Ở Việt Nam, vào cuối thập kỷ XX, loại hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch còn mới được bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm tại một số khu vực một số địa phương, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hiện nay, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới đang thu hút khách nhất và đang là loại hình du lịch được ưa chuộng nhất. Du lịch cộng đồng luôn là loại hình du lịch thu hút đông đào nhất lượng khách du lịch tham gia. Ở nước ta đã có rất nhiều địa phương thành công với loại hình du lịch cộng đồng, và du lịch cộng đồng là loại hình du lịch chính được các địa phương đó lựa chọn để phát triển du lịch.
1.6.2.1. Mô hình du lịch cộng đồng tại Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình Ở nước ta có những mô hình du lịch cộng đồng đặc trưng và tiêu biểu như:
mô hình du lịch cộng đồng homestay tại Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), với mô hình du lịch này du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ đơn thuần đến để lưu trú mà để tham quan và trải nghiệm, thưởng thức văn hóa đặc sắc của người dân vùng đất di sản, vì vậy khách đến đây không lựa chọn các khu nhà nghỉ, khách
17Asli D.A.Tasci, Kelly J. Semrad and Semih S. Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future
32
sạn cao cấp mà lựa chọn ở homestay để hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa. Khách du lịch đến Phong Nha còn được làm nhữngcông việc thông thường của người nông dân như cưỡi trâu, cuốc đất, làm ruộng, tắm sông mang lại cảm giác thú vị cho du khách đến Phong Nha.
1.6.2.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Ngoài Quảng Bình, còn có một số địa phương khác cũng thực hiện du lịch cộng đồng, nhưmô hình du lịch cộng đồng tạiBản Lác – Mai Châu. Bản Lác, thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là nơi sinh sống của người Thái với 5 dòng họ:họ Hà, họ Lò, họ Vì, họ Mác và Lộc. Theo tiếng của địa phương gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại làm ăn sinh sống, Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay có trên 100 hộ dân. Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều người biết đến.
Cả Bản Lác thường xuyên có 6 đội văn nghệ, ban ngày đi làm ruộng, làm nương, buổi tối biểu diễn phục vụ khách du lịch, một chương trình biểu diễn chừng 30 phút gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc, múa truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân tộc Mông, những bài hát ca ngợi quê hương Tây Bắc của Tổ quốc.
Tái hiện lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái…trong khi biểu diễn người dẫn chương trình văn nghệ còn khéo léo mời khách giao lưu hát cùng vài tiết mục như để giữa chủ và khách gần gũi, thân mật hơn. Trước kia việc biểu diễn văn nghệ chỉ để giao lưu với khách trong bữa ăn, khách muốn trả tiền ít nhiều tùy tâm. Dần dần, một chương trình biểu diễn được khách trả 200.000, rồi 300.000đ, khách quốc tế có thể trả cao hơn và nay một chương trình biểu diễn cộng với một hũ rượu cần được quy định giá 700.000đ. Kể cả phục vụ một người khách giá cũng như thế. Sau tiết mục nhảy sạp, tiết mục cuối cùng là tiết mục múa mời khách thưởng thức rượu cần cùng gia chủ và đội múa.
33
Các đội múa được chia ra thành nhiều lứa tuổi đồng đều, đội trẻ tuổi mười tám, đôi mươi. Đội nam nữ có một con, đội 2 con, mỗi đội văn nghệ thường có 5 cô gái và 4-5 chàng trai. Các ông, các bà từ tuổi trung niên trở lên ở Bản Lác hầu hết đều biết múa hát và họ chỉ múa, hát khi có khách quý cùng tuổi ông tuổi bà với nhau.
Du lịch cộng đồng tại bản Lác được thực hiện theo mô hình như sau:
Đầu tiên thành lập một ban quản lý du lịch do cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm điều hành, và trực tiếp chỉ đạo hoạt động du lịch tại bản;
Ban quản lý du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời ban quản lý này đóng vai trò là cầu nối giữa bản với phòng Văn hóa du lịch của huyện;
Quy trình đặt chỗ cho du khách do các công ty du lịch quyết định;
Mức giá thuê nhà sàn được quy định là 50.000đ/ người/ đêm, thuê cả sàn mức giá 500.000đ/ đêm được trang bị đầy đủ chăn, ga, gối. Dịch vụ nấu ăn, mỗi nhà sàn đều có bếp liền kề thuận tiện cho việc nấu ăn, giá thuê bếp để tự nấu ăn là 200.000đ. Khách du lịch chỉ trả từ 10.000 – 15.000đ để thuê một bộ trang phục của các chàng trai, cô gái Thái.
Du lịch cộng đồng tại bản Lác đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương như nâng cao đời sống của người dân địa phương; giới thiệu bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương đến với khách du lịch qua các món ăn truyền thống và màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra du lịch cộng đồng còn giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp; kỹ năng giao tiếp xã hội được phát triển; nâng cao nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng mang lại nhiều tác động cho cộng đồng địa phương như: các giá trị văn hóa truyền thống chịu tác động của thương mại hóa nên suy giảm tính chân thực, chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ trong bản không còn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bánđồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc khác; môi trường cảnh quan bị thay đổi, ô nhiễm
34
môi trường ngày càng tăng do số lượng cây xanh bị chặt phá nhiều để làm du lịch;
hệ thống xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách khoa học18. Tiểu kết chương 1
DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương và do người dân địa phương khai thác và quản lý.
Có thể nói du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc trưng của loại hình du lịch này là cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, là người trực tiếp quản lý, tổ chức và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ được áp dụng ở các quốc gia đang phát triển với mục đích xóa đói giảm nghèo mà còn là xu hướng phát triển chung của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong xu thế phát triển du lịch hiện nay.
Phát triển du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển mới của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch cộng đồng đã giúp cho nhiều vùng, địa phương có điều kiện khó khăn về kinh tế đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một điểm sáng trong phát triển du lịchcủa cả nước.
18 http://nhasanmaichau.com/diem-sang-du-lich-cong-dong-o-mai-chau
35 CHƯƠNG 2