Nguyễn Ngọc Bảo Như

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 25 - 31)

VI. RÀO CẢN VĂN HÓA

2. Nguyễn Ngọc Bảo Như

Đánh giá bản thân qua từng rào cản:

- Rào cản môi trường: Đôi khi môi trường xung quanh cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tấn công não, ví dụ như khi xung quanh có quá nhiều tiếng ồn, nhiệt độ môi trường quá lạnh hoặc quá nóng và thiếu ánh sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo. Môi trường nhiều tiếng ồn làm chúng ta khó tập trung, bị sao nhãng bởi tiếng ồn và không thể suy nghĩ bất kì điều gì.

- Rào cản cảm xúc: Bản thân em luôn có một nỗi sợ đó chính là sợ sai, bản thân đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng nhưng lại sợ nó sai, khi nói ra sẽ bị mọi người chê

cười, đánh giá và bác bỏ nó. Chính vì nỗi sợ đó mà luôn không nói ra ý tưởng của mình.

- Rào cản văn hóa: bản thân bị ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa người Việt đó chính là hay làm việc theo nhóm. Khi làm việc đơn độc thì tư duy, nhận thức, sức sáng tạo cũng bị hạn chế. Đôi lúc vẫn còn bị phụ thuộc vào tập thể, suy nghĩ và hành động theo khuôn khổ của tập thể, không thể giải phóng ra những tư duy còn hạn chế đó.

- Rào cản tư duy: bản thân em vẫn còn thiếu tự tin, bản thân luôn có suy nghĩ rằng ý tưởng của mình không quá sáng tạo và sẽ không bằng ý tưởng của người khác.

Vì sự thiếu tự tin nên thường không nói ra ý tưởng của mình hoặc là khi trình bày ý tưởng thì bị ấp úng, trình bày không mạch lạc, rõ ràng làm mọi người không hiểu được cặn kẽ ý tưởng của mình.

Giải pháp:

Vượt qua giới hạn của bản thân: “ Không dám vượt qua giới hạn của bản thân, bạn mãi mãi chỉ là con gà trong hình dáng đại bàng”, nếu như lúc nào cũng thiếu tự tin, không tin tưởng vào năng lực của bản thân, luôn đề cao ý tưởng của người khác và hạ thấp ý tưởng của mình nên không dám nói ra, luôn luôn chấp nhận và làm theo ý tưởng của người khác thì bản thân cũng sẽ chỉ mãi ở trong vùng an toàn, không được mọi người đánh giá cao dù mình có năng lực. Chính vì vậy, phải tự vượt qua giới hạn của bản thân, tin tưởng vào những ý tưởng của mình sẽ giúp ích cho mọi người, cho tổ chức. Trước hết, phải thoát ra những suy nghĩ rằng mình không làm được, suy nghĩ rằng ý tưởng của mình không sáng tạo bằng ý tưởng của người khác, từ đó mới phải phóng được tư duy của bản thân và tạo ra nhiều ý tưởng mới sáng tạo hơn. Bên cạnh đó cũng phải vượt qua sự thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng, một ý tưởng hay nhưng cách trình bày không tốt, không trôi chảy cũng sẽ khiến cho người nghe khó tiếp nhận, không hiểu hết được những ý tưởng đó.

Cởi mở để tiếp thu những điều mới mẻ: Cởi mở cũng được xem là một loại tư duy và khi đã vượt qua được giới hạn của bản thân thì chúng ta phải ngày càng cởi mở để sẵn sàng cân nhắc, lắng nghe, tiếp thu những ý tưởng, ý kiến của người khác dù cho nó có những khác biệt về quan điểm với bạn. Khi tiếp nhận những điều mới, những ý tưởng mới của những người xung quanh cũng giúp chúng ta cải thiện được sức sáng tạo của mình, có thể tạo ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo hơn trên những điều mà mình học được. Cởi mở còn giúp phát huy tính tò mò, làm bản thân muốn tìm tòi và nâng cao hiểu biết của mình, từ đó mở rộng tư duy giúp ta suy nghĩ các vấn đề một cách rộng hơn, sâu hơn và sẽ tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác.

- Rào cản nhận thức: Nguồn tư duy, kiến thức còn hạn chế chính là rào cản làm hạn chế đi tính sáng tạo của bản thân. Việc thiếu kiến thức có thể làm cho việc nhận thức vấn đề bị sai lệch, từ đó đưa ra những sáng kiến cũng sai lệch.

