chiếc vòng đồng này được hai người mai mối của hai bên gia đình bê trong lễ dạm hỏi. Lúc này, chàng trai mở tráp được quấn bằng vải đỏ để lấy chiếc vòng đồng đeo vào tay cô gái. Cô

56

gái cũng làm điều tương tự với chàng trai. Sau đó, đôi trẻ quỳ xuống dâng rượu lên hai người mai mối như một sự trảơn.

Sau lễ dạm hỏi một thời gian, nhà gái phải sang nhà trai đáp lễ và bàn ngày lành tháng tốt tổ chức lễcưới. Nhà giàu hay nghèo thì khi tổ chức lễcưới cũng phải có rượu cần, mổ heo dài ít nhất 3 gang tay để khao đãi người thân và bà con dân làng cùng chung vui. Bắt đầu lễcưới, cha của chú rể cầm bát thịt heo ngon nhất gắp một miếng đút cho cha cô dâu và ngược lại. Sau đó, mẹ của chú rểvà cô dâu cũng thực hiện nghi lễ đút thịt. Tiếp đến là chú rể và cô dâu đút thịt cho nhau trong thế mặt đối mặt.

Cuối cùng là nghi lễ cô dâu tay bưng chén thịt, tay gắp miếng thịt ngon nhất đút cho cha chồng. Sau đó, cha chồng thực hiện động tác trả lễ tương tự. Đến đây thì mọi người cùng nhau dự tiệc ăn uống no say và chúc mừng đôi trẻ sống hạnh phúc trong tiếng mã la vui nhộn.

Ngày nay, mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại nhưng đồng bào T’Rin vẫn luôn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. Họ đã biết loại bỏ những thủ tục rườm rà, thay vào đó là những yếu tố tích cực phù hợp với xu thế hiện nay và chắt lọc giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống.24

* Văn hóa tộc người Ê đê

Tộc người Ê đê là dân tộc thiểu sốđông thứ 3 tại Khánh Vĩnh sau Raglai và T’Rin, đồng bào Ê đê có khoảng hơn 1000 người. Cùng với tộc người Raglai và T’Rin, tộc người Ê đê với truyền thống văn hóa của dân tộc đã góp phần mang lại nét đặc trưng văn hóa cho huyện Khánh Vĩnh. Các tộc người ở Khánh Vĩnh khác nhau vềvăn hóa dân tộc nhưng cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết với ước vọng cùng nhau đoàn kết xây dựng huyện Khánh Vĩnh vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các tập tục lạc hậu và hướng tới cuộc sống văn minh, ấm no, hạnh phúc. Cũng giống người Raglai và T’Rin, người Ê đê cũng có những nét đặc trưng vềvăn hóa.

24Cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh, truy cập ngày 1/07/2019

57 a/ Về nhà ở

Nhà người Ê đê thuộc loại hình nhà sàn dài. Nhà Ê đê có những đặc trưng riêng không giống nhà người chăm và các cư dân khác ở Tây Nguyên. Nhà dài của gia đình lớn mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Ðê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Ðặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (tới 20cm), chiếng ché... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang đểđi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp...Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách, muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, càng khang trang.

b/ Về trang phục truyền thống

Trang phục cổ truyền là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Phụ nữ mặc áo, quấn váy. Đàn ông đóng khố, mặc áo. Đồng bào ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Hiên nay, trang phục của đồng bào Ê đê vẫn được giữ gìn ở một sốgia đình, tuy nhiên, trang phục truyền thống chỉ được mặc khi có lễ hội của dân tộc hoặc được mặc khi tham gia biểu diễn nghệ thuật

* Trang phục nam: khố và áo, áo có 2 loại

Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cụchình chữ nhậttạo vẻ đẹp, khỏe, lực lưỡng.

Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông

Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít cóhoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)