Nguyễn Thị Thùy Dung

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 31 - 39)

VI. RÀO CẢN VĂN HÓA

3. Nguyễn Thị Thùy Dung

Đánh giá bản thân qua từng rào cản:

- Rào cản môi trường: Môi trường là một yếu tố có ảnh hưởng nhưng không tác động nhiều lắm đến em. Nhiều khi nó chỉ gây ra một số vấn đề như mất tập trung, khó chịu, không thoải mái để đưa ra ý tưởng hay trong lúc làm việc. Em cũng hay thường xuyên kiếm tìm những môi trường làm việc khác nhau để trải nghiệm. Có những môi trường khá trầm lặng nhưng cũng có những môi trường rất căng thẳng trong khi học tập và làm việc. Nhưng nhìn chung rào cản này không tác động quá

nhiều vì em cũng linh hoạt thay đổi môi trường và chủ động tìm kiếm, đổi mới những môi trường khác nhau và học cách thích nghi nhanh chóng như hỏi kinh nghiệm của người xung quanh. Em thấy rằng việc thích nghi với một môi trường rất dễ thực hiện nếu chúng ta chủ động hơn, chú ý quan sát và cố gắng hội nhập từ từ.

- Rào cản tư duy: Bản thân em vẫn chưa có tính mạo hiểm, cởi mở, giải thoát bản thân để theo một lối đi mới. Chưa bứt phá cho mình sự tự tin để đi theo một lối tư duy của bản thân, vẫn bị lệ thuộc bởi tư duy của người khác, vẫn chỉ dừng lại ở việc chấp nhận những kết quả rõ ràng trong cuộc sống. Thay vì tự tin đi theo hướng tư duy của bản thân thì em vẫn hay bị thuyết phục nhanh chóng và nghiêng về tư duy của người đưa ra quan điểm em cho là hợp lý. Ví dụ khi lên ý tưởng cho sản phẩm trong CLB yêu cầu mỗi người phải đề xuất ra một ý tưởng mới thì em thường hay nhờ vào ý tưởng của các bạn nói trước và thêm bớt phát triển cho ý tưởng đó chứ không thể suy nghĩ ra một gì đó mới mẻ.

- Rào cản nhận thức: Bản thân em vẫn còn nhiều thiếu sót, sự thiếu hụt những khoảng trống trong vấn đề kiến thức tác động rất nhiều đến việc nhận thức của bản thân. Có những vấn đề vì chưa có kiến thức đủ sâu và hiểu tường tận nên Nhận thức không đúng dẫn đến sẽ có nhiều đánh giá, nhận xét không đúng với vấn đề.

Làm vấn đề đi xa hơn tầm kiểm soát. Có vài lần, trong khi tranh luận với bạn bè, vì em hiểu chưa kĩ vấn đề nhưng rất bảo thủ, khăng khăng mình đúng. Tuy nhiên, sau khi mọi người giải thích, em biết được tầm tư duy của em rất nông cạn, chỉ hiểu một chút chứ không bao quát dẫn đến đưa ra nhiều ý kiến sai.

- Rào cản văn hóa: Bản thân em vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tư duy văn hóa của đại đa số người Việt trước giờ hay nói cách khác là văn hóa phương Đông. Em chưa thể tư duy độc lập trong suy nghĩ mà phải làm việc rất nhiều với hình thức nhóm vì càng đông người thì ý kiến càng được củng cố và chắc chắn hơn. Ngoài ra khả năng phản biện cũng bị hạn chế rất nhiều, rất dễ bị phụ thuộc bởi ý kiến từ tập

thể. Em thường nghiêng theo ý kiến được sự đồng thuận bởi số đông nhiều hơn.

Đôi lúc, khi làm việc với người có cách làm việc khác với mình, em thường không tin tưởng, nghi ngờ sự hiệu quả của họ. Cho rằng chính những sự khác biệt của họ dẫn đến khó liên kết với nhau mà không chủ động quan sát, tìm hiểu. Vì vậy, hay dẫn đến có nhiều khúc mắc, hiểu lầm, khó khăn trong khi làm việc và dẫn đến cãi vã, đặc biệt là làm việc nhóm.

