Th ực trạng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 70 - 83)

Huyện Khánh Vĩnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, đó là sựđa dạng của các di tích lịch sử cùng bề dày truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với các phong tục truyền thống, những làn điệu dân ca, điệu múa, các lễ hội truyền thống của đồng bào; cùng với điều kiện thời

28Đổi thay ở Khánh Vĩnh qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn-cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh (truy cập ngày 23/07/2019)

63

tiết ôn hòa, lý tưởng…. tất cả đã làm nên sự đa dạng, phong phú và mang đến những cảm giác mới lạ cho khách du lịch khi đến Khánh Vĩnh. Bên cạnh tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, hoạt động du lịch ở huyện Khánh Vĩnh còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục và giải quyết. Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả. Đặc biệt hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái gắn với liền với du lịch cộng đồng vẫn chưa được chú trọng phát triển, chưa được đầu tư và khai thác đúng mức. Chưa khai thác triệt để và hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên cho phát triển du lịch.

Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa phù hợp và chưa tương xứng với tài nguyên du lịch của địa phương.

Các điểm du lịch tại huyện Khánh Vĩnh mới chỉ tập trung khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn theo góc độ của du lịch sinh thái và lồng ghép vào đó các giá trịvăn hóa truyền thống của địa phương, chứ chưa thật sự phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. Cũng có điểm du lịch do người dân địa phương xây dựng nhưng cũng chủ yếu là du lịch sinh thái chứchưa phải là du lịch cộng đồng, như điểm du lịch suối Lách – Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh là một ví dụ. Đây là điểm du lịch do Mà Giá, một già làng dân tộc Raglai đầu tư xây dựng, theo hình thức tự phát, manh mún, nhỏ lẻ với loại hình du lịch sinh thái, chứ chưa được đầu tư phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, nên tiềm năng phát triển du lịch của Khánh Vĩnh vẫn chưa được khai thác hiệu quả;

Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh chưa chú trọng phát triển, các hoạt động du lịch chỉ là tự phát chưa được chính quyền địa phương quan tâm và có định hướng phát triển đúng đắn.

Điều kiện đi lại đến các điểm du lịch còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, hệ thống đường giao thông chưa được nâng cấp, gây khó khăn cho việc tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Hệ thống lưu trú, nhà nghỉ cho khách du lịch chưa được xây dựng theo quy hoạch, hoạt động khai thác du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tham quan, vui chơi, giải trí, các hoạt động team buding…. diễn ra trong ngày, chưa khai thác phát triển hệ thống nhà nghỉ để khách du lịch có thể hòa vào

64

cuộc sống của đồng bào. Có thể nói du lịch Khánh Vĩnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, nhưng tiềm năng thế mạnh đó vẫn chưa được khai thác hiệu quả và triệt để.

Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 khách du lịch và 50 nhân viên làm trong lĩnh vực du lịch tại các điểm du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, đồng thời tác giả cũng tiến hành phỏng vấn người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch để lấy ý kiến đóng góp, làm căn cứ cho đề tài. Qua quá trình thu thập và xử lý kết quả khảo sát khách du lịch và nhân viên du lịch và người dân địa phương, có thể đánh giá như sau. Đa số những người được khảo sát và phỏng vấn đánh giá phát triển du lịch cộng đồng rất cần thiết đối với huyện Khánh Vĩnh.

Khách du lịch Nhân viên du lịch

 Rất cần thiết – 60%

 Cần thiết – 30%

 Bình thường 10%

 Không cần thiết – 0%

 Rất cần thiết – 70%

 Cần thiết – 20%

 Bình thường 10%

 Không cần thiết – 0%

Biểu đồ 2.3.1.1 Biểu đồ về sự cần thiết phát triển du lịch cộng đồng ở Khánh Vĩnh (Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch cộng đồng. Việc khai thác các tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của huyện, chưa khai thác triệt để các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, hoạt động phát triển du lịch chưa gắn với quy hoạch, thiếu định hướng lâu dài, chưa được chính quyền chú trọng đầu tư khai thác.

