CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ
1.6. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ
1.6.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, phong trào nữ quyền đang diễn ra mạnh mẽ ở những khu vực nổi tiếng bảo thủ như Trung Đông hay nghèo đói như Châu Phi. Phụ nữ đang ngày càng chứng tỏ khả năng tham gia của mình vào tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ đã giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan dân cử. Ở Châu Âu, điển hình là các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan
40 Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) 1979, điều 7.
41 Hội nghị nữ nghị sĩ IPU 132: “Bàn về Hành động Bắc Kinh”, http://laodong.com.vn/chinh-tri/hoi-nghi-nu- nghi-si-ipu-132-ban-ve-hanh-dong-bac-kinh-309919.bld, truy cập ngày 03/3/2017.
42 Nguyễn Thị Yên (2007), Những vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước CEDAW và những điểm mới của CEDAW so với các Công ước Quốc tế về quyền con người, Tài liệu Hội thảo “Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.57.
Mạch có tỷ lệ nữ tham gia nghị viện đứng đầu thế giới với 42,1%43. Tuy nhiên, trên toàn cầu chỉ có 29 quốc gia có tỷ lệ nữ trong Quốc hội trên 30%; 24 quốc gia nằm trong nhóm gần đạt đến tỷ lệ 30% (từ 25% đến 29%), còn lại là các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông có tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội thấp hơn các khu vực khác với tỷ lệ lần lượt là 16,2% và 16%. Trong các nước ở Đông Nam Á, Timor - Leste có tỷ lệ nữ trong Quốc hội khá cao (39,8 %)44, tiếp đến là các nước Lào (27,5%)45, Singapore (23%), Philippin (22,1%), Indonesia (18,2%)46. Với tốc độ này, rất nhiều quốc gia trên thế giới không thể đạt được mục tiêu 30% nữ giới trong nghị viện trước năm 2025 mà Cương lĩnh Bắc Kinh năm 1995 đã đặt ra47.
Ở Việt Nam, trong các khóa Quốc hội gần đây (từ khóa X đến khóa XIV), tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội vẫn chưa chạm mốc 30%. Lộ trình đến năm 2025, nghĩa là đến Quốc hội khóa XV (2021-2026), chúng ta có thể đạt được chỉ tiêu 30% đại biểu nữ so với tổng số đại biểu Quốc hội hay không buộc phải có những chiến lược hết sức cụ thể, chắc chắn. Trước tiên, chúng ta phải học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm từ một số nước thành công về thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính. Đối với các quốc gia phát triển ở Bắc Âu đã nói ở trên, kinh nghiệm cho thấy để nâng cao tỷ lệ nữ tham chính phải có những quy định mang tính luật hóa; đồng thời phải có sự nỗ lực và cam kết của chính phủ, phong trào nhân quyền, truyền thông, các yếu tố văn hóa và tôn giáo...ở mỗi quốc gia.
Thực tế cho thấy, quy định của pháp luật, cam kết chính trị và chính sách phù hợp là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ của phụ nữ. Để thực hiện cam kết, việc quy định về tỷ lệ giới tính trong danh sách bầu cử và dành các vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính trị cho phụ nữ là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia. Một số quốc gia còn quy định rõ trong Hiến pháp và luật48. Các nước này luôn tích cực xây dựng và phát triển bộ máy quốc gia chuyên trách trong
43 “Bản đồ Phụ nữ tham chính năm 2014” của cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) và Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
44 Hoàng Thị Hoa (TTXVN), “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Quốc hội Timor- Leste”,http://baotintuc.vn/hoi-nhap/chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan-tiep-chu-tich-quoc-hoi-
timorleste-20170511193234286.htm, truy cập ngày 09.8.2017.
45“Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam - Lào trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật”,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-ngoai/874984/nu-dai-bieu-quoc-hoi-viet-nam---lao-trao-doi-kinh- nghiem-trong-xay-dung-phap-luat, truy cập ngày 09.8.2017.
46 “Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội cao thứ hai ASEAN”, http://www.baomoi.com/viet-nam-co-ty-le- nu-tham-gia-quoc-hoi-cao-thu-hai-asean/c/10867670.epi, truy cập 09.8.2017.
47 Lương Thu Hiền, “Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính”,
http://hoilhpn.phuyen.gov.vn/nhin-ra-phu-nu-the-gioi/buc-tranh-nu-quyen-nhin-tu-ban-do-phu-nu-tham- chinh-85.html, truy cập 10.8.2017.