Giải pháp:

Tìm hiểu, học tập thêm những văn hóa khác để hiểu và xem xét những đặc điểm của văn hóa đó và chấp nhận sự khác biệt đó: Khi vào một môi trường có rất nhiều sự giao thoa văn hóa, văn hóa tác động mạnh mẽ và mỗi một cá nhân lại chịu ảnh hưởng và chi phối bởi một văn hóa thì rất khó làm việc cùng với nhau vì không tìm được điểm chung. Ai cũng có cái tôi, quan điểm khác nhau và không chấp nhận những khác biệt của người khác thì sẽ không làm việc được. Vậy nên, việc tìm hiểu thêm để biết được những ảnh hưởng đó ra sao sẽ giúp mình hiểu được người khác vì sao hành động và suy nghĩ như vậy như kiếm thêm tài liệu, đọc thêm các nghiên cứu, trao đổi trực tiếp với mọi người, thẳng thắn trình bày những khúc mắc,…Chúng ta sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và không đưa ra phán xét tiêu cực. Mỗi quan niệm sống, cách suy nghĩ sẽ có điểm hay, điểm sáng tạo hay nhược điểm riêng, việc hiểu và chấp nhận những khác biệt đó cũng sẽ khiến người khác có cái nhìn khác về mình, họ cũng sẽ tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa của mình .Và cuối cùng, khi hiểu và tôn trọng những nét đặc trưng riêng, chúng ta sẽ dễ dàng trao đổi, phát triển và hòa nhập với mọi người hơn.

Nên quan sát, lắng nghe người khác nhiều hơn và kiên nhẫn: Không điều gì có thể nhanh chóng thích nghi được, văn hóa cũng vậy, mỗi người đều có cách suy nghĩ, hành xử mang đậm bản sắc cá nhân của mình. Không áp đặt suy nghĩ hay góc nhìn của cá nhân để đánh giá người khác. Nên quan sát người khác trong khi họ làm việc, lắng nghe nhiều hơn khi họ đưa ra ý kiến vì khi đó chúng ta mới từ từ

hiểu rõ được vì sao người ta hành động hay làm việc như thế, đôi khi phát hiện thêm những điều mới mẻ hơn. Lắng nghe cũng là cách thể hiện sự quan tâm, muốn tìm hiểu. Khi thể hiện điều đó, người khác cũng cảm thấy ý kiến của họ được lắng nghe, được tôn trọng hơn, tạo hảo cảm đôi bên. Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng. Sự khác nhau rất dễ gây nên xung đột, hiểu lầm. Vậy nên, kiên nhẫn giúp chúng ta chậm lại, tư từ hiểu nhau, tiếp nhận cách suy nghĩ hay làm việc của nhau và đưa ra những hướng giải quyết và hiệu quả nhất cho tất cả.

- Rào cản cảm xúc: Trước khi làm việc gì hay giải quyết việc gì em hay có cảm xúc trước tiên như sợ hãi, lo lắng, vui vẻ, hay hào hứng mà chưa cần biết vấn đề nó như thế nào. Nhiều khi cảm giác sợ nhưng không biết mình đang sợ điều gì. Đặc biệt khi làm việc, nếu để bản thân tự đưa ra ý kiến gì đó, tâm lý của em thường mang nỗi sợ rất nhiều, sợ ý tưởng mình đưa ra khác với mọi người, ý kiến của mình sai và bị người khác để ý, bác bỏ, sợ mình không làm được người khác sẽ chê cười, ý tưởng của mình có kì quái so với mọi người không. Vậy nên khi làm việc trong một tổ chức để xây dựng một vấn đề gì đó, em thường có xu hướng không nói lên ý kiến, trông chờ và phụ thuộc vào ý kiến của người khác vì nghĩ thể nào người khác cũng sẽ đưa ra ý tưởng mà thôi. Em cũng hay đặt nặng tình cảm vào công việc rất nhiều. Ví dụ như em sẽ dễ dàng chấp nhận, bỏ qua những sai lầm của người khác vì người đó quen với mình hay gặp một vấn đề gì đó chưa tường tận là đúng hay sai nhưng lại rất dễ phản ứng bất bình, khó chịu và thể hiện trên gương mặt.

