VI. RÀO CẢN VĂN HÓA
6. Nguyễn Thị Anh Phương
Đánh giá bản thân qua từng rào cản:
- Rào cản tư duy: Hay suy nghĩ theo lối mòn của tư duy không có sự sáng tạo khi làm việc nhóm. Khi giảng viên cho một bài tập bất chợt thì bản thân thường đưa ra những ý tưởng trước kia đã có, không có sự khác biệt khi gặp vấn đề hay giải quyết vấn đề đều không cần suy nghĩ tìm giải pháp tốt hơn mà cho rằng đây là điều đã gặp nhiều, không có gì phải đắn đo khi quyết định. Những vấn đề này không quá khó giải quyết mình đã khắc phục được.
- Rào cản nhận thức: khi mình mới bắt đầu skincare thì mình không quan tâm đến bảng thành phần của nó hay tìm hiểu về sản phẩm quá nhiều, mà sẽ xem những review loại nào tốt và mua chúng. Những kết quả mang lại không như mong muốn, sau khi tìm hiểu thì mình mới biết sản phẩm đó không phù hợp với da, từ đó trước khi mua gì đó mình điều xem bảng thành phần xem nó có hợp với mình không và công dụng có đúng cái mình cần không nhờ vậy em đã chọn được sản phẩm ưng ý.
- Rào cản văn hóa: do gia đình em ở tỉnh, được gọi là nông thôn. Gia đình em đặc biệt là cha em rất khó trong việc ăn mặc do truyền thống từ đời xưa để lại. Thế nên từ nhỏ đến hết cấp 3 em không biết cách chăm chút làm đẹp cho bản thân hay có thể mặc những chiếc váy để làm cho bản thân đẹp hơn vì váy thường trên gối và điều đó thì cha e không cho phép. Cho đến khi lên Đại học thì em mới biết cách trau chuốt bản thân nhiều hơn và từ đó em cũng có nhiều cơ hội phát triển trong học tập cũng
- Rào cản môi trường: khi học onl ở nhà thì phòng mình rất nóng, nó khiến mình không thoải mái tập trung học hành, ngoài phòng thì ồn cũng khó để tập trung. Và
việc học ở quán cafe thì không khả quan vì việc học kéo dài với tình hình dịch bệnh quán không mở cửa. Vấn đề này khá khó để giải quyết. Trước tình hình dịch bệnh nên việc học onl có nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng. Một trong những nhược điểm khá lớn ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả học tập đó là môi trường học tập. Quá trình học sẽ có thể đạt hiệu quả cao nếu như bạn có một nơi học tập tốt, yên tĩnh...Nhưng nhà mình khá ồn vì nhà mình làm mộc nên sẽ thường xuyên có tiếng máy cưa, tiếng búa… không chỉ thế nhà mình làm bằng tôn nên rất nóng vào buổi trưa và đa số môn học đều diễn ra vào trưa nên ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như khả năng tập trung của mình khá nhiều.
Giải pháp:
Thích ứng với môi trường :Do đặc thù công việc nên không thể nào bảo gia đình dừng những tiếng động đó được, nên vào mỗi buổi học trước khi tình hình dịch căng thẳng mình đã đến các quán cafe để học việc này cũng không thể diễn ra lâu vì rất tốn chi phí. Nhưng giờ thì quán cafe đều bán mang đi nên mình đã mang máy sang nhà cô mình học để hạn chế tiếng ồn nhưng cách giải quyết này cũng không thể thực hiện lâu dài vì ở nhà mình thì sẽ thoải mái hơn. Để không chịu ảnh hưởng của nắng nóng làm đầu óc thêm căng thẳng mình đã xin cha mình lấp tôn hạ nhiệt trong phòng để có thể thoải mái học ở nhà và khi trong phòng thì cũng hạn chế âm thanh từ bên ngoài. Tuy không hẳn không có tiếng ồn như phòng cách âm, nhưng mình nghĩ sẽ cải thiện khá nhiều.