Giải pháp:

Không suy nghĩ theo khuôn mẫu và không chống đối lại sự thay đổi:

Những tư tưởng cũ, những lối suy nghĩ theo khuôn mẫu sẽ bó buộc chúng ta, làm bản thân không thể thoát ra những ý tưởng theo lối mòn. Hiện nay, từ cấp một cho đến cấp hai, thậm chí là cấp ba giáo viên luôn hướng cho học sinh học theo một cách khuôn khổ, bắt học sinh phải làm theo những tiêu chuẩn nhất định làm mất đi khả năng sáng tạo của học sinh. Khi lên môi trường đại học, sinh viên cũng sẽ có thói quen suy nghĩ và làm theo những khuôn khổ mà trước đó giáo viên đã dạy mình, điều này vô tình làm hạn chế đi sự động não, sự sáng tạo trong những ý tưởng hay cách giải quyết vấn đề. Sinh viên luôn nhận định rằng những gì mình đã học được là những điều đúng đắn khiến cho sự chấp niệm với những ý tưởng cũ kĩ, khuôn khổ đó ngày càng tăng lên, làm bản thân không muốn tiếp thu những cái mới, những thay đổi mới. Chính vì vậy bản thân phải không ngừng phát triển nhận thức, không rập khuôn những suy nghĩ theo một lối mòn và phải luôn luôn suy

nghĩ theo hướng mở rộng vấn đề, không nên nhìn nhận vấn đề trong một khuôn mẫu mà phải nhìn nó ở nhiều khía cạnh khác nhau và cả những vấn đề xung quanh vấn đề đó.

Liên tục đặt những câu hỏi cho bản thân, học hỏi nâng cao nhận thức, kiến thức: Kiến thức là vô tận và mỗi người sẽ có một độ hiểu biết khác nhau, nếu như một người có kiến thức, mức độ hiểu biết cao hơn thì đương nhiên sẽ có những ưu thế hơn cả trong công việc và trong đời sống hằng ngày. Trình độ, mức độ hiểu biết khác nhau thì nhận thức vấn đề cũng sẽ khác nhau, một người hiểu biết nhiều thì nhận thức vấn đề sẽ bao quát, rộng và sâu hơn. Chính vì vậy chúng ta cần phải không ngừng nâng cao kiến thức, mức độ hiểu biết của mình bằng cách liên tục đặt ra những câu hỏi cho bản thân để xem mình còn thiếu sót những gì, mình cần gì và liên tục đặt câu hỏi hàng ngày như vậy sẽ khuyến khích chúng ta tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi đó. Bên cạnh đó chúng ta phải thường xuyên đọc sách, báo, xem tin tức, hay tham dự những buổi workshop, buổi tọa đàm để học hỏi những kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức mới mẻ từ đó lấy nó làm tư liệu cho việc nâng cao nhận thức của bản thân.

* Lựa chọn giải pháp để xây dựng kế hoạch: liên tục đặt câu hỏi cho bản thân và học hỏi nâng cao nhận thức, kiến thức.

- Mục tiêu kế hoạch: Lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho việc thực hiện giải pháp để vượt qua rào cản nhận thức.

Xây dựng kế hoạch theo nguyên tắc 5W1H2C5M - Nội dung kế hoạch:

5W Why:

+ Lý do phải thực hiện công việc này: thực hiện kế hoạch này để vượt qua rào cản về nhận thức. Giúp bản thân tiếp thu được nhiều kiến thức mới mẻ từ đó nâng cao nhận thức.

+ Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch: xây dựng kế hoạch hành động cụ thể giúp cho bản thân đi đúng hướng, bám sát vào mục tiêu đã đặt ra ban đầu và để hành động theo đúng với các bước đã lập ra. Việc lập kế hoạch cụ thể còn giúp chúng ta rút ngắn thời gian để vượt qua rào cản một cách nhanh chóng và nó cho biết mình cần phải làm gì, tránh mất thời gian vào những việc ngoài lề, không liên quan.

+ Hậu quả nếu như không thực hiện việc lập kế hoạch cụ thể: sẽ không biết mình cần làm gì, bị loay hoay, mất thời gian vào những điều vặt vãnh, không đúng trọng tâm.

What:

+ Nội dung công việc cần phải làm: đặt câu hỏi cho bản thân hàng ngày, không ngừng nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân.

+ Các bước thực hiện công việc:

Bước 1: Lập một thời gian biểu cho việc đọc sách báo, xem tin tức, tham gia các buổi workshop, tọa đàm.

Bước 2: Tìm kiếm các sách báo, tin tức đáng tin cậy để đọc, buổi workshop, tọa đàm bổ ích để tham gia và lắng nghe. Có thể lập kế hoạch cho mỗi buổi là một chuyên đề, vấn đề khác nhau để có thể nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.