Giải pháp:

Rèn luyện kĩ năng cho bản thân, không giới hạn bản thân, mạnh mẽ phóng thích tiềm năng. Đưa ra mục tiêu mới cho bản thân, thử một lần không giới hạn bản thân. Suy nghĩ mỗi lần thất bại hay khó khăn ta học được điều gì chứ không phải lo lắng tự ti và trốn chạy. Tự cho mình cơ hội để tăng cường trải nghiệm. Ví dụ có thể tiến hành từng chút một như mạnh dạn nói lên ý định một lần lúc cần

thiết và gợi ý mọi người có thể xem xét và đánh giá ý kiến của mình như thế nào hoặc để chắc chắn thì có thể hỏi ý kiến người khác trước để có thêm động lực. Loại bỏ những nghi ngờ chính ý kiến của bản thân và cố gắng bảo vệ nó trước người khác như đưa thêm chứng cứ có tính thuyết phục để tăng độ tin cậy cho ý kiến của mình. Muốn người khác tin vào ý tưởng của mình thì bản thân phải thể hiện tự tin tưởng vào ý kiến của mình.

Học cách điều khiển cảm xúc, thay đổi thói quen và tự tin vào quyết định của chính mình: Sự sợ hãi khiến bản thân trở nên rụt rè. Hiểu chính mình sẽ biết được đâu là giới hạn của bản thân. Nếu bản thân có quá nhiều nỗi sợ, tự ti vào ý nghĩ của mình, người khác sẽ nắm bắt cơ hội của mình. Điều khiển cảm xúc là một sự cân bằng cần thiết. Vượt qua nỗi sợ chi phối bằng cách tìm kiếm động lực cho bản thân. Nguồn cảm hứng và động lực đó đến từ rất nhiều, xung quanh ta như bạn bè, đồng nghiệp. Kiếm tìm thêm những cảm xúc tích cực cho bản thân. tự động viên bản thân dũng cảm, can đảm hơn bằng cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực. Có thể đẩy những cảm xúc tiêu cực bằng cách không phản ứng vội, bình tĩnh nhận định tình huống. Ví dụ khi tức giận thì không nên đưa ra quyết định gì vì cảm xúc tức giận đang chi phối khiến đưa ra quyết định không đúng, hay khi ta bất an. Ngoài ra, có thể kết nối với những người xung quanh, chúng ta thoải mái hơn với họ và sẽ loại bỏ phần nào rào cản cảm xúc

* Lựa chọn phương pháp để lập kế hoạch: Học cách điều khiển cảm xúc, thay đổi thói quen và tự tin vào quyết định của chính mình.

- Mục tiêu kế hoạch:

Lập kế hoạch cho việc thực hiện giải pháp này để bản thân có thể vượt qua rào cản cảm xúc trong tư duy. Việc thực hiện kế hoạch này sẽ giúp bản thân theo dõi quá trình, các bước thực hiện trình tự thay đổi như thế nào, có thể vượt qua rào cản cảm xúc tốt hơn không.

Xây dựng theo phương pháp 5W1H2C5M

- Nội dung kế hoạch:

5W

What: Xác định công việc mình phải làm

Công việc ở đây là tự xây dựng một bảng kế hoạch những hành động giúp điều khiển cảm xúc, giúp tự tin vào quyết định của chính mình

+ Nghiên cứu tài liệu bên ngoài: báo chí, sách, tạp chí nước ngoài + Viết ra những gì cần làm, thực hiện những bài test nhỏ.

+ Đề xuất ra những việc thích hợp.

Why: Xác định mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch này:

+ Thực hiện kế hoạch này để giúp bản thân điều chỉnh được cảm xúc trong tư duy.

Nó giúp bản thân không bị ảnh hưởng hay bị lấn áp quá nhiều về mặt cảm xúc trong khi thực hiện việc tư duy, động não.

+ Việc thực hiện kế hoạch này sẽ giúp bản thân tìm ra được nguyên nhân, tìm thấy hướng giải pháp và cách điều khiển cảm xúc. Lập kế hoạch giúp mọi thứ được đi theo quy củ, biết mình đang ở đâu và nên làm gì, nên thực hiện công việc nào ở từng giai đoạn.

+ Nếu không lập kế hoạch sẽ không biết nên thực hiện việc gì, lãng phí thời gian mà không hiệu quả cũng như không khắc phục được rào cản này.

Where: Kế hoạch này được thực hiện trong quá trình học tập, làm việc của chính bản thân như làm việc nhóm.

When:

+ Thời gian thực hiện: có thể theo tuần, theo dự án hoặc trong một kì học tập.