Hiện tại trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng có các điểm du lịch đã và đang được khai thác, đưa vào hoạt động như: Khu du lịch Yang Bay, khu An Tim (xã Khánh Phú); khu suối khoáng nóng Nhân Tâm (xã Khánh Hiệp); khu du lịch Mà Giá (xã Giang Ly). Tuy nhiên trong 4 điểm du lịch này, chỉ có điểm du lịch Yang Bay được Tổng công ty du lịch Khánh Việt đầu tư khá quy mô, nên thu hút được

65

một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng; đồng thời giải quyết được nhiều lao động cho địa phương. Phần lớn nhân viên làm việc tại khu du lịch Yang Bay là đồng bào dân tộc của huyện, một số ít là người Kinh sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh. Mặc dù được đầu tư khá quy mô nhưng hoạt động du lịch tại Yang bay chủ yếu là du lịch sinh thái kết hợp với biểu diễn nhạc cụ dân tộc, giao lưu văn hóa với khách du lịch. Các điểm du lịch còn lại đều do tư nhân tựđầu tư nên còn rất hoang sơ. Hầu hết các điểm du lịch chỉ mới tận dụng được lợi thế về thiên nhiên như: suối nước, vườn đồi, mỏ nước khoáng nóng để khai thác du lịch; còn các yếu tố như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở lưu trú, tuyến du lịch đều chưa được đầu tư. Điển hình như khu du lịch An Tim, do ông Huỳnh Thanh Tâm phụ trách, rộng 10ha nhưng cũng chỉ tận dụng vườn cây, ao cá và dựng thêm chòi nghỉ, nhà hàng để thu hút khách. Tuy nhiên lượng khách đến đây rất ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu dã ngoại của giáo viên và học sinh vào những dịp cuối tuần.

Điểm du lịch khác là suối Lách –Yang Ly do Mà Giá, một già làng người Raglai đầu tư khai thác. Điểm du lịch tận dụng dòng chảy của suối nước, dựng thêm chòi để khách thuê nghỉ ngơi, vui chơi vào những dịp cuối tuần, ngày lễ. Các chòi nghỉđược dựng đơn sơ bằng tre, nứa, chưa được đầu tư bài bản, được phục vụăn tại chòi khi khách có yêu cầu.

Từ thực trạng khai thác du lịch có thể nhận định, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh chủ yếu là những điểm du lịch nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu sựđầu tư nên chưa đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Do vậy, phát triển du lịch cộng đồng thật sự rất cần thiết đối với huyện Khánh Vĩnh.

Đa số khách du lịch và nhân viên du lịch được hỏi đều nhận định, ấn tượng đối với họ khi đi du lịch tại Khánh Vĩnh chính là hoạt động biểu diễn văn nghệ, nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Chính hoạt động của cộng đồng là yếu tố thu hút khách đến du lịch tại Khánh Vĩnh. Hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân địa phương thu hút được số lượng lớn khách du lịch muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa địa phương.

66

Biểu đồ 2.3.1.2 Ấn tượng cuả khách du lịch khi đi du lịch ở Khánh Vĩnh (Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

Ngoài những ấn tượng để lại từ hoạt động văn hóa văn nghệ của người dân địa phương, hoạt động khám phá văn hóa truyền thống và thưởng ngoạn thiên nhiên cũng là lý do thu hút khách du lịch đến Khánh Vĩnh.

Theo số liệu khảo sát có thể nhận xét, đa số khách du lịch thích thú với hoạt động văn hóa nghệ thuật do người dân thực hiện, chính những nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người tại huyện Khánh Vĩnh đã tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch.

Có 60% số khách được hỏi ấn tượng với hoạt động văn hóa nghệ thuật của địa phương; 10% số khách được hỏi ấn tượng vềmón ăn của huyện Khánh Vĩnh, 15%

khách du lịch ấn tượng với phong cảnh ở nơi đây, vì sự hoang sơ của tài nguyên du lịch thiên nhiên chưa được khai thác để phát triển du lịch; 15% khách du lịch ấn tượng với người dân bởi sự hiền hòa, mến khách của người dân địa phương, của đồng bảo dân tộc sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh.