Cải thiện bản thân: Bên cạnh việc cải thiện môi trường từ bên ngoài, thì bản thân cũng tập thích nghi vì trường hợp của nhà mình có thể nói là bất khả kháng. Không thể nào xây lại nhà trong một thời gian ngắn và điều kiện kinh tế cũng không cho phép, về tiếng ồn thì chỉ nói với gia đình giảm thiểu một phần nào đó chứ không thể dứt hẳn được. Vì vậy thay vì chờ đợi hay cố thay đổi thì mình đã tập thích nghi, vào những buổi học mình đã đem đến nơi xa những tiếng ồn đó ra và tìm những gốc mát mẻ nhất có thể trong nhà, và cố chịu những khó khăn gây
ảnh hưởng đó. Nếu ta tập thích ứng lâu dần nó sẽ trở nên quen thuộc mà khi ta quen thuộc với môi trường đó rồi thì nó sẽ không còn là rào cản nữa. Từ đó có thể giải phóng đầu óc, giúp tư duy ta phát triển hơn, hiệu quả học tập sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Rào cản cảm xúc: khi giảng viên gọi trả lời câu hỏi mặc dù hiểu được vấn đề, nhưng do tâm lý sợ hãi dẫn đến không thể nói gì không diễn đạt được hết ý mình mong muốn. Và điều này mình cũng đã cải thiện được phần nào. Mình thường xuyên sợ hãi khi phát biểu hay mỗi lần bị giảng viên gọi tên, mặc dù trước đó trong đầu mình đã có câu trả lời sẵn những mỗi lần như vậy mình đều ấp úng không trả lời một cách rành mạch được. Thường thì câu trả lời sẽ không được như ý mình mong muốn mặc dù câu đó mình biết và hiểu rõ nhưng không thể diễn giải một cách rõ ràng và trọng tâm. Mình nghĩ điều đó là do tâm lý không vững, có thể là sợ giảng viên, ngại trả lời sai thì bị mọi người cười, ngại phát biểu không tự tin để thể hiện bản thân. Việc thiếu tự tin, ấp úng như vậy lâu dần sẽ hình thành cho bản thân tính cách nhút nhát, sợ hãi, không dám nêu ra ý kiến thể hiện khả năng của bản thân. Điều này gây trở ngại không nhỏ trong quá trình học tập cũng như công việc sau này.
Giải pháp:
Vượt qua sự sợ hãi của bản thân: cảm thấy sợ khi phải nói trước nhiều người thì trong những lần làm bài thuyết trình nhóm mình sẽ đảm nhiệm phần thuyết trình, để tập cho bản thân sự mạnh dạn không nhút nhát, vì khi đã được phân công nhiệm vụ đó thì không thể sợ hãi hãi vì một lý do nào đó mà không làm.
Nó sẽ giúp bản thân tìm mọi cách để hoàn thành buổi thuyết trình thật tốt, một lần rồi hai lần sẽ quen với việc trình bày trước mọi người thậm chí nhiều người sẽ đặt câu hỏi cho bài thuyết trình lúc đó sự sợ hãi có thể tăng gấp đôi nhưng khi vượt qua rồi thì bản thân sẽ thấy không quá khó. Khi học trên lớp thì cố gắng phát biểu trả lời câu hỏi giảng viên đưa ra, nếu ngại nói mình sẽ nhắn trên khung chat trước
quen dần mình sẽ mở mic. Nếu duy trì việc đó qua mỗi buổi học thì kết quả sẽ cải thiện.