+ Thứ tự thực hiện những công việc:

Bước 1: Liệt kê những cảm xúc hay gặp phải

Bước 2: Tìm ra những cảm xúc thường xuyên ảnh hưởng nhất

Bước 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng cảm xúc, tình huống nào sẽ có những cảm xúc như vậy. Có thể lựa chọn thực hiện theo các bài test nhỏ.

Bước 4: Tìm ra những phương pháp điều chỉnh từng cảm xúc trong những tình huống cụ thể.

Who: Người thực hiện kế hoạch này sẽ là chính bản thân. Bản thân sẽ là người viết ra kế hoạch, ghi chép và đánh giá. Tuy nhiên trong quá trình trên, sẽ nhờ giúp sức của bạn bè và người xung quanh để việc quan sát, theo dõi và đánh giá được khách quan hơn.

1H: How

+ Tìm tài liệu tham khảo từ các nguồn uy tín, chính xác và tin cậy như báo, sách xuất bản,…

+ Tham gia Workshop, tọa đàm liên quan từ trường học, CLB,..

+ Nghe Podcast, sách nói về vấn đề liên quan nếu không có thời gian xem để tiết kiệm thời gian.

+ Thường xuyên tự đề ra tình huống hoặc kiếm tìm tình huống để trải nghiệm.

2C:

Control: Xác Định Phương Pháp Kiểm Soát :

+ Công việc lên kế hoạch này yêu cầu có đặc tính kỹ càng, rõ ràng, cần liệt kê nhiều hoạt động, tình huống và cảm xúc xuất hiện. Đòi hỏi công việc phải có sự kiên trì, chăm chỉ. Ngoài ra phải đánh giá cẩn thận.

+ Cần kiểm soát thời gian thực hiện, tránh bị lãng quên, trì hoãn dẫn đến bỏ dở.

+ Đo lường đặc tính: ghi chép lại số lần xuất hiện cảm xúc. Thực hiện song song những bài test nhỏ.

Check: Xác Định Phương Pháp Kiểm Tra

+ Thiết lập thời gian để kiểm tra tiến trình trong kế hoạch: sử dụng sổ ghi chép và tìm kiếm những bài test nhỏ.

+Tần suất kiểm tra thường xuyên khoảng một tuần một lần. Những tuần có nhiều công việc mà bản thân thấy yếu tố cảm xúc ảnh hưởng nhiều thì tiến hành tăng kiểm tra lên 2 lần.

+ Bản thân sẽ là người đánh giá và kiểm tra qua những ghi chép trước đó.

+ Kiểm tra tổng quát toàn bộ những ghi chép nhưng kĩ hơn ở những cảm xúc xuất hiện nhiều nhất.

+ Nhờ người hỗ trợ nhận xét thái độ, thể hiện của bản thân có khác gì so với những lần trước hay không. Sau đó tiến hành ghi chú lại.

5M: Xác Định Nguồn Lực Man (nguồn nhân lực):

+ Bản thân

+Bạn bè - những người làm việc, học tập cùng với mình vì họ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và theo dõi những biến đổi của bản thân. Có thể từ 1- 2 người hoặc nhóm nhỏ thường xuyên tiếp xúc.

Money (Tiền bạc): không đề cập trong kế hoạch này.

Material (Nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng): những tình huống xảy ra, những vấn đề cần giải quyết, tài liệu hoặc thông tin thu thập được, kiến thức người khác chia sẻ.

Machine (Máy móc/công nghệ): không cần thiết. Nhưng có thể sử dụng một số để hỗ trợ như điện thoại, máy tính để tìm kiếm, ghi chép và thực hiện những bài test dễ dàng hơn.

Method (Phương pháp làm việc): sử dụng ghi chép và thống kê.

- Rủi ro tiềm ẩn: khi thực hiện kế hoạch này nếu không lên cụ thể giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, chúng ta dễ mất thời gian thực hiện những công việc không cần thiết. Hơn thế nữa, một rủi ro nữa là không sắp xếp được thời gian để tìm hiểu hay ghi chép cũng dễ đưa ra kết quả sai. Bản thân cũng dễ bị các yếu tố khác tác

động và trì hoãn việc thực hiện. Ngoài ra thực hiện nhưng việc kiểm tra không nghiêm túc, không đánh giá đúng cũng không đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bài tập môn Kinh tế Chất Lượng 2 - UEH (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w