Bước 3: Khi đọc sách, xem tin tức hay tham dự các buổi workshop, tọa đàm thì phải ghi chú những điều mới mẻ, bổ ích để xem lại.

Bước 4: Hàng ngày phải luôn đặt ra câu hỏi rằng mình đã làm được những gì, ghi chép và học được những gì trong ngày hôm nay.

Bước 5: Sau một tháng thì nên xem lại những thứ đã ghi chép được và đánh giá bản thân đã hoàn thành được những mục tiêu đã đặt ra hay chưa.

Where: Các công việc này có thể thực hiện tại nhà, với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến căng thẳng chúng ta có thể đọc sách, xem tin tức và tham gia các buổi tọa đàm, workshop online.

When: Thực hiện kế hoạch này trong thời gian là một tháng, sau khi đánh giá được rằng bản thân có thực sự đã thực hiện đúng theo kế hoạch và việc thực hiện này có hiệu quả hay không? Nếu như thực hiện hiệu quả thì sẽ tiếp tục thực hiện nó bởi vì kiến thức là vô hạn và nó luôn luôn có những thay đổi và việc nâng cao nhận thức, kiến thức là điều vô cùng quan trọng, phải làm thường xuyên và xuyên suốt.

Who: chính bản thân sẽ là người thực hiện kế hoạch này và bản thân cũng chính là người kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả của việc thực hiện kế hoạch.

1H: How

+ Cách để tìm những tài liệu, sách báo, tin tức: tìm trên google hoặc google scholar để tìm được những tài liệu uy tín nhất. Sách cũng có thể đọc trong tài liệu học tập của UEH,…. Tin tức có thể đọc trên google, xem trên TV, youtube,….

+ Để tham gia các workshop, tọa đàm: Hiện nay trường UEH tổ chức rất nhiều buổi workshop, tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng hay các doanh nhân rất thành công. Những buổi này không những giúp chúng ta có thêm những kiến thức mới mẻ, bổ ích mà nó còn giúp chúng ta giao lưu với các diễn giả, doanh nhân nổi tiếng thông qua phần đặt câu hỏi,…. Ngoài các buổi tọa đàm, workshop do trường, sinh viên, các CLB tổ chức thì cũng có những buổi giao lưu, truyền đạt những kinh nghiệm trên TV, Youtube, Mạng xã hội, ……

2C

Control: Xác định phương pháp kiểm soát. Việc lập thời gian biểu sẽ có đặc tính là khó kiểm soát thời gian, đôi lúc sẽ có những công việc ngoài dự đoán làm cho việc thực hiện kế hoạch bị trì trệ, gián đoạn. Ví dụ lập thời gian mỗi ngày đọc sách, xem tin tức vào 7h tối nhưng lại có deadline hay bài kiểm tra thì công việc sẽ bị gián đoạn, trì trệ. Để kiểm soát được những vấn đề này thì chúng ta cần phải lập một thời gian biểu thay thế chẳng hạn như đọc sách vào ngày hôm sau nhưng thời gian đọc sẽ dài hơn.

Check: Xác định phương pháp kiểm tra. Ngoài việc đặt câu hỏi hàng ngày để xem bản thân học được những gì từ công việc trên thì chúng ta có thể làm bài test hàng tuần về những lĩnh vực đó để kiểm tra, đánh giá bản thân đã tiến bộ hay chưa. Ví dụ hàng tuần sẽ làm bài test tiếng anh, test những kiến thức về lĩnh vực xã hội hay kinh tế,…

5M: Xác định nguồn lực thực hiện

Man (Nguồn nhân lực): Người giữ trách nhiệm thực hiện công việc cũng như đánh giá quá trình, kết quả thực hiện công việc là bản thân mình.

Money (Ngân sách): Do những nguồn tài liệu, sách báo và các buổi workshop, tọa đàm đều thực hiện online nên không mất phí để thực hiện chúng.

Material (Nguyên vật liệu): Tài liệu, sách báo có trên google, google scholar, các buổi tọa đàm, workshop online.

Machine (Máy móc, công nghệ, Kỹ thuật): Vì tham gia, đọc và xem online nên cần có laptop hoặc smartphone,…

Method (Phương pháp): Ghi chép và thống kê.

- Rủi ro: khi thực hiện giải pháp này đó là do những công việc phát sinh khiến công việc theo thời gian biểu bị trì trệ. Bên cạnh đó còn có rủi ro đó chính là sự lười biếng của bản thân, lập ra thời gian biểu nhưng không thực hiện theo.

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w