Biểu đồ 2.3.1.3 Nhận xét về các hoạt động du lịch được tổ chức tại Khánh Vĩnh (Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

67

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tại huyện Khánh Vĩnh mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương được tái hiện qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị.

Theo nhận xét của khách du lịch thì những hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh không chỉ để lại ấn tượng tốt cho khách du lịch mà còn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Những điệu múa, những làn điệu dân ca, những lễ hội truyền thống được tái hiện rõ qua những hoạt động du lịch được tổ chức. Khi đi du lịch tại Khánh Vĩnh, du khách được hòa mình được sống trong những lễ hội truyền thống, những bài ca, điệu khèn và những bản nhạc nổi tiếng của quốc tế qua tài năng của những nghệ nhân, của đồng bào dân tộc tại địa phương bằng chính những nhạc cụ truyền thống của người đồng bào dân tộc như đàn Mã La, đàn đá, đàn Chapi…. Có thể nói, hoạt động du lịch được tổ chức tại Khánh Vĩnh không chỉ mang đậm nét truyền thống của địa phương mà còn kết hợp hiệu quả giữa kinh tế với giao lưu văn hóa, giúp quốc gia trên thế giới hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Bên cạnh hoạt động khai thác và phát triển du lịch, chất lượng nguồn nhân lực hạn chếcũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương. Do đó, vấn đềxóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và phát triển kỹnăng giao tiếp cho cộng đồng, là hai vấn đề lớn mà huyện Khánh Vĩnh quan tâm và chú trọng. Vì phần lớn dân số của huyện Khánh Vĩnh là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế, kinh tế chủ yếu chỉ tập trung vào nương rẫy nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng giúp người dân cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập. Nhiều người đồng bào tham gia trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các điểm du lịch, tham gia trực tiếp tại các khu du lịch đang góp phần giúp họ có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Mặt khác, du lịch cộng đồng còn giúp kết nối các dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn.

68

Biểu đồ 2.3.1.4 Lợi ích của du lịch cộng đồng đối với huyện Khánh Vĩnh (Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

Dựa trên số liệu khảo sát đối tượng nhân viên du lịch và khách du lịch, những lợi ích của du lịch cộng đồng mang lại cho huyện Khánh Vĩnh chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, kết nối dân tộc thông qua giao lưu văn hóa và giải quyết việc làm.

Đây là những nhận xét dựa trên quan điểm của khách du lịch và nhân viên du lịch, những quan điểm này được đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của đối tượng khảo sát.

Thực tế, du lịch cộng đồng mang lại cho huyện Khánh Vĩnh rất nhiều lợi ích khác.

Theo số liệu thống kê của huyện Khánh Vĩnh, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của địa phương chiếm 55,6% so với dân số của huyện, số lượng lao động đã qua đào tạo nghề tăng cao, đặc biệt những ngành nghề phi nông nghiệp.

Công tác giảm nghèo được huyện quan tâm, chú trọng. Trong năm 2019, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 1007 hộ. Trong đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Khánh Vĩnh, đã xác định du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp sạch, tham quan vườn cây ăn trái là những sản phẩm du lịch chủ yếu của huyện đến năm 2030.

69

Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh

Cơ cấulao động Số lượng Tỷ lệ Dân số bình quân trên địa bàn

huyện Khánh Vĩnh 38.535 người

Lực lượng lao động trong độ tuổi

lao động 21.426 người

55,6% so với dân số

Trong đó

Lao động tham gia hoạt động

kinh tế 20.121 người 93,9%

Lao động không tham gia hoạt

động kinh tế 1.305 người 6,1%

Bảng 2.3.1.1 Cơ cấu lực lượng lao động trên điạ bàn huyện Khánh Vĩnh

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nguồn nhân lực năm 2019 của huyện Khánh Vĩnh)

Với lực lượng lao động lớn chiếm hơn 50% cơ cấu lao động của toàn huyện, Khánh Vĩnh có nguồn lao động dồi dào đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các hoạt động phát triển của địa phương. Tuy nhiên, thành phần lao động của huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, công việc chủ yếu là nương rẫy nên thu nhập hạn chế.