Tham gia các câu lạc bộ, học thuật, chương trình cộng điểm rèn luyện: để cải thiện việc sợ hãi khi đứng hay phát biểu trước đám đông thì việc tham gia vào các Câu lạc bộ là điều mang lại hiệu quả thấy rõ nhất. Trước kia mình rất nhút nhát, không dám thể hiện khả năng của bản thân trước nhiều người. Biết điểm yếu của bản thân nên từ khi bước chân vào Đại học mình đã tham gia vào Câu lạc bộ cụ thể và CLB về văn nghệ. Lúc đầu mình chẳng quen ai nhưng sau một thời gian mình đã đi sinh hoạt chung với các anh chị cũng như các bạn cùng khóa sau này còn có các bạn khóa dưới, mình đã dạn dĩ hơn rất nhiều. Không chỉ có thể phát biểu ý kiến mình còn diễn ở các chương trình lớn như Nối vòng tay lớn, Sinh viên 5 tốt… Điều đó đã giúp ích mình rất nhiều trong việc phát triển bản thân, trở nên tự tin hơn không còn nhút nhát sợ hãi. Bên cạnh đó mình cũng có tham gia các chương trình của khoa nhằm mở mang kiến thức hơn mà còn có thể cộng điểm rèn luyện và có thể quen biết được nhiều người điều này rất có ít trong việc phát triển bản thân.
Lựa chọn giải pháp để xây dựng kế hoạch: Chọn giải pháp: tham gia các CLB, học thuật, chương trình cộng điểm rèn luyện để làm giảm sự nhút nhát, nỗi sợ của bản thân.
- Mục tiêu kế hoạch: Lập và xây dựng kế hoạch cụ thể để có thể từng bước thay đổi, vượt qua rào cản của cảm xúc.
Xây dựng kế hoạch theo phương pháp 5W1H2C5M - Nội dung kế hoạch:
5W What:
+ Xác định việc mình cần phải làm, cần phải làm gì để có thể điều khiển được cảm xúc của bản thân, giúp bản thân trở nên tự tin hơn thể hiện khả năng của mình nhiều hơn.
+ Đầu tiên có thể viết ra những gì mình cần làm để cải thiện vấn đề, các giải pháp mà bản thân thấy hiệu quả, tìm hiểu qua các trang mạng xã hội, sách, báo …
+ Tìm hiểu về các CLB của trường, CLB mà mình yêu thích. Các chương trình của các khoa như học thuật, giải trí …
Why:
+ Do bản thân chưa đủ tự tin, không dám thể hiện khả năng trước mọi người, từ đó trở nên nhút nhát.
+ Việc lập kế hoạch này sẽ giúp biết được điều ta cần phải sửa để bản thân hoàn thiện hơn không bị hạn chế về mặt tâm lý. Việc viết ra chi tiết như vậy sẽ giúp bản thân hiểu được mình đang cần những gì và kiểm soát một cách hiệu quả.
+ Nếu không có kế hoạch rõ ràng bản thân sẽ bị mất phương hướng không biết mình đang ở đâu, làm được những gì và nên làm gì tiếp theo. Vì vậy việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết.
Who:
+ Người thực hiện: bản thân chúng ta
+ Người giúp đỡ: bạn bè, các thành viên trong câu lạc bộ, các anh chị khóa trên từ các khoa...
When:
+ Tốt nhất nên bắt đầu từ năm nhất Đại học vì lúc này có có khá nhiều thời gian rảnh.
+ Quá trình này có thể diễn ra xuyên suốt quá trình học tập, việc tham gia vào các CLB đội nhóm là vô cùng có lợi, vì thế khi ta thấy bản thân đã tự tin hơn ta vẫn có thể tiếp tục đồng hành để trau dồi các kỹ năng khác
+ Có thể cải thiện sự tự tin của bản thân trong khoảng một năm, vì để thay đổi bản thân không sợ hãi trước điều gì thì cần một quá trình rèn luyện nhưng sẽ không mất quá nhiều thời gian.
Where:
+ Được thực hiện trong suốt quá trình học tập, hoạt động nhóm, CLB của bản thân.
+ Các hoạt động có thể trong trường hoặc bên ngoài trường.