48 Lê Thị Thục, “Quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ: kinh nghiệm của một số nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010073/0/20243/Quyen_tham_gia_quan_ly_nha_nuoc_cua_phu_nu _kinh_nghiem_cua_mot_so_nuoc, truy cập 10.8.2017.
chính phủ về bình đẳng giới hoặc về sự tiến bộ của phụ nữ với các mô hình khá đa dạng như: Bộ Bình đẳng giới hoặc phụ trách về lĩnh vực bình đẳng giới (Phần Lan, Na Uy…), Thanh tra Bình đẳng giới (Phần Lan, Thụy Điển…). Đại đa số các nước có tỷ lệ nữ tham chính từ 30% trở lên cho rằng hệ thống bầu cử đóng vai trò rất lớn trong việc tác động đến tỷ lệ nữ tham gia nghị viện. Vì thế, phải cải cách hệ thống bầu cử bằng cách quy định tỷ lệ đại diện hoặc định mức bầu cử. Cương lĩnh hành động Bắc Kinh 1995 kêu gọi các nước “đánh giá tác động của hệ thống bầu cử đối với sự tham gia chính trị của phụ nữ trong các cơ quan dân cử và xem xét khả năng sửa đổi hoặc cải cách bầu cử.”
Một kinh nghiệm cần quan tâm đó là nhận thức của người dân về bình đẳng giới trong tham chính. Ở những nước phát triển có chỉ số giới cao như Thụy Điển, Đan Mạch cho thấy chính phủ của các quốc gia này đã có những nhìn nhận từ cách đây rất lâu về bình đẳng giới và những nỗ lực để nâng cao dân trí, truyền thông định hướng cho người dân về đánh giá khách quan năng lực, trình độ của những ứng viên nữ trước thềm các cuộc bầu cử. Do đó, khi đứng trước quyết định phải bầu chọn ai trong các ứng viên, họ có những cân nhắc, suy nghĩ kỹ lưỡng. Điều này đã cho ra những kết quả hết sức ấn tượng về nữ tham gia nghị viện, gấp gần 2 lần so với tỷ lệ chung hay vượt cả mục tiêu về bình đẳng giới trong Cương lĩnh hành động Bắc Kinh 1995 đến năm 2025 (30%).
Có thể nói, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có tỷ lệ nữ tham chính trên 30%, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam về rút ngắn khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên tham gia ngày càng nhiều vào hệ thống chính trị của quốc gia.
Chúng ta phải có những chủ trương, khung chính sách hợp lý trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đề xuất cho nữ tham gia vào các cơ quan dân cử. Bởi khi đã đứng chân vào các cơ quan này, đặc biệt là những vị trí cấp trưởng, có vai trò trong việc ra quyết định, thì mới đảm bảo những chính sách đặc thù về giới có sự tham gia ý kiến một cách xác đáng của những đại biểu nữ, từ đó ngày càng tạo điều kiện hơn cho giới nữ nỗ lực phấn đấu vượt qua những trở ngại của bản thân, đồng hành cùng với nam giới trong việc kiến tạo và phát triển đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã nêu, phân tích những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, đặc biệt chú ý phân tích một số vấn đề trọng tâm, qua đó rút ra những định nghĩa liên quan đến quyền con người, quyền của phụ nữ và quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử. Cụ thể:
Thứ nhất, những cơ sở lý luận, pháp lý chung của pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện quyền chính trị của phụ nữ trong các cơ quan dân cử. Đây là một trong các quyền cơ bản, tự nhiên, vốn có của con người, phải được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Tác giả cũng đi sâu phân tích đặc điểm, vai trò, nội dung của quyền tham gia vào các cơ quan dân cử của phụ nữ; đưa ra được khái niệm về quyền của phụ nữ nói chung và quyền tham gia vào các cơ quan dân cử.
Thứ hai, nêu vai trò và sự cần thiết phải quy định quyền của phụ nữ tham gia trong các cơ quan dân cử; hệ thống những quy định của Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 và những văn bản luật liên quan, đánh giá thực trạng của quy định pháp luật hiện nay đối với quyền này.
Thứ ba, hệ thống những quy định của pháp luật Quốc tế về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, các Công ước Quốc tế về quyền con người, quyền chính trị của phụ nữ, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 để có cơ sở nhận xét, đánh giá đầy đủ quy định của luật pháp quốc tế về quyền tham chính của phụ nữ. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia đi đầu trong thực hiện quyền tham gia chính trị của phụ nữ, tạo tiền đề cho Việt Nam trong việc bổ sung những quy định pháp luật cũng như cách thức triển khai thực hiện quy định đó hiệu quả trên thực tế nhằm đem lại quyền thực chất cho phụ nữ trong tham gia chính trị.
CHƯƠNG 2