Trong năm 2019, UBND tỉnh chú trọng đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại huyện Khánh Vĩnh. Phần lớn người lao động là người dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chếnên chưa nhận thức được việc học nghềlà điều kiện cần thiết để tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống xã hội mà chỉ muốn làm những công việc phổthông, đơn giản có thu nhập ngay.

Theo số liệu báo cáo kết quả thực hiện phát triển nguồn nhân lực năm 2019 của huyện Khánh Vĩnh, số lượng lao động được qua đào tạo nghề là 1.271 người,

70

trong đó đào tạo thường xuyên là 914 người, đào tạo trung cấp trở lên 357 người, số lao động được học nghềlà đồng bào dân tộc thiếu số chiếm 80%.29

Năm 2019, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Khánh Vĩnh đã được nâng cao, tỷ lệlao động qua đào tạo đạt chỉtiêu đề ra, tốc độtăng trưởng kinh tếkhá, đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Với lực lượng lao động được đào tạo nghề đặc biệt là ngành nghề phi nông nghiệp đã cung cấp cho địa phương lượng lao động lớn cho ngành du lịch. Việc đào tạo ngành nghề cho lao động nông thôn giúp người dân địa phương nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phát triển hoạt động du lịch của địa phương.

Theo kết quả triển khai đào tạo nguồn nhân lực địa phương, sốlượng người lao động được đào tạo chiếm tỷ lệnhư sau:

Stt

Ngành nghềđào

tạo

Số lớp

Số người

Tổng kinh

phí (triệu đồng)

Trong đó

Ghi chú TX và sơ cấp Trung cấp trở lên Số

lớp Số người

Kinh phí

Số lớp

Số người

Kinh phí I Năm 2016 11 699 1290 11 699 1.290 - - - - 1 Nghề nông

nghiệp 3 276 318 3 276 318 - - - -

2 Nghề phi nông nghiệp

8 423 972 8 423 972 - - -

-

II Năm 2017 15 841 1.379 15 841 1.379 - - - - 1 Nghề nông

nghiệp 4 129 133 4 129 133 - - - -

2 Nghề phi nông nghiệp

11 712 1.246 11 712 1.246 - - - -

III Năm 2018 17 995 1.689 16 797 1.256 3 198 433 - 1 Nghề nông

nghiệp 6 282 276 5 205 147 1 77 129 -

2 Nghề phi

nông 11 713 1.413 11 592 1.109 2 121 304 -

29Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nguồn nhân lực năm 2019, UBND huyện Khánh Vĩnh

71 nghiệp

IV Năm 2019 25 1.271 2.116 16 914 1.184 9 357 932 - 1 Nghề nông

nghiệp 11 422 503 5 318 212 3 104 291 -

2 Nghề phi nông nghiệp

14 719 1.613 11 596 972 4 153 641 -

Tổng cộng 68 3.706 6.474 58 3.251 5.109 10 455 1.365 - 1 Nghề nông

nghiệp 24 1.109 1.230 17 928 810 4 181 420 -

2 Nghề phi nông nghiệp

44 2.597 5.244 41 2.323 4.299 6 274 945 -

Bảng 2.3.1.2 Kết quả triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực huyện Khánh Vĩnh năm 2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nguồn nhân lực năm 2019, UBND huyện Khánh Vĩnh) Dân cư Khánh Vĩnh phân bố rải rác, thưa thớt chủ yếu là các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí nhận thức của đồng bào còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại huyện.

Nhận thức được vấn đề còn hạn chế của địa phương, huyện Khánh Vĩnh đã chú trọng huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và cải thiện cơ cấu kinh tế của từng ngành. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển dân trí và nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số;

gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề dân tộc và tôn giáo;

giảm nhanh và bền vững hộ nghèo, bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh phải gắn với việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo các nhu cầu về dân sinh, nâng cao đời sống của người

Một phần của tài liệu Luận văn ngành du lịch nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa​ (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)