1H: How
+ Lên các nhóm của trường để tìm hiêu như nhóm học tập UEH, UEH confessions…
+ Hỏi các anh chị đi trước để chia sẻ kinh nghiệm, có thể add friend để trao đổi cụ thể.
+ Tập nói trước đám đông khi có cơ hội, giao lưu với mọi người nhiều hơn không thụ động.
+ Rèn luyện kỹ năng sẵn có hoặc có thể học thêm kỹ năng khác để thể hiện.
+ Khi đã nén được sự sợ hãi tự tin hơn thì mạnh dạng tham gia vào các buổi diễn nhỏ dần dần quen với sân khấu sẽ tham gia những chương trình lớn.
+ Khi đến giai đoạn đó thì chắc chắn chúng ta có thể trình bày một cách lưu loát trước giảng viên mà không cần phải sợ gì nữa.
2C
Control: Xác định phương pháp kiểm soát:
+ Cần sự tự giác, tự nguyện bản thân cảm thấy yêu thích.
+ Cần ghi lại rõ ràng những việc đã làm được và cần làm, có thể tạo thời gian biểu cho bản thân thông qua các app vô cùng tiện lợi.
Check: Xác định phương pháp kiểm tra
+ Cần xem xét bản thân thường xuyên xem mình có cải thiện chưa, có thể vào buổi học có thể giơ tay phát biểu điều gì đó, nếu cảm thấy bớt lo sợ hơn thì bạn đã thành công, còn nếu vẫn run sợ thì hãy khắt khe với bản thân hơn.
+ Bản thân mình sẽ tự đánh giá qua các hoạt động học tập bình thường, cũng như việc sinh hoạt CLB hay giao tiếp với mọi người xung quanh.
+ Khoảng tầm một thời gian ngắn có thể hỏi ý kiến nhận xét của những người xung quanh xem mình đó thay đổi gì không, sau đó ghi chép lại xem mình đã làm được gì.
5M: Xác định nguồn lực Man (Nguồn nhân lực):
+ Bản thân là người thực hiện và tự bản thân kiểm tra quá trình.
+ Người hỗ trợ có thể là bạn bè xung quanh, các thành viên trong CLB, các anh chị từ các khóa trên...
Material (nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng): những kinh nghiệm từ người khác, tài liệu thông tin mà bản thân kiếm được, có những kiến thức mới mẻ mà bản thân cần trau dồi thêm, sự nhạy bén linh động trong giải quyết vấn đề.Method ( phương pháp làm việc): có thể ghi chép lại những hoạt động diễn ra, sắp xếp thời gian cụ thể qua các app tiện dụng, cài nhắc nhở cho các hoạt động cần làm có thể lưu trên màn hình máy tính hoặc điện thoại những việc cần làm trong tuần để đảm bảo không bỏ sót bất cứ việc gì.
Machine (máy móc/công nghệ): có thể sử dụng các phần mềm tiện ích để ghi chú dễ dàng hơn, sắp xếp công việc cụ thể hơn và nhắc nhở không bị bỏ sót, bên cạnh đó cũng nên trau dồi kỹ năng mềm như powerpoint, các công cụ của google như gg drive, .doc, trang tính...Bên cạnh đó cũng cần các thiết bị điện tử hỗ trợ như laptop, điện thoại để công việc dễ thực hiện hơn.
Money (Tiền bạc): đây là sự nỗ lực, trao đổi của bản thân không liên quan mật thiết đến tiền bạc.
- Rủi ro tiềm ẩn: Bên cạnh việc rèn luyện bản thân trở nên tự tin hơn thì việc này cũng có một rủi ro tiềm ẩn. Nếu chúng ta không kiểm soát, sắp xếp thời gian một cách hợp lý thì có thể vì tham gia những CLB hay chương trình mà làm ảnh hưởng đến việc học, vì việc tham gia CLB cũng có những deadline cần phải làm. Nên cần phải phân bổ thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học tập của chúng ta.